Tag

Agribank - mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết kinh tế tư nhân

Kinh tế 04/05/2019 09:35
aa
TTTĐ - Với việc đồng hành cùng Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, thể hiện rõ nét mong muốn tham gia và đóng góp tích cực của Agribank cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong cung ứng nguồn vốn tín dụng cũng như các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho khu vực tư nhân cũng như nền kinh tế đất nước.

Agribank - mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình thăm gian hàng của Agribank tại Diễn đàn Kinh tế Tư nhân 2019.

Bài liên quan

Agribank được vinh danh tại 2 hạng mục Giải thưởng Sao Khuê 2019

Agribank trao 1 tỷ đồng cho khách hàng tham gia “Gửi tiền trúng lớn cùng Agribank”

Agribank tự hào được vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam 2018

Thanh niên Agribank hòa mình trong dòng chảy thời đại…

Hành trình mang dấu ấn “Tam nông”

Agribank tiếp sức nông sản Việt ra thế giới

Năm 2019, với việc Chính phủ coi phát triển kinh tế tư nhân là một trong những trọng tâm đột phá và tăng cường sự đồng hành của Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân phát triển, chắc chắn sẽ tạo ra một sân chơi lớn hơn cho các doanh nghiệp lớn tham gia đóng góp cho nền kinh tế và thúc đẩy các doanh nghiệp khác cùng phát triển.

Tăng tính liên kết để cạnh tranh và hội nhập

Khu vực tư nhân hiện nay tạo ra đến 90% việc làm mới cho người lao động và đóng góp khoảng 50% GDP cả nước. Khu vực này đang dần lớn mạnh và khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của mình đối với nền kinh tế đất nước, thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới, giải quyết vấn đề tạo việc làm, phát huy có hiệu quả nguồn lực xã hội vào phát triển… Bên cạnh sự năng động, dám nghĩ, dám làm, khu vực tư nhân hiện nay còn tồn tại một số hạn chế, đó là trong quá trình điều hành, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề còn yếu kém.

Trong giai đoạn sắp tới, việc hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp cùng phát triển, nhất là khi một doanh nghiệp không thể tự phát triển nếu không có sự liên kết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh như hiện nay. Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro từ cả hai phía chủ quan và khách quan thì việc tạo ra mối liên kết trong sản xuất và kinh doanh là hướng đi đang được khuyến khích phát triển tại nhiều nền kinh tế trên thế giới. Với Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp nhỏ, manh mún, sản xuất phần lớn vẫn theo kiểu truyền thống thì sự hợp tác, liên kết trong ngành nông nghiệp càng cần thiết hơn bao giờ hết.

Liên kết sản xuất tạo điều kiện phân bổ lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, giảm được ngày công lao động, giảm chi phí sản xuất do tất cả đều được cơ giới hóa, nông dân cũng được nâng cao trình độ sản xuất thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất… Thông qua liên kết trong sản xuất nông nghiệp, giúp người trực tiếp sản xuất có định hướng và đầu ra với giá bán ổn định, doanh nghiệp có nguồn hàng ổn định với chất lượng và giá cả được kiểm soát. Việc liên kết trong nền kinh tế tư nhân góp phần giảm bớt các khâu trung gian trong sản xuất đến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, giá bán sản phẩm, nâng cao hiệu quả cho các chủ thể trong quá trình sản xuất.

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi đối với khu vực kinh tế tư nhân như: Các tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa từ 100 đến 200 triệu đồng đối với cá nhân và hộ gia đình đến 500 triệu đồng; Tối đa từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã; các doanh nghiệp, tổ chức đầu mối có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% đến 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các mô hình liên kết còn ít chưa hiệu quả do các hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ, hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết với người dân do chế tài phạt hợp đồng kinh tế chưa nghiêm, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc kiểm soát dòng tiền khi cho vay liên kết. Vốn là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhưng các cơ chế xử lý, phòng ngừa rủi ro trong sản xuất nông nghiệp lại chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế này ảnh hưởng đến năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng khi gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

Agribank tham dự Tọa đàm hiến kế nông nghiệp tại Diễn đàn kinh tế tư nhân
Agribank tham dự Tọa đàm hiến kế nông nghiệp tại Diễn đàn kinh tế tư nhân

Đóng vai trò là định chế tài chính chủ đạo trên thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn, luôn tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó có hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, Agribank cũng đang gặp nhiều khó khăn trong cho vay phát triển kinh tế tư nhân nhất là trong sản xuất nông nghiệp.

Với điều kiện thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hiện nay còn thiếu ổn định, tình trạng mất cân đối cung cầu, sản xuất và tiêu dùng, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp thường diễn ra, trong khi công tác phân tích, dự báo thị trường cũng như quy hoạch còn bất cập; nhiều doanh nghiệp, hộ dân chưa có nguồn lực tài chính tốt, chưa có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả và phương án trả nợ vay chưa khả thi, đã tạo áp lực lớn trong quản lý rủi ro cho các TCTD, trong đó có Agribank.

Nỗ lực thúc đẩy chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Với dư nợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm 70%/tổng dư nợ, chiếm 50% thị phần tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này, Agribank với 31 năm phát triển luôn khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tín dụng “Tam nông”; đặc biệt sau gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Hội nghị TW 5 khoá XII và Nghị quyết 98 ngày 3/10/2017 của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân, Agribank đã có nhiều đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là tăng cường sự gắn kết trong chuỗi liên kết phát triển kinh tế tư nhân tại khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Agribank hiện là NHTM chủ lực trong triển khai Nghị định 55/2015/NĐ-CP, NĐ 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và đã ban hành Quyết định số 515/QĐ-HĐTV-HSX ngày 31/7/2015, Quyết định số 1282/QĐ-HĐTV-HSX ngày 10/12/2018 về Quy chế cấp tín dụng phục vụ Chính sách nông nghiệp.

Cụ thể, Agribank đang thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP với dư nợ trên 1.600 tỷ đồng; thực hiện Quyết định 1050/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản với dư nợ gần 5.500 tỷ đồng; thực hiện Chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp với dư nợ trên 3.600 tỷ đồng; Cho vay tái canh cà phê với dư nợ trên 450 tỷ đồng; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp...

Từ năm 2017, Agribank triển khai Đề án điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tới tận các xã vùng sâu, vùng xa đã phục vụ tới 414.173 khách hàng với số tiền 5.160.477 triệu đồng, là một kênh dẫn vốn hiệu quả của Agribank với chi phí thấp, giảm thời gian đi lại, đồng thời phát triển thêm công cụ đầu tư để giảm bớt tín dụng đen, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trong năm 2019, Agribank tiếp tục triển khai Điểm giao dịch lưu động đến 50% số xã, huyện trên toàn quốc nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Nguồn vốn của Agribank đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng thu nhập cho khách hàng, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam. Trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp do Agribank đầu tư đã mang lại hiệu quả thiết thực như các mô hình trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi (Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam), đầu tư máy móc thiết bị cho nông nghiệp (Tiền Giang, Long An), nuôi tôm giống (Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận), trồng hoa lan, nuôi bò sữa (Củ Chi, Kon Tum), trồng mía đường (Thanh hóa, Khánh Hoà, Tuyên Quang), ngô (Sơn La), hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên, thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình Thuận)…

Agribank là một mắt xích quan trọng trong chuỗi lên kết sản xuất nông nghiệp
Agribank là một mắt xích quan trọng trong chuỗi lên kết sản xuất nông nghiệp

Với vai trò là mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, Agribank đã góp phần tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng, có giá trị hàng hóa cao, đáp ứng các tiêu chí khắt khe của các thị trường khó tính và tìm được chỗ đứng tại thị trường khu vực và thế giới. Các mô hình sản xuất này bước đầu đã tạo sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân, qua đó dần hình thành “làn sóng” đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, có đóng góp tích cực đối với quá trình triển khai phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết 10-NQ/TW của Hội nghị TƯ 5, khóa XII và Nghị quyết 98-NQ/CP của Chính phủ.

Tuy nhiên, để tăng cường tính liên kết của các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế tư nhân nói chung cần có sự quyết liệt vào cuộc của chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phương các cấp trong việc quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao, chuyên môn hóa, phù hợp với lợi thế cạnh tranh và sự biến đổi khí hậu; xây dựng liên kết giữa giữa các chủ thể đáp ứng sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững. Cũng cần có chính sách bảo hiểm giá, rủi ro trong sản xuất kinh doanh cho các chủ thể tham gia chuỗi liên kết, để tránh thiệt hại cho người dân, chấm dứt tình trạng doanh nghiệp sản xuất nông sản mà không có vùng cung cấp nguyên liệu ổn định, có chất lượng.

Đặc biệt, tăng cường vai trò của UBND, các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương nơi triển khai mô hình tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông sản trong việc hỗ trợ hoạt động của chuỗi giá trị ngành nông sản và chất lượng nguồn vốn tín dụng được đưa vào chuỗi đó.

Hiện nay Agribank dành hơn 70% tổng dư nợ để cho vay nông nghiệp, nông thôn, một lĩnh vực có chi phí hoạt động lớn và rủi ro cao, trong đó đa số thuộc diện đối tượng ưu tiên lãi suất theo quy định của NHNN chỉ ở mức 6%. Khó khăn lớn đối với Agribank hiện nay là hầu như phải sử dụng vốn thương mại với lãi suất huy động bình quân đầu vào là 5,6% chưa tính các khoản dự trữ, trong khi lại chưa được cấp bù lãi suất.

Vì vậy, việc ưu tiên được làm ngân hàng phục vụ các dự án ủy thác đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; cũng như được nhận vốn nhàn rỗi từ các quỹ của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước như bảo hiểm xã hội, quỹ hỗ trợ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp... sẽ là những điều kiện thuận lợi để Agribank tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển Tam nông - mang đến diện mạo khởi sắc cho nông thôn Việt Nam và góp phần kiến tạo kinh tế đất nước theo hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt tại khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Đọc thêm

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vững vàng bước vào thời kỳ mới Thị trường - Tài chính

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vững vàng bước vào thời kỳ mới

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII, cùng với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (nhiệm kỳ 2010-2015) và lần thứ VI (nhiệm kỳ 2015-2020), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết quả thắng lợi.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm mạnh nào để phát triển kinh tế? Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm mạnh nào để phát triển kinh tế?

TTTĐ - Sau hơn 10 năm (giai đoạn 2011- 2020) triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII, cùng với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (nhiệm kỳ 2010-2015) và lần thứ VI (nhiệm kỳ 2015-2020) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều thành quả, kinh nghiệm, đúc kết giúp tỉnh phát triển trong giai đoạn mới 2021 - 2030.
Đột phá chiến lược để Bình Dương phát triển bứt tốc Thị trường - Tài chính

Đột phá chiến lược để Bình Dương phát triển bứt tốc

TTTĐ - Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi 3 khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải được triển khai quyết liệt, có chuyển biến thực sự trong quý II và những tháng tiếp theo của năm 2024.
Sitto Việt Nam chính thức vào thị trường thức ăn, chăm sóc thú cưng Sản phẩm - Dịch vụ

Sitto Việt Nam chính thức vào thị trường thức ăn, chăm sóc thú cưng

TTTĐ - Công ty TNHH Sitto Việt Nam (Sitto Animal Health) chính thức là nhà phân phối độc quyền dòng sản phẩm của VetSynova - Thái Lan tại thị trường thức ăn, chăm sóc thú cưng Việt Nam.
CEO An Gia (AGG): "Thận trọng và ứng phó giúp tập đoàn đứng vững" Doanh nghiệp

CEO An Gia (AGG): "Thận trọng và ứng phó giúp tập đoàn đứng vững"

TTTĐ - Nhờ kiên trì mục tiêu nhà ở tầm trung, ưu tiên tiện ích cho cư dân… các dự án của tập đoàn BĐS An Gia (Mã Chứng khoán: AGG) có tỷ lệ hấp thụ tốt, doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa vi phạm trên thị trường chứng khoán Thị trường - Tài chính

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa vi phạm trên thị trường chứng khoán

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 122/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024.
Các chiến lược giúp xây dựng văn hóa đa dạng và hòa nhập cho doanh nghiệp Doanh nghiệp

Các chiến lược giúp xây dựng văn hóa đa dạng và hòa nhập cho doanh nghiệp

TTTĐ - Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm và nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập trong nội bộ doanh nghiệp cũng như ngoài cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều này đòi hỏi sự tiếp cận nhất quán, chiến lược cụ thể và cam kết dài hạn.
PV GAS CNG bắt đầu cung cấp LNG tới khách hàng Doanh nghiệp

PV GAS CNG bắt đầu cung cấp LNG tới khách hàng

TTTĐ - PV GAS CNG - đơn vị thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam chính thức cung cấp LNG tới khách hàng từ Khu công nghiệp Thuận Đạo - Long An.
Bia Saigon vinh danh và thúc đẩy thể thao Việt Nam Doanh nghiệp

Bia Saigon vinh danh và thúc đẩy thể thao Việt Nam

TTTĐ - Với cam kết đóng góp cho sự phát triển của thể thao, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã tích cực chung tay hỗ trợ tài năng thể thao với những hoạt động thiết thực và ý nghĩa.
Họp mặt khách hàng Sitto Việt Nam khu vực Đồng Nai Doanh nghiệp

Họp mặt khách hàng Sitto Việt Nam khu vực Đồng Nai

TTTĐ - Công ty TNHH Sitto Việt Nam vừa tổ chức buổi họp mặt khách hàng khu vực Đồng Nai. Tham dự sự kiện, ngoài ban lãnh đạo công ty còn có đại diện nhà phân phối, đại lý bán hàng trong khu vực.
Xem thêm