Tag

64 giáo viên “cắm bản” gặp gỡ lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo

Nhịp sống trẻ 22/12/2016 14:46
aa
(TTTĐ) Chiều 12/11, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức gặp mặt giáo viên tiêu biểu đang công tác tại điểm trường, thuộc vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn năm 2015.

64 giáo viên “cắm bản” gặp gỡ lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo

(TTTĐ) Chiều 12/11, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức gặp mặt giáo viên tiêu biểu đang công tác tại điểm trường, thuộc vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn năm 2015.

64 giáo viên “cắm bản” gặp gỡ lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo

Đồng chíNguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; TS Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; TS Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long chủ trì buổi gặp mặt

Đến dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; TS Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; TS Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long, cùng đại diện các đơn vị, phòng, ban trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn và 64 giáo viên “cắm bản” tiêu biểu…

64 giáo viên “cắm bản” gặp gỡ lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại chương trình

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa chia sẻ: “Năm 2015, để triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” do Đại hội toàn quốc Hội LHTN Việt Nam phát động, Trung ương Hội LHTN phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình tri ân các thầy cô giáo tiêu biểu. Tôi được biết, các thầy cô giáo được vinh danh trong Chương trình tri ân các thầy cô giáo lần này là những giáo viên tiêu biểu xuất sắc đang công tác tại các trường học điểm lẻ tại 64 huyện nghèo, có thời gian công tác từ 3 năm trở lên, trong đó có những thầy cô như: cô giáo Nguyễn Thị Hương Bình đã có hơn 20 năm gắn bó với giáo dục huyện nghèo vùng biên giới Quản Bạ, Hà Giang; Cô Hoàng Thị Hương đã có 17 năm gắn bó với giáo dục huyện nghèo Thông Nông, Cao Bằng; Cô Trần Thị Bình đã gắn bó 16 năm tại Mường Khương, Lào Cai. Thầy Lê Đình Thường đã có hơn 18 năm đem con chữ đến với các em học sinh nghèo huyện vùng cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam…

64 giáo viên “cắm bản” gặp gỡ lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo

Đồng chíNguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam trao quà cho các thầy cô

Tuy điều kiện công tác còn nhiều khó khăn nhưng các thầy cô giáo đã nỗ lực hết mình, không chỉ truyền đạt kiến thức cho các em mà còn chăm lo cho các em học sinh ở xa từ bữa ăn đến giấc ngủ. Bằng tấm lòng, sự tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng vì học sinh thân yêu, các thầy cô giáo đã được cha mẹ học sinh, chính quyền, nhân dân địa phương tin yêu và gọi là “giáo viên cắm bản”.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo và mong các thầy cô tiếp tục cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần to lớn vào sự nghiệp “trồng người”.

Tại chương trình, đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam đã chia sẻ và báo cáo kết quả về các hoạt động trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2015.

64 giáo viên “cắm bản” gặp gỡ lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo

TS Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long trao quà cho cácthầy, cô giáo

Đồng chí Nguyễn Phi Long cho biết: “Có đi đến vùng cao, vùng sâu, xa, khó khăn mới thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của học trò và thầy cô nơi đây. Ở thành phố lớn, cha mẹ học sinh phải đi xin học cho con, còn ở vùng cao thì các thầy cô giáo lại phải đến vận động phụ huynh cho con đến trường. Những ngày lễ, Tết, món quà của các thầy cô giáo là những bó hoa tươi thắm, còn ở vùng cao, các thầy cô giáo chỉ có những món quà mộc mạc như củ sắn, mớ rau… Hàng ngày, giáo viên “cắm bản” luôn phải đối diện với sự vất vả, thiệt thòi, hi sinh tuổi thanh xuân. Nhiều thầy cô trẻ từ miền xuôi tình nguyện lên vùng khó khăn công tác để đem con chữ đến cho học trò nghèo. Tất cả thầy cô giáo ấy đều là những tấm gương tiêu biểu, xứng đáng được tôn vinh”.

Đồng chí Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn, thông qua chương trình này, các bạn học sinh, thế hệ trẻ cũng hiểu, chia sẻ và sẽ noi theo, tiếp tục có những cống hiến giống như các thầy cô. Đồng thời, hi vọng, buổi thăm, gặp gỡ lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ là cơ hội để các thầy, cô chia sẻ những tâm tư nguyện vọng cùng những kinh nghiệm, hiến kế để Bộ có những cơ chế chính sách hỗ trợ cho học sinh vùng cao...

Chia sẻ cùng với các đại biểu dự chương trình, thầy Lò Văn Xuân (sinh năm 1957) giáo viên trường Tiểu học Mường Lèo, xã Mường Lèo, Sốp Cộp, Sơn La xúc động, bộc bạch: “Tôi không biết nói gì hơn lời cảm ơn tới Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long đã tổ chức tuyên dương giáo viên “cắm bản” và đặc biệt có buổi gặp mặt này để chúng tôi có thể chia sẻ tâm tư, tình cảm cùng những khó khăn của mình trong công tác. Đấy là động lực lớn cổ vũ tinh thần, động viên tôi cũng như các đồng nghiệp tiếp tục cố gắng bám trường, bám bản. Mong rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn quan hơn nữa tâm tới học sinh trò nghèo và những điểm trường khó khăn”.

64 giáo viên “cắm bản” gặp gỡ lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo

Giáo viên"cắm bản" chia sẻ tại buổi gặp mặt

Cô Đàm Thị Thu Thủy (sinh năm 1990), công tác tại trường Mẫu giáo Thải Giàng Phố, điểm trường đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà, Lào Cai, là một trong hai giáo viên “cắm bản” tiêu biểu trẻ nhất.

Sau khi học xong, cô Thủy đã lên trên vùng cao Bắc Hà công tác. Cô Thủy chia sẻ: “Khi quyết định nhận công tác, mình không nghĩ là sẽ gặp nhiều khó khăn như vậy, nhất là sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô, trò và người dân trong bản. Bởi vì các em học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, nhìn sự vất vả của đồng bào, các em học sinh, mình không đành lòng rời bỏ mà vững vàng hơn với quyết định “cắm bản”. Mình chỉ mong rằng, các bộ, ban, ngành quan tâm hơn nữa đến các điểm trường vùng cao để giáo viên, học sinh nhà trường bớt khó khăn”.

Cô Phùng Thị Huyền 25 tuổi, hiện công tác tại trường Mầm non Huổi Lếch, Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cũng là một trong hai cô giáo tiêu biểu trẻ nhất trong 64 thầy cô “cắm bản” được vinh danh năm 2015. Cô Huyền đi dạy cách điểm trường 7km. Học sinh nơi đây nghèo đến mức có những em không có quần, áo để mặc. Ban đầu, mới lên điểm trường, ngôn ngữ bất đồng, khi muốn trò chuyện với trẻ thì trẻ không hiểu. Khi đó cô giáo trẻ đã quyết tâm học tiếng địa phương để hiểu các em hơn. “Mình mong các cấp lãnh đạo không chỉ quan tâm tặng quà vật chất mà có nhiều chính sách hơn nữa, quan tâm đến các em học sinh vùng cao, vùng sâu, xa và đồng bào dân tộc thiểu số”, cô Huyền chia sẻ.

Sau 5 ý kiến chia sẻ, đề xuất của giáo viên “cắm bản”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa đã tiếp thu và hứa hẹn sẽ làm tốt hơn nữa chính sách hỗ trợ các thầy, cô, học trò vùng khó khăn.

64 giáo viên “cắm bản” gặp gỡ lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo

Các thầy cô giáo chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo

TS Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo hãy đưa những câu chuyện của các thầy, cô giáo “cắm bản” vào lịch sử ngành giáo dục, vì các thầy, cô đang là những người vượt lên khó khăn vất vả để gieo con chữ tới các em học sinh vùng sâu, vùng xa, hải đảo....

“Nên tổ chức những chuyến đi cho các thầy cô giáo ở thành thị tới vùng sâu, vùng xa để họ hiểu hơn khó khăn của việc gieo chữ trên những bản làng. Bộ cần có những chánh sách thiết thực hơn nữa tới các thầy, cô và các em học sinh vùng cao; Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn cần kêu gọi xã hội cùng tham gia chung tay chia sẻ với những khó khăn của các thầy, cô ở vùng cao”, TS Võ Văn Thành Nghĩa chia sẻ.

Trong khuôn khổ chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tặng quà tới các thầy cô “cắm bản” tiêu biểu.

Lê Dung

Tin liên quan

Đọc thêm

Cảm xúc đong đầy “Tháng Ba biên giới” Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Cảm xúc đong đầy “Tháng Ba biên giới”

TTTĐ - Trong những ngày tháng 3, Tuổi trẻ Đà Nẵng đã có chuyến hành trình “Tháng Ba biên giới” đầy ý nghĩa, thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc với cảm xúc yêu thương mãi đọng lại với người dân nơi đây.
Ấn tượng đẹp màu áo xanh tình nguyện Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Ấn tượng đẹp màu áo xanh tình nguyện

TTTĐ - Những ngày tháng Ba, màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ Bình Thuận có mặt ở khắp các xã, phường, thị trấn… với nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực vì cộng đồng.
Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân xung kích lập công, tô hồng truyền thống Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân xung kích lập công, tô hồng truyền thống

TTTĐ - Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân đặt mục tiêu 100% cán bộ, đoàn viên thanh niên thực hiện hiệu quả chương trình rèn luyện năm 2024, xung kích, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
“Đâu khó” có… tuổi trẻ Năm Thanh niên tình nguyện 2024

“Đâu khó” có… tuổi trẻ

TTTĐ - Với các hoạt động có ý nghĩa thiết thực hướng tới cộng đồng, phong trào thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Ngãi thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia và để lại hình ảnh tốt đẹp về màu áo xanh tình nguyện.
Ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn

TTTĐ - Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Quảng Nam đồng loạt triển khai các chương trình, dự án, hoạt động tình nguyện đa dạng, đổi mới; đặc biệt là phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn.
Tuổi thanh xuân rực rỡ, truyền cảm hứng tích cực Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi thanh xuân rực rỡ, truyền cảm hứng tích cực

TTTĐ - Một chàng trai kiên định để thành công trong nghề nghiệp; một người trẻ bằng tình yêu thương đã mang đến bao việc có ích cho cộng đồng… Tất cả đã góp phần tạo nên một đất nước với nhiều người tốt và những điều tử tế, viết nên tuổi thanh xuân rực rỡ, đáng nhớ cho bản thân.
Những “hạt giống đỏ” nảy mầm từ công tác Đoàn - Hội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những “hạt giống đỏ” nảy mầm từ công tác Đoàn - Hội

TTTĐ - Đến từ nhiều vị trí khác nhau nhưng những cán bộ Đoàn có một điểm chung là năng động, nhiệt huyết, thông minh và sáng tạo. Bằng hành động cụ thể, thiết thực, họ đã mang lại giá trị tích cực, là nguồn cảm hứng về sức trẻ năng động với cộng đồng.
Dấu ấn sức trẻ trên các công trình Tôi yêu Hà Nội

Dấu ấn sức trẻ trên các công trình

TTTĐ - Phủ xanh nhiều góc phố, cơ quan nhằm bảo vệ môi trường đô thị, quảng bá sản phẩm địa phương theo cách của người trẻ… tất cả đã thổi một luồng gió mới góp phần làm thay đổi diện mạo Thủ đô.
Những năm tháng hào hùng Tôi yêu Hà Nội

Những năm tháng hào hùng

TTTĐ - Bước ra từ khói lửa chiến tranh, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tiến Hà luôn xúc động khi nhớ về những năm tháng cách mạng quyết liệt. Ông là người truyền lửa cho thế hệ ngày nay qua ký ức lịch sử hào hùng.
Nhiều hoạt động sôi nổi đậm bản sắc Việt Nhật Camera 360 trẻ

Nhiều hoạt động sôi nổi đậm bản sắc Việt Nhật

TTTĐ - Ngày 31/3, Trường Đại học Việt Nhật (VJU) - Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức Ngày hội “VJU Open Campus” năm 2024, hướng tới kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Trường Đại học Việt Nhật (21/7/2014 - 21/7/2024).
Xem thêm