85% người Việt Nam sử dụng ngân hàng số từ khi đại dịch bùng nổ

TTTĐ - 85% người dùng ngân hàng tại Việt Nam có khả năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng số nhiều hơn so với 18 tháng trước đây, theo báo cáo mới từ Mambu - nền tảng ngân hàng đám mây SaaS.

Đây là báo cáo mới nhất nằm trong chuỗi nội dung "Disruption Diaries" của Mambu, khảo sát 4.500 người tiêu dùng trên toàn cầu, bao gồm cả người tiêu dùng Việt Nam (chiếm 11% tổng số người được hỏi). Báo cáo xác định năm nhóm tài chính mới nổi mà các ngân hàng cần biết trên thế giới sau đại dịch. Trong thời kỳ đại dịch, cần các dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp dễ sử dụng và đáng tin cậy.

Doanh nhân thời COVID-19 là nhóm trẻ nhất trên toàn cầu, với 64% dưới 35 tuổi và 25% dưới 25 tuổi. Phần lớn nhóm này cho rằng các dịch vụ kinh doanh thuận lợi là quan trọng đối với một ngân hàng và có nhiều khả năng đầu tư vào tài sản truyền thống. 14% khách hàng Việt Nam trong khảo sát nằm trong nhóm này.

85% người Việt Nam sử dụng ngân hàng số từ khi đại dịch bùng nổXu hướng tiêu dùng số đang dần được người trẻ ưa chuộng

Ông Phạm Quang Minh, Tổng Giám đốc Mambu tại Việt Nam chia sẻ: "Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đang được đẩy mạnh tăng tốc ở Việt Nam để đáp ứng sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng ở kỷ nguyên mới.

Các con số khảo sát khách hàng Việt Nam cũng chỉ ra rằng, phần lớn (80% người tham gia khảo sát) thích tiết kiệm và đầu tư hơn là tiêu tiền - tỷ lệ cao nhất trong các thị trường khảo sát; Hơn 74% khách hàng sẵn sàng trả phí cao cho các dịch vụ tài chính giúp họ tiết kiệm thời gian và mang lại sự linh hoạt hơn; Hay gần 90% người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến để thanh toán, chuyển tiền và kiểm tra số dư tài khoản”.

"Đại dịch đã làm thay đổi hành vi người sử dụng, cụ thể là các giao dịch thanh toán trực tuyến trên các nền tảng số mà không cần phải sử dụng tiền mặt hay thực hiện các giao dịch tại quầy".

Ông Phạm Quang Minh, Tổng Giám đốc Mambu Việt Nam

85% người Việt Nam sử dụng ngân hàng số từ khi đại dịch bùng nổ
COVID-19 thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngân hàng

Trong một nghiên cứu khác của hãng bảo mật Kaspersky cho thấy gần 20% người dùng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) sử dụng thanh toán số trong thời kỳ đại dịch. Nghiên cứu mới từ Kaspersky cho thấy xu hướng sử dụng ví điện tử và dịch vụ ngân hàng di động trong khu vực đang theo sát việc sử dụng tiền mặt.

Một trong những phát hiện quan trọng của nghiên cứu là phần lớn (90%) những người Châu Á được hỏi đã sử dụng ứng dụng thanh toán di động ít nhất một lần trong 12 tháng qua, khẳng định sự bùng nổ của công nghệ fintech trong khu vực. 15% trong số đó mới bắt đầu sử dụng các nền tảng này sau đại dịch.

85% người Việt Nam sử dụng ngân hàng số từ khi đại dịch bùng nổPhilippines ghi nhận tỷ lệ người lần đầu sử dụng tiền điện tử cao nhất ở mức 37%, tiếp theo là Ấn Độ (23%), Úc (15%), Việt Nam (14%), Indonesia (13%) và Thái Lan (13%). Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc là 5%, Hàn Quốc 9% và Malaysia 9%.

Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thanh toán di động ở khu vực APAC. Từ trước khi đại dịch xảy ra, các nền tảng địa phương hàng đầu của Trung Quốc là Alipay và WeChat Pay được ứng dụng rất rộng rãi và trở thành hình mẫu cho các quốc gia Châu Á.

85% người Việt Nam sử dụng ngân hàng số từ khi đại dịch bùng nổTrung Quốc là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thanh toán di động ở khu vực APAC

Ông Chris Connell - Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực APAC đánh giá dữ liệu từ nghiên cứu mới này cho thấy tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán chủ đạo tại APAC. Ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại, 70% số người tham gia khảo sát vẫn sử dụng tiền mặt cho các giao dịch hàng ngày.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Kaspersky cho rằng: "Các ứng dụng thanh toán di động và ngân hàng di động cũng không bị bỏ lại quá xa, khi 58% và 52% người tham gia khảo sát sử dụng các nền tảng này ít nhất một lần một tuần cho đến nhiều lần trong một ngày cho nhu cầu tài chính của mình.

Từ những số liệu thống kê trên, chúng ta có thể suy ra rằng đại dịch thúc đẩy người dân thử nghiệm kinh tế số và trong 3 đến 5 năm tới khu vực này có thể không còn sử dụng tiền mặt”.

85% người Việt Nam sử dụng ngân hàng số từ khi đại dịch bùng nổ

Theo một khảo sát mới nhất tại Việt Nam thì có tới 70% người tiêu dùng đã sử dụng các dịch vụ ngân hàng số nhiều hơn trong 18 tháng qua và 54% lần đầu tiên sử dụng các dịch vụ ngân hàng số do tác động của đại dịch, điều này cho thấy người dùng đã có sự tin cậy cao vào dịch vụ ngân hàng số mà trước đó còn e ngại về sự an toàn của các giao dịch trên kênh số

Thói quen mới: mua sắm trực tuyến và hạn chế tiền mặt

Đến nay, trên ứng dụng Mobile banking, ví điện tử và tạo lập hệ sinh thái số của các ngân hàng, trung gian thanh toán, người dân không chỉ đơn thuần chuyển tiền, vấn tin mà giờ đây thanh toán, chi trả cho hầu hết mọi nhu cầu mua sắm giao dịch hàng ngày cả trực tiếp lẫn trực tuyến như; Thanh toán học phí, viện phí, đi chợ, siêu thị trực tuyến, gọi xe - giao hàng, đặt mua vé máy bay, tour du lịch, vé tàu xe...

85% người Việt Nam sử dụng ngân hàng số từ khi đại dịch bùng nổViệc sử dụng các ứng dụng đi chợ, siêu thị, gọi đồ ăn... đã ngày một thân thiện với người sử dụng

"Nhờ đó, thanh toán qua thiết bị di động tăng trưởng mạnh hàng năm 90% về số lượng và 150% về giá trị. Nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch trên kênh số. Chỉ từ tháng 3/2021 đến nay đã có thêm hơn 1,8 triệu tài khoản thanh toán được mở trực tuyến theo phương thức mới eKYC trong số hơn 100 triệu tài khoản thanh toán đang hoạt động tại Việt Nam", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

85% người Việt Nam sử dụng ngân hàng số từ khi đại dịch bùng nổThống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Các phương thức thanh toán không tiền mặt nhanh, tiện lợi, giảm nguy cơ lây nhiễm nên sự đón nhận của người dùng tốt hơn. Ít nhất 3 trong số 5 người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn, chủ yếu nhờ sự phổ biến của hình thức thanh toán thẻ hoặc không tiếp xúc. Tần suất thanh toán bằng tiền mặt giảm đáng kể từ đại dịch COVID-19 và được dự đoán sẽ tiếp tục giảm mạnh hơn nữa trong tương lai.

Người Việt ngày càng có nhiều thiện cảm đối với thanh toán không tiền mặt và đang cố gắng chuyển đổi hết các giao dịch sang hình thức thanh toán không tiền mặt. 85% người tiêu dùng cho biết họ đã lên kế hoạch hạn chế dùng tiền mặt và sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt thường xuyên hơn.

85% người Việt Nam sử dụng ngân hàng số từ khi đại dịch bùng nổ

Bài viết: Phạm Mạnh