Tag

Áng thơ về miền quê đầy ắp lịch sử - Văn hóa dân tộc

Văn học 28/03/2021 08:00
aa
Bất ngờ sáng nay 21/3/2021, tôi được Thi-nhạc sĩ, nhà báo Tào Khánh Hưng – Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng, đọc cho nghe một sáng tác mới của anh - bài thơ "AI VỀ QUÊ NỘI TÔI ƠI "; chắc chắn đây đang phôi thai phần lời cho một tác phẩm âm nhạc?
Nhà báo sáng tác ca khúc Nhà báo sáng tác ca khúc
Tự hào cô giáo trẻ - Ca khúc hay về tuổi trẻ Việt Nam Tự hào cô giáo trẻ - Ca khúc hay về tuổi trẻ Việt Nam
Lý Nhân quê mình Lý Nhân quê mình

Tôi bị... "ngợp" ngay bởi những câu thơ giàu hình tượng, chất chứa bao ký ức về lịch sử, văn hoá dân tộc từ buổi bình minh dựng nước của cha ông trên một miền quê lọt thỏm giữa ba sông*: "Nơi ngã ba sông còi tàu vang vọng/ Ba tỉnh từng nghe trống đồng Ngọc Lũ", "Chấp chới cánh cò bay từ cổ tích / Hương sen thơm ngát dâng Đức Thánh Trần/ Người xưa chung thủy cô gái Nam Xương", "Hương cá niêu kho thơm mùi tương quê/ Chuối ngự Đại Hoàng vườn xanh bát ngát"...

Miền quê vừa lịch sử vừa huyền sử này, chính là Lý Nhân - một huyện vùng chiêm trũng của vùng trũng nhất tỉnh Hà Nam, quê hương bà Nội tác giả Tào Khánh Hưng.

Áng thơ về miền quê đầy ắp lịch sử - Văn hóa dân tộc

Hoá ra quê hương của vùng "đồng chua, nước mặn" vốn rất nghèo khó này, lại là "chủ nhân ông" đã ôm ấp trong lòng mình cả một nền văn hoá cổ xưa của dân tộc Việt cách đây đến 25-26 thế kỷ: "TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ"**: "Nơi ngã ba sông còi tàu vang vọng/ Ba tỉnh từng nghe trống đồng Ngọc Lũ"!

Trống đồng Ngọc Lũ có thể nói là một sản phẩm của thời kỳ cực thịnh của Nhà nước Văn Lang. Đó chính là bảo vật đã đi vào lịch sử nghề chế tác đồ đồng nước ta như một kỳ công tuyệt đỉnh (niên đại cách nay khoảng 2500 năm - thời điểm Đạo Phật khởi phát ở vùng Lumbini của nước Nepal cổ xưa).

Trống đồng Ngọc Lũ được xếp vào loại "H1 – Heger" (theo sự phân loại dựa trên 165 chiếc trống đồng được biết đến thời điểm ấy của học giả F.Héger – người Áo, vào năm 1902). H1 là “loại cổ nhất, cơ bản nhất và từ loại này mà các loại khác ra đời”. Cùng với tuổi đời, loại trống này còn được biết đến bởi hình dáng cân đối, hài hoà, khoác trên mình những hoa văn tinh tuý nhất và đẹp nhất, không chỉ ở Việt Nam mà trống đồng Ngọc Lũ còn rất nổi tiếng trên thế giới.

Miền quê Lý Nhân hiển hiện qua những nét chấn phá của bài thơ là một khung cảnh thật thanh bình, trù phú; lại lấp lánh những sinh hoạt xã hội xa xưa: "Hương sen thơm ngát dâng Đức Thánh Trần/ Người xưa chung thủy cô gái Nam Xương".

Đó là tích "Nam Xương nữ tử truyện", được diễn Nôm thành "Chuyện người con gái Nam Xương", là câu chuyện thứ 16 trong 20 truyện được chép lại trong tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục" bằng chữ Hán của danh sĩ Nguyễn Dữ, sống vào cuối thời nhà Lê Sơ, đầu thời nhà Mạc.

Áng thơ về miền quê đầy ắp lịch sử - Văn hóa dân tộc

Dựa trên câu chuyện dân gian về nỗi oan khuất của một người thiếu phụ, Nguyễn Dữ đã viết về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến "trọng nam, khinh nữ", đồng thời lên án, tố cáo lễ giáo phong kiến hà khắc đã không cho người phụ nữ tự bảo vệ mình. Truyện được đánh giá là một áng "thiên cổ kì bút", phản ánh sinh động về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Lý Nhân quê hương bà Nội, còn bao nét độc đáo khác nữa. Có thứ mãi mãi là dĩ vãng như thân phận của làng Vũ Đại, Chí Phèo, Thị Nở, Giáo Thứ, Lão Hạc, "con Vàng" (con chó của Lão Hạc); hoặc lũ đầu trâu mặt ngựa như Bá Kiến - không thể còn đất sống cho chúng... Có thứ chết thực sự rồi, nhưng lại bỗng hồi sinh thần kỳ: "Nuôi tằm dệt vải ơn nghĩa sinh thành/ Hương cá niêu kho thơm mùi tương quê/ Chuối ngự Đại Hoàng vườn xanh bát ngát...".

Cá kho của làng Nhân Hậu - Lý Nhân, là món cá kho cổ truyền đã có từ rất lâu đời. Với công thức “chém to, kho mặn”, người dân nơi đây đã "sáng chế" ra một món ăn có đặc trưng riêng, mang tên gọi của quê hương mình. Rồi Lý Nhân – Hà Nam không chỉ được biết đến bởi tài năng của nhà văn Nam Cao với các tác phẩm nổi tiếng “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đôi mắt”… mà vùng quê chiêm trũng này còn được nhân dân xa gần nhớ đến bởi đặc sản chuối ngự Đại Hoàng thơm ngon, từng được đem tiến Vua...

Tôi không biết nói gì hơn được nữa, bởi mạch tình cảm của nhà thơ dù đến đoạn kết thúc rồi, vẫn tiếp tục bay bổng khó có thể kìm nén trong từng con chữ: "Đức Bản ta ơi cuộc đời đã khác /Ngược xuôi tấp nập áo thợ vào ca/ Bao người đi xa nhớ về nguồn cội/ Tháng tám nhớ cha, tháng ba lễ mẹ/ Sông Châu trong xanh kỷ niệm đầy vơi/ Lý Nhân quê tôi vang mãi lời ca"...

Cảm ơn nhà báo, nhà thơ Tào Khánh Hưng rất nhiều bởi một áng thơ hay về quê hương bà Nội của anh - miền quê Lý Nhân đang đổi thịt thay da hàng ngày trên nền lịch sử - văn hoá có một không hai so mọi quê hương khác trên đất nước Việt Nam ta.

AI VỀ QUÊ NỘI TÔI ƠI

Tào Khánh Hưng

Ai về quê quê Nội tôi ơi

Nơi ngã ba sông còi tàu vang vọng

Ba tỉnh từng nghe trống đồng Ngọc Lũ

Bài ca Bắc Lý đất học anh hùng

Nhà báo Tào Khánh Hưng – Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng trước Khu tưởng niệm nhà văn Liệt sĩ Nam Cao
Nhà báo Tào Khánh Hưng – Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng trước Khu tưởng niệm nhà văn Liệt sĩ Nam Cao

Bãi ngô, đồng lúa xanh mướt chân trời

Chấp chới cánh cò bay từ cổ tích

Hương sen thơm ngát dâng Đức Thánh Trần

Người xưa chung thủy cô gái Nam Xương

Cô gái Lý Nhân với niêu cá kho thơm mùi tương quê
Cô gái Lý Nhân với niêu cá kho thơm mùi tương quê

Nuôi tằm dệt vải ơn nghĩa sinh thành

Hương cá niêu kho thơm mùi tương quê

Chuối ngự Đại Hoàng vườn xanh bát ngát

Đường về quê Nội nắng vàng thênh thang

Đức Bản ta ơi cuộc đời đã khác

Ngược xuôi tấp nập áo thợ vào ca

Bao người đi xa nhớ về nguồn cội

Tháng tám nhớ cha, tháng ba lễ mẹ

Sông Châu trong xanh kỷ niệm đầy vơi

Lý Nhân quê tôi vang mãi lời ca.

Đọc thêm

Đêm dịu dàng Văn học

Đêm dịu dàng

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Đêm dịu dàng" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Lý giải tình yêu Văn học

Lý giải tình yêu

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Lý giải Tình yêu" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng Văn học

Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng

TTTĐ - Sau một thời gian phát động, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ Nhất đã nhận được hơn 200 bản thảo của các tác giả từ khắp mọi miền Tổ quốc. 5 tác phẩm đầu tiên dự Giải thưởng đã được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc. Đây là "đứa con tinh thần" nhiều tâm huyết của những nhà văn rất quen thuộc trên văn đàn hiện nay.
Chuyện tình từ một tên gọi Văn học

Chuyện tình từ một tên gọi

TTTĐ - Trong bài thơ "Chuyện tình từ một tên gọi" của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh, tác giả đã tài tình khắc họa một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, sâu lắng và ý nghĩa, bắt đầu từ tên gọi của nhân vật chính - Trúc.
Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương Văn học

Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương

TTTĐ - Trong tháng 3 này, hướng về biển đảo Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản những ấn phẩm đặc sắc nhất trong Tủ sách Biển đảo Việt Nam dành cho các em nhỏ. Mỗi cuốn sách là một hành trình độc đáo giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng lãnh hải thân yêu của tổ quốc.
"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái Văn học

"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái

TTTĐ - Ngày 12/3, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới độc giả cuốn tiểu thuyết bằng tranh đặc sắc mang tên "Sống" do hai nữ tác giả Hải Anh - một người trẻ Pháp gốc Việt và Pauline Guitton - một họa sĩ Pháp sáng tác.
Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống Văn học

Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống

TTTĐ - Trong từng câu thơ, Nguyễn Hồng Vinh đề cập đến "tình yêu", "chung thủy" như là những câu hỏi lớn của cuộc đời, tình yêu và sự kiên định trong tình yêu như những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống.
Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay Văn học

Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay

TTTĐ - Với chủ đề "Khai Xuân đọc sách - Học vạn điều hay", Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng 2024 thu hút hơn 1.000 đầu sách mới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong? Văn học

Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong?

TTTĐ - “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” của Robert Jackman, là một cuốn sách chứa đựng những câu chuyện thực tế sinh động về những tổn thương đeo đuổi con người suốt cuộc đời và đưa ra thông điệp cùng quy trình tự chữa lành mà ai cũng có thể áp dụng.
Chờ em cất lời... Văn học

Chờ em cất lời...

TTTĐ - Nhiều lần đặt chân đến Lai Châu, trong đó có các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên… PGS.TS, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh đã có những cảm tình đặc biệt với con người và mảnh đất nơi đây. Những ấn tượng tốt đẹp đó đi theo ông suốt cuộc đời làm báo để đến dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024 này đã giúp ông “bật” ra những câu thơ trau chuốt, mượt mà, giàu ý nghĩa.
Xem thêm