Tag

Chuẩn bị nguồn nhân lực cạnh tranh: “Chìa khóa” quyết định thắng lợi trong kỷ nguyên số tại Việt Nam

Chuyển đổi số 14/11/2017 22:03
aa
TTTĐ.VN - Ngày 14/11 tại Hà Nội, nhằm đáp ứng nhu cầu và giải quyết những thách thức về nguồn nhân lực trong kỷ nguyên 4.0 tại Việt Nam, ManpowerGroup Việt Nam đã phối hợp với Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức hội thảo “Nguồn nhân lực và Công nghệ cho Kỷ nguyên số tại Việt Nam.”

Chuẩn bị nguồn nhân lực cạnh tranh: “Chìa khóa” quyết định thắng lợi trong kỷ nguyên số tại Việt Nam

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) hiện đang diễn ra ở châu Mỹ, châu Âu và một phần châu Á và là điều tất yếu phải xảy ra. Mặt trái của Cách mạng công nghiệp 4.0 là có thể phá vỡ thị trường lao động. Bởi khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi. CMCN 4.0 mang đến cơ hội và cũng đầy thách thức với nhân loại. Như vậy, để bắt kịp với CMCN 4.0, các tổ chức sẽ phải cần đến những nhân tài có chuyên môn phù hợp thuộc nhiều lĩnh vực.

Kết quả khảo sát Thiếu hụt nhân tài 2016/2017 của ManpowerGroup trên 42.000 doanh nghiệp trên toàn cầu cho thấy, các loại công việc đòi hỏi tay nghề (thợ điện, thợ mộc, thợ nề…) vẫn được xếp vào loạicông việc khó tìm nhân lực nhất trong năm năm liên tiếp. Trong danh sách 10 ngành nghề khó tuyển dụng nhân sự nhất có thể kể đến các vị trí trong lĩnh vực CNTT (IT), đại diện bán hàng, kỹ sư, kỹ thuật viên và tài xế, nhân viên tài chính kế toán, nhân viên văn phòng, sản xuất và vận hành máy... Cụ thể trong lĩnh vực IT, các doanh nghiệp cho biết ngành này đang thiếu hụt nhân tài trầm trọng nhất trong nhiều năm nay, thứ hạng thiếu hụt nhân lực của ngành IT đã tăng từ hạng 9 lên hạng 2 trong năm 2016.


Chuẩn bị nguồn nhân lực cạnh tranh: “Chìa khóa” quyết định thắng lợi trong kỷ nguyên số tại Việt Nam

Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu

Tại Đông Nam Á, theo khảo sát Thiếu hụt nhân tài2016/2017, gần một nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát (46%) cho biết họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng. Năm 2016 được xem là năm tuyển dụng nhân sự khó khăn nhất trong vòng 11 năm trở lại đây.Tại Việt Nam, nhân sự quản lý cấp cao đang thiếu hụt trầm trọng, một phần do tình trạng “chảy máu chất xám” với con số người Việt Nam làm việc tại nước ngoài năm 2015 tăng 8% so với năm 2014.

Điều đáng lưu ý ở đây là, theo nghiên cứu cuộc cách mạng kỹ năng của ManpowerGroup, CMCN 4.0 đã tác động đến con người và kỹ năng lao động, trong đó công nghệ và tự động hóa được dự đoán sẽ thay thế con người trong tương lai. Ví như, hiện nay có đến 45% công việc con người làm có thể được tự động hóa.Các ngành chịu tác động nhiều nhất từ công nghệ và tự động hóa phải kể đến là IT (26%), nhân sự (20%) và dịch vụ khách hàng (15%). Ngành bán lẻ và ngành tài chính là ngành chịu tác động rất lớn với 47% các hoạt động mà nhân viên bán hàng làm hằng ngày có thể được tự động hóa bằng công nghệ và tỉ lệ này lên đến 86% đối với công việc kế toán, ghi sổ cũng như các công việc xử lý dữ liệu khác.

Tuy nhiên, nghiên cứu cuộc cách mạng kỹ năng của ManpowerGroup nhấn mạnh rằng sự sáng tạo, kỹ năng quản lý con người, kỹ năng ra quyết định, trí tuệ cảm xúc và đàm phán là những kỹ năng giúp khai thác tiềm năng của nguồn lực con người; đồng thời tạo điều kiện cho con người có giá trị hơn robots chứ không bị chúng thay thế. Vì vậy, vấn đề nằm ở kỹ năng của con người, người lao động phải nhận thấy rằng họ cần cải thiện kỹ năng và kiến thức trong nhiều lĩnh vực.

Về phía các doanh nghiệp, hiện tại họ đã sẵn sàng đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân tài theo nhiều cách khác nhau.Theo khảo sát Thiếu hụt nhân tài 2016/2017 của ManpowerGroup, có đến 53% doanh nghiệp chọn cách đào tạo và phát triển nhân lực hiện tại, 36% tuyển dụng nguồn nhân lực ngoài chuyên môn; 28% tìm các chiến lược tuyển dụng thay thế chiến lược truyền thống – ví dụ như tận dụng các công cụ truyền thông xã hội, sàn việc làm trực tuyến,…cho công tác tuyển dụng; 27% gia tăng các lợi ích cho người lao động; 26% trả lương cao; 19% khoán việc và 19% thay đổi mô hình làm việc.


Chuẩn bị nguồn nhân lực cạnh tranh: “Chìa khóa” quyết định thắng lợi trong kỷ nguyên số tại Việt Nam

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo “Nguồn nhân lực và Công nghệ cho Kỷ nguyên số tại Việt Nam”

Với tỷ lệ lên đến 53% doanh nghiệp chọn cách đào tạo và phát triển nhân lực đang sử dụng, rõ ràng đây là phương pháp hiệu quả nhất. Như vậy, người lao động cần phải có khả năng học hỏi (learnability), phải sẵn sàng tiếp thu những kỹ năng mới vì khả năng được tuyển dụng ít phụ thuộc vào những gì người lao động đã biết mà phụ thuộc nhiều vào khả năng học tập, ứng dụng và thích nghi tốt như thế nào.

Tương lai của việc làm chắc chắn sẽ bị tác động bởi ảnh hưởng CMCN 4.0 nhưng không hề u tối như dự đoán khá phổ biến ngày nay rằng tự động hóa sẽ thay thế con người. Để các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể bắt nhịp xu thế và cạnh tranh được với thời đại, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kịp thời về công nghệ và kỹ năng cho người lao động là điều vô cùng cần thiết. Là tập đoàn chuyên cung cấp giải pháp nhân lực tiên tiến, ManpowerGroup luôn tư vấn cho khách hàng tăng cường các chương trình định hướng nghề nghiệp và tư vấn cho người lao động về lộ trình nghề nghiệp rõ ràng, chú trọng phát triển kỹ năng ngoại ngữ cho nhân viên và xây dựng các dự án đào tạo kỹ năng cho người lao động nhằm đảm bảo khả năng tìm việc và phát triển bền vững của người lao động trong kỷ nguyên 4.0. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần thay đổi cách tuyển dụng nhân tài, mạnh dạn sử dụng các ứng dụng công nghệ số trong công tác tuyển dụng, đào tạo. Mặt khác, chính người lao động phải luôn tìm cách thích nghi với sự thay đổi thông qua nâng cao, làm mới kỹ năng của mình. Nguồn lực con người, theo ManpowerGroup, chính là chìa khóa cốt lõi cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Tin liên quan

Đọc thêm

Xiaomi 14 - Cấu hình, thông số đỉnh cao hiện đại Công nghệ số

Xiaomi 14 - Cấu hình, thông số đỉnh cao hiện đại

TTTĐ - Trong phần này, chúng tôi sẽ khám phá chi tiết về cấu hình của Xiaomi 14 - một sản phẩm được đánh giá cao với hiệu năng mạnh mẽ và thiết kế sang trọng.
Khám phá bản thân qua ống kính công nghệ Công nghệ số

Khám phá bản thân qua ống kính công nghệ

TTTĐ - Trong bức tranh sôi động của thời đại số, mỗi chúng ta là một mảnh ghép độc đáo với những nét tính cách riêng biệt. Trên thị trường đã xuất hiện công cụ đánh giá tính cách qua việc quét khuôn mặt bằng camera trí tuệ nhân tạo, từ đó mở ra kho tàng bí mật về những điểm mạnh, điểm yếu và cả những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người.
Những xu hướng công nghệ đáng quan tâm trong năm 2024 Công nghệ số

Những xu hướng công nghệ đáng quan tâm trong năm 2024

TTTĐ - Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc đón đầu xu hướng quan trọng có thể giúp các SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả kinh doanh cũng như hoạt động bền vững hơn.
Privacychatbot - Trợ lý ảo dữ liệu cá nhân đầu tiên tại Việt Nam Công nghệ số

Privacychatbot - Trợ lý ảo dữ liệu cá nhân đầu tiên tại Việt Nam

TTTĐ - Các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng ngôn ngữ tự nhiên đang dần phổ biến sau cơn sốt đến từ ChatGPT, mô hình được phát triển bởi OpenAI. Trong dòng chảy đó, một mô hình AI được tạo ra bởi đội ngũ Việt Nam, nhằm phổ cập kiến thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân cho người Việt Nam - PrivacyChatbot, vừa được ra mắt vào đầu năm 2024.
Đà Nẵng: Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số Công nghệ số

Đà Nẵng: Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số

TTTĐ - Tại hội thảo “Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển kinh tế số: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, các chuyên gia, nhà khoa học đã phân tích các cơ hội, thách thức và đưa ra giải pháp đột phá phát triển kinh tế số.
TP HCM quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2024 Công nghệ số

TP HCM quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2024

TTTĐ - Để đạt mục tiêu thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, TP HCM đã có nhiều định hướng trong hạ tầng số, chính quyền số, kinh tế số vào năm 2024.
Ứng dụng công nghệ 3D tại Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2024 Công nghệ số

Ứng dụng công nghệ 3D tại Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2024

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên công nghệ 3D được áp dụng tại Diễn đàn, Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu nhằm giúp các đơn vị và người dân tham gia thuận tiện và dễ dàng nhất.
Công bố Chiến lược hợp tác Việt - Úc về nông nghiệp thông minh Công nghệ số

Công bố Chiến lược hợp tác Việt - Úc về nông nghiệp thông minh

TTTĐ - Chương trình Đối tác Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu Úc-Việt Nam (AVEG), tổ chức bởi Beanstalk AgTech với sự hỗ trợ của tổ chức Mekong Business Initiative (MBI) và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), sẽ ra mắt một báo cáo mới quan trọng về chiến lược hợp tác vào ngày 27 tháng 2 năm 2024.
Máy tính Thánh Gióng tự tin bước sang tuổi 19 Công nghệ số

Máy tính Thánh Gióng tự tin bước sang tuổi 19

TTTĐ - Sáng 15/2, phóng viên đã có buổi gặp gỡ và trao đổi cùng ông Lại Hoàng Dương, Giám đốc Công ty Máy tính Thánh Gióng nhân buổi du xuân đầu năm tại Đền Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội.
Yên Bái: Hiệu quả từ đột phá cải cách hành chính Công nghệ số

Yên Bái: Hiệu quả từ đột phá cải cách hành chính

TTTĐ - Xác định lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể trung tâm để phục vụ, năm 2023, Yên Bái đã tập trung thực hiện nhiệm vụ đột phá chiến lược đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Nhờ đó, chỉ số CCHC và sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước đã cải thiện rõ rệt.
Xem thêm