Tag

Ấn Độ: Kinh tế càng phát triển, thất nghiệp càng nhiều

Nhìn ra thế giới 12/04/2019 12:41
aa
TTTĐ - Từ khi lên nắm quyền năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố sẽ đại tu nền kinh tế và tạo thêm hàng triệu việc làm cho giới trẻ. Tuy nhiên, trong hai năm 2017 - 2018 tỷ lệ thất nghiệp đã lập kỷ lục cao nhất 45 năm qua tại quốc gia này. Đây là đòn giáng mạnh vào Thủ tướng Modi trước cuộc tổng tuyển cử (11/4 - 19/5/2019).

Ấn Độ:  Kinh tế càng phát triển, thất nghiệp càng nhiều

Công nhân làm việc tại công trường xây dựng tại Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Sân bay Jewel Changi chào đón nửa triệu khách đến tham quan

Những hình ảnh thế giới ấn tượng tuần qua

Nghiện thuốc lá điện tử nguy hiểm như thế nào?

Đặt tên tiếng Anh, dịch vụ “hot” tại Trung Quốc

Nền kinh tế ngày càng lớn mạnh

Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) cầm quyền do đảng BJP của Thủ tướng Modi đứng đầu đã đưa Ấn Độ vượt qua hàng loạt khó khăn kinh tế. Lạm phát vượt kiểm soát và thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng đã được kiềm chế qua đó đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,4%, cao nhất thời hậu tự do hóa, lạm phát ở mức thấp nhất, dưới 4,5%. Bên cạnh đó, những cải cách về thuế hàng hóa và dịch vụ đã tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Theo dữ liệu từ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ấn Độ đã tăng thứ hạng trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Quốc gia này đang trên đường soán ngôi Vương quốc Anh, hiện giữ vị trí thứ năm vào năm 2019.

Tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ trong năm nay được dự báo sẽ cao hơn so với năm 2014 khoảng một nghìn tỷ USD và chỉ xếp sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức.

Tổng thống Modi cũng không giấu tham vọng tăng GDP của nước này lên mức 5 nghìn tỷ USD vào năm 2025, so với mức 2,9 nghìn tỷ USD của năm nay. Nếu tất cả diễn ra theo kế hoạch, GDP Ấn Độ sẽ tăng lên 10 nghìn tỷ USD vào năm 2030, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.

GDP bình quân đầu người tại Ấn Độ cũng sẽ tăng từ 1.600 USD năm 2014 lên mức dự kiến 2.200 USD vào năm 2019, tăng hơn 35%.

Nhờ những chính sách thu hút đầu tư thức thời cũng như xoá bỏ một số rào cản trong các lĩnh vực như sản xuất, bán lẻ và hàng không của Thủ tướng Modi mà trong năm tài chính vừa qua, Ấn Độ đã nhận được 45 tỷ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài, cao gần gấp đôi so với năm 2014.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có dấu hiệu hạ nhiệt, giảm xuống dưới 5% trong giai đoạn 2017 - 2018. Các cuộc đàn áp gần đây đối với các công ty nước ngoài, đặc biệt là các nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu như Walmart và Amazon, đã dẫn đến những câu hỏi về việc hoạch định chính sách không thể đoán trước của Ấn Độ.

Cụ thể, theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/2/2019, các nền tảng thương mại điện tử thuộc sở hữu nước ngoài tại Ấn Độ sẽ bị cấm bán các nhãn hàng riêng, các sản phẩm thông qua các công ty liên kết hoặc độc quyền bán hàng của bất cứ công ty nào. Ngoài ra, các nền tảng này còn bị cấm tung ra các chương trình giảm giá đặc biệt hoặc dành ưu đãi cho bất kỳ nhà cung cấp nào.

Dẫu vậy, các nhà phân tích cũng cho rằng các quy tắc thương mại điện tử mới ở trên dường như là một nỗ lực của ông Modi nhằm xoa dịu các thương nhân nhỏ, lẻ ở Ấn Độ, trong khi cuộc bầu cử trong nước đang diễn ra.

Bài toán thất nghiệp nan giải

Theo tờ Business Standard trích dẫn một cuộc khảo sát của Chính phủ Ấn Độ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này tăng lên mức cao nhất 45 năm qua, trong giai đoạn 2017 - 2018.

Kết quả cuộc thăm dò, tiến hành từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của Ấn Độ ở mức 6,1%, cao nhất kể từ năm 1972 - 1973. Con số này ở khu vực đô thị lên tới 7,8% và 5,3% ở khu vực nông thôn.

Tuy là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới nhưng Ấn Độ đang phải đối mặt với bài toán thất nghiệp nan giải. Ảnh: CNN
Tuy là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới nhưng Ấn Độ đang phải đối mặt với bài toán thất nghiệp nan giải. Ảnh: CNN

Số liệu về tỷ lệ thất nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bởi đây là đánh giá toàn diện đầu tiên về tình hình việc làm của Ấn Độ.

Nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng hàng năm trên 7%, tốc độ tăng nhanh nhất trong các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, sự tăng trưởng không đồng đều đồng nghĩa với việc không có đủ việc làm được tạo ra cho hàng triệu thanh niên Ấn Độ để họ có thể gia nhập lực lượng lao động mỗi năm. Theo số liệu thống kê, Ấn Độ cần tạo ra hơn 10 triệu việc làm mỗi năm chỉ để theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động.

Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) cũng nhận định số việc làm được tạo ra và số người lao động có việc làm tại Ấn Độ không tương xứng với sự phát triển kinh tế.

Nguyên nhân một phần vì những ngành nghề thu hút nhiều lao động như sản xuất và xây dựng đang gặp khó khăn. Một phần nguyên do khác là hiệu quả làm việc được tăng lên, số lao động cần để hoàn thành cùng một khối lượng công việc giảm đi. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở những lĩnh vực không cần lao động lành nghề.

Mặt khác, tuy có lực lượng dân số trẻ ở độ tuổi lao động vào loại cao nhất thế giới nhưng khoảng 30% thanh niên trong độ tuổi từ 15 - 29 ở Ấn Độ thuộc nhóm “ba không”: Không có việc làm, không tham gia đào tạo chính quy hoặc học nghề.

Số thanh niên “ba không” của Ấn Độ nhiều gấp đôi so với trung bình của các nước thành viên OECD và gần gấp ba lần Trung Quốc.

Điều tra dân số năm 2015 cho thấy tỷ lệ mù chữ ở Ấn Độ gần 37%. Chỉ 8,15% lao động có trình độ cao đẳng, đại học hay cao hơn, đa số ở các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ sư và toán học. Tuy nhiên, nhóm này cũng gặp khó khăn trên thị trường lao động do trình độ tiếng Anh hạn chế và thiếu kỹ năng mềm.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm