Tag

31% công nghệ an ninh mạng tại doanh nghiệp đã lỗi thời

Công nghệ số 05/01/2022 15:08
aa
TTTĐ - Theo kết quả nghiên cứu mới nhất do Cisco công bố gần đây, điều tối quan trọng đối với các công ty tại Việt Nam là cần làm mới các công nghệ và giải pháp cơ sở hạ tầng an ninh mạng. Nghiên cứu với tiêu đề “Nghiên cứu Kết quả An ninh mạng phần 2” nhấn mạnh 31% công nghệ an ninh mạng hiện đang sử dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam bị các chuyên gia an ninh và bảo mật làm việc tại các tổ chức này đánh giá là đã lỗi thời.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường công khai minh bạch để chống tham nhũng Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong hoạt động xuất bản Lấy doanh nghiệp làm trung tâm thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Cisco Việt Nam được vinh danh là nơi làm việc tuyệt vời năm 2021 Cisco: Các doanh nghiệp cần tăng cường đảm bảo an ninh mạng

Nghiên cứu dựa trên cuộc khảo sát toàn cầu với hơn 5.100 chuyên gia an ninh và bảo mật tại 27 quốc gia, trong đó có hơn 2.000 chuyên gia của 13 thị trường tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu các biện pháp khả thi mà các tổ chức doanh nghiệp đang áp dụng để bảo vệ họ khỏi các mối đe dọa xuất hiện ngày càng nhiều.

Trong số những người tham gia khảo sát có các chuyên gia, các nhân viên đang làm việc tại các công ty ở Việt Nam, đã chia sẻ về các phương pháp cập nhật và tích hợp kiến ​​trúc bảo mật, cách thức phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa và khả năng chống đỡ với các cuộc tấn công.

Những người tham gia khảo sát từ Việt Nam đánh giá cơ sở hạ tầng an ninh mạng tại công ty họ khá phức tạp, điều này tương đồng với 43% số người tham gia khảo sát đã nêu ra quan ngại này trong kết quả nghiên cứu.

Kiến trúc SASE của Cisco
Kiến trúc SASE của Cisco

Tuy nhiên, dấu hiệu đáng mừng là các công ty tại Việt Nam đang tìm cách giải quyết vấn đề này bằng cách đầu tư vào các công nghệ và phương pháp tiếp cận an ninh mạng hiện đại và nỗ lực cải thiện thế trận an ninh mạng. 96% người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết công ty của họ đang đầu tư vào chiến lược 'Zero Trust' (không tin tưởng bất kỳ ai cho đến khi được xác minh), 45% nói rằng tổ chức của họ đang có những kết quả vững chắc khi áp dụng chiến lược này và 52% cho biết họ đang lên kế hoạch thực hiện chiến lược này.

Ngoài ra, 92% số người được hỏi chia sẻ là công ty của họ đang đầu tư vào kiến ​​trúc SASE (Secure Access Service Edge - Truy cập an toàn với dịch vụ lớp biên), 44% cho rằng công ty họ đang đạt được tiến bộ tích cực khi áp dụng kiến trúc này và 38% nói rằng tổ chức của họ đang ở giai đoạn chín muồi trong việc triển khai kiến trúc SASE.

Hai cách thức này là chìa khóa để xây dựng thế trận an ninh bảo mật vững chắc cho các công ty trong thế giới hiện đại ưu tiên điện toán đám mây và lấy ứng dụng làm trung tâm. Các tổ chức đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi hoạt động trong môi trường này như sự phức tạp trong việc kết nối người dùng với các ứng dụng và dữ liệu trên nhiều nền tảng đám mây, chính sách bảo mật không nhất quán giữa các địa điểm và mạng khác nhau, khó khăn khi xác minh danh tính của người dùng và thiết bị, thiếu khả năng hiển thị đầu cuối trong cơ sở hạ tầng bảo mật…

Kiến trúc SASE được đánh giá là cách thức hiệu quả để giải quyết những thách thức này. Nói một cách đơn giản, SASE kết hợp hệ thống mạng và các chức năng bảo mật trong điện toán đám mây để cung cấp quyền truy cập an toàn vào các ứng dụng tại bất kỳ nơi nào người dùng làm việc. Trong khi đó, Zero-Trust là khái niệm liên quan đến việc xác minh danh tính của từng người dùng và thiết bị mỗi khi họ truy cập vào mạng của tổ chức nhằm giảm thiểu rủi ro an ninh bảo mật.

Không nên nói quá giá trị của các kiến ​​trúc bảo mật trên nền tảng điện toán đám mây. Theo nghiên cứu, các tổ chức đã triển khai thành thục các kiến ​​trúc Zero Trust hoặc SASE có các hoạt động bảo mật mạnh mẽ hơn 35% so với những tổ chức mới triển khai.

Tác động của Zero trust và SASE lên các khả năng phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa
Tác động của Zero trust và SASE lên các khả năng phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa

“Các doanh nghiệp trên toàn cầu, và cả những doanh nghiệp tại Việt Nam, đã nhận thấy sự thay đổi lớn trong mô hình hoạt động của họ, phần lớn do đại dịch gây ra. Khi phải vật lộn với những thay đổi như lực lượng lao động phân tán và các tương tác ưu tiên kỹ thuật số, các doanh nghiệp bắt buộc phải có khả năng kết nối liền mạch người dùng với các ứng dụng và dữ liệu họ cần truy cập, trong bất kỳ môi trường nào và từ bất kỳ vị trí nào.

Các doanh nghiệp cần làm được điều này để có thể kiểm soát quyền truy cập và thực thi các biện pháp an ninh bảo mật phù hợp trên các mạng, các loại thiết bị và từ các địa điểm khác nhau”, ông Kerry Singleton, Giám đốc điều hành, Bộ phận An ninh mạng, Cisco khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản, Trung Quốc cho biết.

Ông Juan Huat Koo, Giám đốc An ninh mạng, Cisco khu vực ASEAN, bổ sung: “Trong môi trường kinh doanh thiên về kỹ thuật số ngày nay, các công ty nên chắc chắn họ luôn đương đầu được với các vấn đề an ninh mạng.

Nghiên cứu mới nhất của Cisco đưa ra các thông tin hữu ích cho các chuyên gia bảo mật về những cách thức hiệu quả khi vừa xây dựng được một thế trận an ninh bảo mật vững chắc vừa duy trì trải nghiệm người dùng liền mạch, từ đó đưa ra những gợi ý doanh nghiệp nên tập trung và ưu tiên để giữ an toàn cho doanh nghiệp và người dùng”.

Đọc thêm

Khám phá bản thân qua ống kính công nghệ Công nghệ số

Khám phá bản thân qua ống kính công nghệ

TTTĐ - Trong bức tranh sôi động của thời đại số, mỗi chúng ta là một mảnh ghép độc đáo với những nét tính cách riêng biệt. Trên thị trường đã xuất hiện công cụ đánh giá tính cách qua việc quét khuôn mặt bằng camera trí tuệ nhân tạo, từ đó mở ra kho tàng bí mật về những điểm mạnh, điểm yếu và cả những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người.
Những xu hướng công nghệ đáng quan tâm trong năm 2024 Công nghệ số

Những xu hướng công nghệ đáng quan tâm trong năm 2024

TTTĐ - Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc đón đầu xu hướng quan trọng có thể giúp các SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả kinh doanh cũng như hoạt động bền vững hơn.
Privacychatbot - Trợ lý ảo dữ liệu cá nhân đầu tiên tại Việt Nam Công nghệ số

Privacychatbot - Trợ lý ảo dữ liệu cá nhân đầu tiên tại Việt Nam

TTTĐ - Các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng ngôn ngữ tự nhiên đang dần phổ biến sau cơn sốt đến từ ChatGPT, mô hình được phát triển bởi OpenAI. Trong dòng chảy đó, một mô hình AI được tạo ra bởi đội ngũ Việt Nam, nhằm phổ cập kiến thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân cho người Việt Nam - PrivacyChatbot, vừa được ra mắt vào đầu năm 2024.
Đà Nẵng: Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số Công nghệ số

Đà Nẵng: Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số

TTTĐ - Tại hội thảo “Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển kinh tế số: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, các chuyên gia, nhà khoa học đã phân tích các cơ hội, thách thức và đưa ra giải pháp đột phá phát triển kinh tế số.
TP HCM quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2024 Công nghệ số

TP HCM quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2024

TTTĐ - Để đạt mục tiêu thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, TP HCM đã có nhiều định hướng trong hạ tầng số, chính quyền số, kinh tế số vào năm 2024.
Ứng dụng công nghệ 3D tại Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2024 Công nghệ số

Ứng dụng công nghệ 3D tại Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2024

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên công nghệ 3D được áp dụng tại Diễn đàn, Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu nhằm giúp các đơn vị và người dân tham gia thuận tiện và dễ dàng nhất.
Công bố Chiến lược hợp tác Việt - Úc về nông nghiệp thông minh Công nghệ số

Công bố Chiến lược hợp tác Việt - Úc về nông nghiệp thông minh

TTTĐ - Chương trình Đối tác Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu Úc-Việt Nam (AVEG), tổ chức bởi Beanstalk AgTech với sự hỗ trợ của tổ chức Mekong Business Initiative (MBI) và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), sẽ ra mắt một báo cáo mới quan trọng về chiến lược hợp tác vào ngày 27 tháng 2 năm 2024.
Máy tính Thánh Gióng tự tin bước sang tuổi 19 Công nghệ số

Máy tính Thánh Gióng tự tin bước sang tuổi 19

TTTĐ - Sáng 15/2, phóng viên đã có buổi gặp gỡ và trao đổi cùng ông Lại Hoàng Dương, Giám đốc Công ty Máy tính Thánh Gióng nhân buổi du xuân đầu năm tại Đền Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội.
Yên Bái: Hiệu quả từ đột phá cải cách hành chính Công nghệ số

Yên Bái: Hiệu quả từ đột phá cải cách hành chính

TTTĐ - Xác định lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể trung tâm để phục vụ, năm 2023, Yên Bái đã tập trung thực hiện nhiệm vụ đột phá chiến lược đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Nhờ đó, chỉ số CCHC và sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước đã cải thiện rõ rệt.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06 Công nghệ số

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/2/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo.
Xem thêm