Tag
Kẹt xe tại Manila (Philippines)

Ám ảnh bệnh nhân tử vong trên đường cấp cứu

Nhìn ra thế giới 17/09/2019 15:12
aa
TTTĐ - Vào giờ cao điểm, những tuyến đường huyết mạch ở Manila tắc nghẽn. Người dân có thể mất tới ba tiếng để di chuyển qua quãng đường dài 25km. Thủ đô Manila là nơi sinh sống của khoảng 13 triệu dân và gần như mỗi người đều có một ô tô riêng. Theo nghiên cứu năm 2017 do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, thành phố này tổn thất 67 triệu đô la Mỹ mỗi ngày vì tắc đường.

Ám ảnh bệnh nhân tử vong trên đường cấp cứu

Tắc đường tại một cao tốc ở thủ đô Manila. Ảnh: AFP

Bài liên quan

Thiên đường né thuế Mỹ của các công ty Trung Quốc

New York cấm toàn bộ thuốc lá điện tử có hương liệu

Nhiễm độc chì nghiêm trọng tại Paris

Hàng ngàn người chết trong các cuộc chiến ma túy

Những cái chết không đáng có

Adriel Aragon, tài xế tại Manila vẫn chưa hết ám ảnh sau khi chứng kiến một nữ bệnh nhân tử vong chỉ vì kẹt xe. Đoạn đường di chuyển đi cấp cứu lẽ ra chỉ mất khoảng 20 phút nhưng đã lên tới 40 phút khiến bệnh nhân nguy kịch không thể chờ đợi thêm.

“Dù chúng tôi dùng nhiều cách phát tín hiệu xin đường hay sử dụng còi báo hiệu ưu tiên thì dòng xe vẫn không thể nhúc nhích”, Adriel Aragon nhớ lại khoảnh khắc kinh hoàng đó.

Khoảng 5 phút trước khi chiếc xe đến được bệnh viện, tim nữ bệnh nhân đã ngừng đập. Cô gái được thông báo đã không qua khỏi sau khi được đưa vào phòng cấp cứu.

Chính phủ và các công ty vận tải cứu thương không thống kê được có bao nhiêu ca bệnh nhân tử vong mỗi năm vì tắc đường. Nhân viên cấp cứu trong thành phố là những người thường xuyên chứng kiến câu chuyện đau lòng như thế.

Một nhân viên y tế kiêm tài xế xe cứu thương khác, anh Joseph Laylo cũng chia sẻ: “Bạn sẽ cảm thấy vô cùng trống rỗng, như mình trở nên vô dụng trong khoảnh khắc đó. Nếu giao thông tốt hơn, chúng tôi đã có thể cứu sống rất nhiều bệnh nhân”.

“Đó là quãng đường khoảng 5,7km. Thông thường, chúng tôi sẽ mất ít hơn năm phút nhưng ngày hôm đó chúng tôi mất 15 phút di chuyển. Khi bạn đang cố gắng cứu một người, chừng ấy thời gian là quá lâu”, anh Lay Laylo nhớ lại.

Tình trạng kẹt xe tại thủ đô Manila đang phải trả giá bằng mạng sống của con người. Làn đường dành riêng cho xe cấp cứu không có, cơ sở hạ tầng lỗi thời, lượng phương tiện giao thông lớn và việc quá nhiều người sử dụng phương tiện giao thông cá nhân không chịu nhường đường… là thực tế khiến nhiều bệnh nhân không được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Một xe cứu thương đang cố gắng xin đường giữa giờ cao điểm tại Manila. Ảnh: AFP
Một xe cứu thương đang cố gắng xin đường giữa giờ cao điểm tại Manila. Ảnh: AFP

Hình ảnh những chiếc xe cứu thương bị kẹt cứng trên đường đã gây ra những phản ứng giận dữ trên mạng xã hội Philippines.

Một trong những vụ gây nhiều sự chú ý gần đây, thu hút 3,2 triệu lượt xem trên mạng xã hội là cảnh các phương tiện trên đường không thể hoặc không muốn nhường đường cho xe cứu thương đang chở bệnh nhân.

Chuyến đi mất nhiều giờ trong khi đáng lẽ chỉ mất vài phút, mẹ của cô Zamora bị đột quỵ đã chết vì kẹt xe trong khi đi cấp cứu. “Tôi đã rất tức giận. Tôi không thể làm gì với những chiếc xe chặn làn đường xe cứu thương”, cô Jing Zamora nói.

Chúng ta có thể làm gì?

Vấn đề kẹt xe nghiêm trọng phát sinh khi dân số Manila tăng gấp đôi từ năm 1985. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng không theo kịp. Hệ thống đường ray tàu điện của Manila vừa nhỏ, vừa tồi tàn so với hệ thống ở những thủ đô khác tại Đông Nam Á như Jakarta, Kuala Lumpur và Bangkok, vì thế người dân có rất ít lựa chọn nếu họ không sử dụng đường bộ.

Tầng lớp trung lưu mới nổi đang thúc đẩy sự bùng nổ của xe ô tô cá nhân. Bên cạnh đó, hệ thống xe buýt tư nhân và xe buýt mini hoạt động khá tùy tiện. Tài xế những chiếc xe đó thường xuyên vi phạm luật giao thông như dừng đỗ giữa đường để đón khách. Thực trạng này khiến tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.

Nạn quan liêu và tham nhũng đã ngăn cản những nỗ lực mở đường mới, xây cầu và phát triển giao thông công cộng. Tuy Tổng thống Rodrigo Duterte cam kết sẽ xóa bỏ tình trạng tắc đường tại thủ đô Manila nhưng đã qua nửa nhiệm kỳ, các tuyến đường chính ở đây vẫn giống bãi đậu xe vào giờ cao điểm.

Các quan chức như ông Aldo Mayor, Giám đốc cơ quan An toàn công cộng của Ban Phát triển đô thị Manila (MMDA) thì đổ lỗi cho những người tham gia giao thông gây ra tình trạng này. “Một số người không quan tâm đến vấn đề giao thông, như thể họ là cư dân duy nhất của thế giới này”, ông Mayor nói.

Ông cho biết thêm, Manila có các quy định liên quan đến các phương tiện khẩn cấp, bao gồm cả quy định dành riêng một làn đường. Tuy nhiên, quy định này hiếm khi được thực thi do những hạn chế về nhân sự.

Vernon Sarne, nhà báo lâu năm về mảng giao thông tại Philippines, cho rằng, số lượng ô tô lưu thông trên đường là nguyên nhân chính trong việc xe cứu thương đưa bệnh nhân tới bệnh viện kịp thời gian hay không. “Ngay cả khi muốn nhường nhưng đường cao tốc đã kẹt cứng, chúng ta có thể làm gì? Xe cứu thương không thể bay lên được”, anh nói.

Tuy nhiên, Sarne không loại trừ xe cứu thương lợi dụng còi và đèn báo hiệu để đi nhanh hơn dù không phải trong trường hợp khẩn cấp.

Các công ty cung cấp xe cứu thương ở Manila hy vọng những video như của cô Zamora đăng tải sẽ có ích. “Nhờ có truyền thông xã hội, chúng tôi nhận thấy ngày càng nhiều người nhường đường cho xe cứu thương hơn”, Michael Deakin, người đứng đầu một trong những công ty cung cấp dịch vụ xe cứu thương lớn nhất Philippines cho hay.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm