Tag

Apec Group đề xuất Thủ tướng triển khai cuộc “đại cách mạng” nhà ở xã hội

Quy hoạch - Xây dựng 13/11/2021 19:57
aa
TTTĐ - Apec Group vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ triển khai cuộc “đại cách mạng” nhà ở xã hội, thực hiện 6-10 triệu căn hộ cho các đối tượng an sinh xã hội trong giai đoạn 2021-2030.
Đề nghị xem xét đề xuất khu đô thị nhà ở xã hội 5 sao tại Hải Phòng Hải Phòng xem xét đề xuất dự án Khu đô thị nhà ở xã hội 5 sao của Apec Group Khát vọng mang nhà ở cao cấp đến tầng lớp bình dân của Apec Group Apec Group muốn “đại cách mạng” nhà ở cao cấp cho công nhân, người thu nhập thấp

Nhu cầu nhà ở xã hội là cấp thiết

Theo nguồn tin của phóng viên, ngày 12/11, Công ty Cổ phần Tập đoàn Apec Gruop đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất triển khai cuộc “đại cách mạng” nhà ở xã hội (NƠXH), thực hiện 6-10 triệu căn hộ cho các đối tượng an sinh xã hội trong giai đoạn 2021-2030.

Theo Apec Group, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ đến năm 2020, phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị.

Tuy nhiên, số liệu từ Bộ Xây dựng, sau gần 10 năm thực hiện, tính đến nay, cả nước mới hoàn thành 254 dự án, tương đương khoảng 108.800 căn nhà ở xã hội với tổng diện tích hơn 5,4 triệu m2. Việc phát triển NƠXH mới chỉ đạt 43% so với mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.

Đồng thời, hiện nay, các dự án NƠXH chưa có quy hoạch mang tính tổng thể, đồng bộ mà chỉ nằm trong quỹ đất 20% của các khu đô thị và cư dân mua NƠXH khó tiếp cận các dịch vụ tiện ích của khu đô thị,

Hơn nữa, các chủ đầu tư thường chọn phương án nộp ngân sách để không phải làm NƠXH trong dự án do đó dẫn tới kết quả là đã thiếu quỹ đất lại còn thiếu hơn. Việc chưa quan tâm đúng mức chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển, khiến NƠXH phát triển manh mún không bắt kịp nhu cầu thực tế.

Mặt khác, giá nhà tại Việt Nam nếu so sánh trên cơ sở thu nhập đầu người cao hơn so với nhiều nước. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng giá căn nhà thấp nhất cũng từ 1-1,2 tỷ đồng. Với mức giá này thì một gia đình trẻ phải tiết kiệm trong thời gian từ 20 năm-25 năm. Nếu so sánh số năm tiết kiệm để một hộ có thể mua nhà thì Việt Nam cao hơn so với nhiều nước khác như tại châu Phi chỉ cần 7-9 năm…

Theo Apec Group, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu NƠXH là do thiếu quyết tâm cao của các tầng lớp xã hội để giải quyết vấn đề cấp thiết, sự hạn chế về mô hình nhà ở xã hội và đối tượng tiếp cận.

Apec Group đề xuất Thủ tướng triển khai cuộc “đại cách mạng” nhà ở xã hội
Nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn nhưng lực cung chưa đủ

Sự thiếu quyết tâm và quan tâm của doanh nghiệp, khi chỉ tập trung phát triển nhà ở thương mại, hoặc khi triển khai dự án NƠXH lại đề xuất những ưu đãi vượt quá các chính sách pháp luật hiện hành; Cùng với đó là việc thiếu tính phối hợp đồng bộ, quyết liệt giữa các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Những vấn đề trên đã gây ra tình trạng ngày càng trầm trọng, khó giải quyết vấn đề, khi tốc độ độ thị hóa của Việt Nam rất cao tới 37,5% với mức tăng dân số đô thị 3%, cao nhất khu vực Đông Nam Á.

"Do vậy, chúng ta cần đánh giá nghiêm túc và cần một sự quyết tâm, đồng lòng cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và các tầng lớp xã hội cần vào cuộc mạnh mẽ để làm cuộc đại cách mạng NƠXH cho người dân", Apec Group đánh giá.

Cần cuộc “đại cách mạng” nhà ở xã hội

Trong bối cảnh nhu cầu ngày càng cấp thiết, nhưng lực cung chưa xứng tầm, Apec Group đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp để góp phần thúc đẩy phát triển NƠXH.

Cụ thể, theo Apec Group cần quy hoạch từng vùng nông thôn trên cả nước nên phải quản lý việc cấp phép việc xây dựng tại nông thôn, theo quy định tại điểm K khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 quy định về công trình xây dựng được miễn phép như sau: "Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn".

Đồng thời, Apec Group cũng kiến nghị lập quy hoạch các đại đô thị NƠXH có quy mô lớn. Quy hoạch phải có sự đồng bộ và kết nối hạ tầng kỹ thuật với đô thị trung tâm, khu công nghiệp bằng các tuyến giao thông và các tuyến công cộng thuận lợi; Giúp các cư dân tại khu đô thị có đủ điều kiện sinh sống và làm việc.

Apec Group đề xuất Thủ tướng triển khai cuộc “đại cách mạng” nhà ở xã hội
Apec Group là doanh nghiệp bất động sản triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn trên cả nước

Trong đó, Hà Nội và TP HCM mỗi địa phương sẽ tạo quỹ đất 3.000-5.000 ha để làm NƠXH diện tích từ 50-300ha/khu đô thị. Các tỉnh thành khác sẽ tạo quỹ đất khoảng 10.000-20.000ha để làm NƠXH.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần đặt mục tiêu phát triển đạt 10 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, giai đoạn từ 2021-2025 hoàn thành 4 triệu căn hộ, từ 2026-2030 hoàn thành 6 triệu căn hộ.

Cùng với đó, Chính phủ cần ban hành cơ chế cho phép doanh nghiệp được chuyển đổi đất khu công nghiệp, đất thương mại dịch vụ, đất nông nghiệp sang mục đích đất để đầu tư khu đô thị nhà ở xã hội.

Về hành lang pháp lý và cơ chế chính sách, Apec Group kiến nghị Chính phủ ban hành các nghị định, thông tư, chỉ thị phù hợp với các luật hiện hành mà không cần đợi thông qua luật mới. Các chính sách cần rõ ràng, thông thoáng, để giúp doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận, dễ dàng triển khai dự án.

Ngoài ra, Chính phủ và chính quyền địa phương nghiên cứu chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng bằng nguồn tài chính ứng trước của nhà đầu tư. Và nhà đầu tư sẽ nhận hoàn lại tiền bằng hình thức đối trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước cần có quy định để tách NƠXH ra khỏi "room" bất động sản. Vì đây là nhóm ngành có mức độ rủi ro thấp, nhu cầu lớn, không là nguyên nhân gây bong bóng bất động sản.

"Thực tế phải coi NƠXH như một ngành đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội. Chính sách này sẽ nâng hạn mức tính dụng cho vay, từ đó các ngân hàng thương mại sẽ có các chính sách ưu tiền về nguồn vốn vay và chính sách lãi suất hấp dẫn cho cả nhà phát triển cũng như các đối tượng để mua nhà", Apec Group đánh giá.

Apec Group cũng kiến nghị Chính phủ xem xét tạo cơ chế cho phép các tỉnh, thành phố được ưu tiên một phần vốn ngân sách của địa phương để cấp bù lãi suất cho vay thương mại mua nhà ở xã hội xuống mức 3-4% giúp tăng giá trị đồng vốn và tạo nguồn lực cho mua nhà ở xã hội.

Đề tạo động lực thu hút nguồn vốn xã hội, Apec Group kiến nghị Chính phủ xem xét có cơ chế cho doanh nghiệp đầu tư làm nhà ở xã hội có thể phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) ngay trên thị trường chứng khoán để tận dụng nguồn vốn của xã hội. Cơ chế này tương tự như với loại hình doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Đồng thời, Chính phủ, Bộ Tài chính tạo các diễn đàn, hội nghị để hỗ trợ giới thiệu doanh nghiệp tiếp xúc và làm việc cùng các định chế tài chính trong và ngoài nước như Worldbank, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng Chính sách để tiếp cận nguồn vốn ưu đãi dành cho phát triển (dưới 3%/năm).

Với những kiến nghị trên, Apec Group kỳ vọng sẽ tạo ra một động lực lớn thu hút các nhà đầu tư tham gia chung tay cùng chính phủ giải quyết các vấn đề của xã hội và công ty sẽ tiên phong là một doanh nghiệp tham gia vào chương trình phát triển NƠXH.

Cụ thể, Apec Group cho biết sẽ thành lập tổng công ty với tổng vốn điều lệ ban đầu khoảng 10.000-20.000 tỷ đồng, phần còn lại doanh nghiệp sẽ huy động từ các tổ chức như ngân hàng, định chế tài chính trong và ngoài nước, từ các đối tác, nguồn lực của xã hội với quy mô từ 50.000 - 100.000 tỷ và sẽ tăng lên phù hợp với mỗi thời kỳ đầu tư. Mục tiêu sẽ đầu tư và phát triển từ 6-10 triệu “căn hộ 5 sao” trong giai đoạn 202 -2030; Trong đó, từ 2021-2025 hoàn thành 2-4 triệu căn hộ, từ 2026-2030 hoàn thành 4- triệu căn hộ.

Trong đó, Apec Group sẽ tập trung vào các sản phẩm căn hộ có diện tích căn hộ từ 25-70 m2/căn; Giá bán tại Hà Nội và TP HCM khoảng 13-16 triệu đồng/m2, các thành phố còn lại khoảng 9-14 triệu đồng/m2.

Với chính sách ưu đãi thanh toán linh hoạt, người dân chỉ cần 30% giá trị căn hộ để sở hữu căn hộ, 70% giá trị còn lại được hỗ trợ vay vốn ngân hàng hoặc tổ chức tài chính với thời hạn 10-20 năm. Tất cả các sản phẩm sẽ được phân phối theo một hệ thống quản lý thông minh đảm bảo thủ tục công khai, minh bạch.

Tại TP Cần Thơ, hiện tại Apec Group đã được giao cho nghiên cứu khu đô thị 300ha bên đường Võ Văn Kiệt, quận Bình Thủy. Công ty kiến nghị Thủ tướng xem xét phê duyệt cho chuyển đổi từ 60-100ha làm khu đô thị NƠXH 5 sao kiểu mẫu.

Dự án này sẽ giải quyết tổng thể nhu cầu nhà ở cho các đối tượng an sinh xã hội cho giai đoạn 2021-2025, với số lượng khoảng 60.000 căn hộ, đáp ứng chỗ ở cho 240.000 người (chiếm 20% dân số toàn TP cần thơ).

Tại Thái Nguyên, Apec Group kiến nghị Thủ tướng xem xét cho chuyển đổi 50ha đất trong quỹ đất 170ha khu Điềm Thụy B tại huyện Phú Bình do công ty đang làm chủ đầu tư để làm NƠXH 5 sao, hiện đơn vị đã có văn bản đề xuất gửi UBND tỉnh Thái Nguyên và mong muốn dự án sớm được triển khai.

Tại Hải Phòng, Apec Group đã dùng gần 200ha đất của mình để kiến nghị Chủ tịch Quốc hội, UBND TP Hải Phòng chấp thuận cho đầu tư “Khu đô thị An sinh xã hội 5 sao” nhằm cung cấp khoảng 80.000 căn hộ. Công ty kiến nghị Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo kịp thời với TP Hải phòng để dự án sớm đi vào cuộc sống.

Tại Hà Nội, hiện thành phố đã giao các nhà đầu tư nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết 5 khu đô thị NƠXH trên địa bàn với tổng diện tích khoảng 301,64ha đất (gồm 1 khu tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm; 2 khu tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh; 1 khu tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh và 1 khu tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín). Apec Group đề xuất đầu tư từ 500.000 đến 1.000.000 căn hộ NƠXH dựa trên quỹ đất đã được quy hoạch nêu trên và một số khu khác trong giai đoạn 2021-2025.

Tại TP HCM, Apec Group đề xuất đầu tư từ 1-2 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2025 dựa trên việc tiếp nhận các quỹ đất có sẵn, hoặc mua lại các quỹ đất các khu công nghiệp rồi chuyển đổi làm NƠXH.

Đối với các tỉnh, thành phố khác, Apec Group đề xuất đầu tư khoảng 1 triệu căn hộ NƠXH 5 sao tại các địa phương cho các đối tượng an sinh xã hội trong giai đoạn 2021-2025.

Đọc thêm

Tạo đột phá, phát triển ngành Xây dựng theo hướng hiện đại Quy hoạch - Xây dựng

Tạo đột phá, phát triển ngành Xây dựng theo hướng hiện đại

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 179/QĐ-TTg ngày 16/2/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Dự án sân Golf Đồi Cù và câu chuyện cơ chế ở Lâm Đồng Quy hoạch - Xây dựng

Dự án sân Golf Đồi Cù và câu chuyện cơ chế ở Lâm Đồng

Trong những ngày qua, Dự án tòa nhà Câu lạc bộ Golf thuộc sân Golf Đà Lạt gây xôn xao dư luận bởi công trình có quy mô rất lớn được xây dựng ngay giữa lòng TP Đà Lạt nhưng không có giấy phép.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã để xảy ra những sai phạm gì? Quy hoạch - Xây dựng

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã để xảy ra những sai phạm gì?

TTTĐ - Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận thanh tra số 3116 ngày 25/12/2023 về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Tại kết luận, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm, trách nhiệm của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các Sở, ban, ngành của tỉnh.
Bình Định: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Khu đô thị Long Vân Bất động sản

Bình Định: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Khu đô thị Long Vân

TTTĐ – UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 4815 về việc Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Long Vân, thành phố Quy Nhơn với tổng diện tích khoảng 1.378ha.
Hà Nội giải bài toán 1.25 triệu m2 nhà ở xã hội Quy hoạch - Xây dựng

Hà Nội giải bài toán 1.25 triệu m2 nhà ở xã hội

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, Hà Nội xác định mục tiêu đến năm 2025 sẽ xây dựng mới 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội; đến năm 2030 sẽ xây dựng mới 5,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội để đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở cho các đối tượng chính sách.
Loạt công trình không phép tại phường Thảo Điền: Trách nhiệm về ai? Quy hoạch - Xây dựng

Loạt công trình không phép tại phường Thảo Điền: Trách nhiệm về ai?

TTTĐ - Kết luận Thanh tra của TP Thủ Đức chỉ ra, để xảy ra những khuyết điểm, vi phạm trên, trách nhiệm thuộc về UBND phường Thảo Điền, Chủ tịch UBND phường, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế - đô thị, công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, được phân công phụ trách địa bàn.
Thông qua danh mục 2.839 công trình, dự án thu hồi đất năm 2024 Quy hoạch - Xây dựng

Thông qua danh mục 2.839 công trình, dự án thu hồi đất năm 2024

TTTĐ - Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 14, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, chiều 6/12, các đại biểu đã biểu quyết thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh Quy hoạch - Xây dựng

Góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh

TTTĐ - Khu kinh tế Vân Phong được định hướng trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, có sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng.
Buộc phá dỡ công trình vi phạm của Công ty Dược Bảo Long Quy hoạch - Xây dựng

Buộc phá dỡ công trình vi phạm của Công ty Dược Bảo Long

TTTĐ - UBND huyện Củ Chi đã có thông báo đến Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long (gọi tắt là Công ty Dược Bảo Long) tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trong thời hạn 15 ngày, nếu không sẽ bị cưỡng chế. Tuy nhiên, đến nay công ty này vẫn chưa thực hiện.
Công ty Bệnh viện Xuyên Á bị xử phạt vì xây dựng sai phép Quy hoạch - Xây dựng

Công ty Bệnh viện Xuyên Á bị xử phạt vì xây dựng sai phép

TTTĐ - Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á (chủ đầu tư Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á) đã bị UBND huyện Củ Chi xử phạt 110 triệu đồng vì xây dựng nhiều hạng mục công trình sai với giấy phép được cấp.
Xem thêm