Tag

Áp lực học hành, nhiều sinh viên Mỹ trầm cảm

Nhìn ra thế giới 07/08/2019 14:14
aa
TTTĐ - Theo kết quả nghiên cứu năm 2018 từ Hiệp hội Y tế Đại học Mỹ (ACHA), trên 41% sinh viên đại học cho biết họ cảm thấy rất chán nản, 63% nói rằng họ cảm thấy lo lắng quá mức trong vòng 12 tháng. Thậm chí, nhiều sinh viên đã nghĩ đến hoặc có kế hoạch tự sát.

Áp lực học hành, nhiều sinh viên Mỹ trầm cảm

Căng thẳng, áp lực học hành, nhiều kỳ vọng… là những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều học sinh, sinh viên Mỹ mắc bệnh trầm cảm. Ảnh: Getty

Bài liên quan

Vì sao doanh số thuốc lá tại “thiên đường” của người mê khói thuốc - Nhật Bản sụt giảm?

Xu hướng làm việc tại nhà nở rộ

Australia: Hệ sinh thái biển ảnh hưởng nghiêm trọng vì thời tiết

iPhone có thể “made in Vietnam”

Thủ đô Indonesia có thể bị chìm trong tương lai

Cuba: mở rộng truy cập Internet tại nhà riêng và các doanh nghiệp

Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành phố Vlapostok

Báo cáo của Đại học Emory, có hơn 1.000 trường hợp tự tử tại các trường đại học ở Mỹ mỗi năm. Một cuộc điều tra năm 2015 của Trung tâm Sức khỏe tâm thần đại học thuộc Đại học Penn State cho thấy, 20% sinh viên tìm kiếm nơi điều trị sức khoẻ tâm thần, chiếm một nửa số cuộc hẹn tại các trung tâm tư vấn tại trường. Các dấu hiệu cho thấy một sinh viên có thể bị trầm cảm học bao gồm: Buồn bã, vô vọng, cáu kỉnh hoặc thất vọng, mất hứng thú với mọi thứ, ngủ quá ít hoặc quá nhiều, thiếu năng lượng, thay đổi sự thèm ăn, lo lắng, cảm giác vô dụng, khó tập trung hoặc đưa ra quyết định, có ý định hoặc nỗ lực tự tử và các vấn đề thể chất không giải thích được.

Theo giáo sư Gregg Henriques, chuyên ngành Tâm lý học tại Đại học James Madison, kết quả điều tra sức khoẻ tâm thần từ giữa những năm 80 thế kỷ trước cho thấy, 10 - 15% thanh thiếu niên tại Mỹ có vấn đề đáng kể về sức khỏe tâm thần. Tỷ lệ này hiện nay đã tăng lên 33 - 40%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên tại Mỹ, Jason Selby, sinh viên Đại học Oregon, nói: “áp lực thành công trong suốt thời gian học rất lớn. Thực tế, chúng tôi dành phần lớn thời gian để lo lắng về việc làm thế nào để bổ sung vào bản lý lịch của mình sao cho đẹp để về sau xin việc dễ dàng hơn. Do đó, phần lớn sinh viên sẽ ít quan tâm và hoàn thiện bản thân mình”.

Còn theo Monica, học sinh trường trung học Barnard ở New York, ngay cả trước khi vào đại học, cô đã gặp áp lực lớn về học tập để có thể được nhận vào trường đại học danh tiếng. “Em là một đứa trẻ lúc nào cũng lo lắng như người già”, Monica nói.

Áp lực học hành, nhiều sinh viên Mỹ trầm cảm

Đối với Margaret Kramer, cựu sinh viên Đại học South Carolina, áp lực học tập cộng với áp lực xã hội khiến cô bị rối loạn ăn uống trong suốt thời trung học. Sự hiện diện ngày càng tăng của các phương tiện truyền thông xã hội cũng góp phần tạo áp lực cho cô luôn phải cố gắng hoàn hảo.

Theo các chuyên gia, sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội có thể thúc đẩy sự so sánh không đồng đều giữa các đồng nghiệp, bạn bè cùng lớp, cùng trường. Do đó, nó làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh tâm thần.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai tấn công sức khỏe con người, chỉ sau tim mạch. Không chỉ tại Mỹ, ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm sinh lý. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết. Điều đó khiến một bộ phận còn lại tìm kiếm và sử dụng rượu, thuốc lá và ma túy để tự chữa hay xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần. Từ đó, dẫn đến bệnh tình của họ ngày càng nặng, thậm chí gây nguy hiểm cho xã hội.

Thông thường khi mắc bệnh, nhiều người trẻ đều tự đối phó với bệnh trầm cảm. Họ luôn nghĩ mình sẽ khỏi bệnh mà không cần ai giúp đỡ. Hiện chưa có một nghiên cứu riêng biệt về kỳ thị, phân biệt đối xử với thanh, thiếu niên có vấn đề về rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, nhóm này sẽ phải chịu sức ép rất lớn khiến các em sẽ có cuộc sống ngày càng khép kín và bế tắc hơn.

Do đó, theo các chuyên gia, sự phối hợp, tham gia của các bên như: Gia đình, xã hội, y tế và giáo dục trong các chương trình về sức khỏe tâm thần cho thanh, thiếu niên là vô cùng cần thiết. Đây là hành động thiết thực nhằm nâng cao nhậ#n thức cho thanh, thiếu niên cách chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như dạy cho họ cách hỗ trợ bạn bè cùng trang lứa...

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm