Lộ diện Top 7 tranh tài Chung khảo “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng”

09:40 | 09/06/2022
TTTĐ - Ngày 12/6 tại Hội trường 700 Học viện Tài chính sẽ diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” lần thứ VII, năm 2022, hứa hẹn những màn tranh tài vô cùng gay cấn.
Hội thi “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng”: Cơ hội trải nghiệm nghiên cứu ứng dụng thực tế Hội thi “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng”: Cơ hội trải nghiệm nghiên cứu ứng dụng thực tế
Lộ diện Quán quân “Olympic Kinh tế lượng và Ứng dụng” 2019 Lộ diện Quán quân “Olympic Kinh tế lượng và Ứng dụng” 2019
Khai mạc vòng chung khảo Hội thi “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” lần thứ V Khai mạc vòng chung khảo Hội thi “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” lần thứ V

Top 7 trường đại học, học viện lọt vào vòng Chung khảo Hội thi đã lộ diện: Học viện Tài chính, ĐH Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Thủy lợi (Hà Nội), ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Luật – ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thi “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” lần thứ VII do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp cùng Học viện Tài chính, Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức. Với sự thành công của 6 mùa thi trước, quy tụ hàng nghìn sinh viên đến từ gần 50 trường đại học, học viện trên toàn quốc, nhận trung bình 130 đề tài mỗi năm, “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” là một sân chơi trí tuệ, thỏa sức bứt phá, bùng cháy đam mê của các nhà kinh tế trẻ.

Hội thi
Hội thi là hoạt động được tổ chức thường niên thu hút đông đảo sinh viên tham gia

Hội thi được tổ chức thường niên vào dịp tháng 5 hàng năm với mục tiêu đẩy mạnh việc ứng dụng các mô hình toán học, kinh tế lượng, phần mềm tin học để góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học sinh viên trong nhà trường.

Đồng hành với Hội thi là các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế nhiệt tình và tâm huyết tham gia Hội đồng chuyên môn và Ban giám khảo như: TS. Võ Trí Thành, TS. Lê Xuân Nghĩa, TS. Nguyễn Thắng, TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, TS. Nguyễn Việt Hùng và nhiều nhà khoa học trong ban cố vấn.

Đối tượng dự thi năm nay không là sinh viên năm cuối. Bởi Ban tổ chức mong muốn các bạn sinh viên năm nhất, năm hai có thể tiếp xúc với khoa học, tiếp cận nghiên cứu định lượng sớm hơn, sẵn sàng chuẩn bị kiến thức tốt cho công trình nghiên cứu khóa luận, luận văn tốt nghiệp đại học và ứng dụng định lượng sau khi tốt nghiệp ra trường.

Với số lượng sinh viên từ các trường đại học tham gia đông hơn, 129 đề tài nổi bật từ vòng Sơ khảo, Hội thi chọn lựa ra 10 đề tài xuất sắc báo cáo tại Chung khảo.

Để có thể ứng dụng các mô hình toán học, kinh tế lượng và phần mềm tin học là một quá trình không dễ dàng. Đó là sự say mê, kiên trì, quyết tâm và là sự gắn kết giữa giáo viên, sinh viên. Ngoài ra, đây còn là nền tảng hình thành các nhóm nghiên cứu, giúp sinh viên trải nghiệm quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, trung thực, hiệu quả.

Ban tổ chức giới thiệu Hội đồng Ban giám khảo năn nay
Ban tổ chức giới thiệu Hội đồng Ban giám khảo Hội thi năm nay

PGS. TS. NGND Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính cho biết: “Để lựa chọn được 10 đề tài vào vòng Chung khảo, Ban giám khảo đã phải làm việc suốt gần 2 tháng, qua hai vòng chấm độc lập và vòng chấm độc lập thứ 3 này với hình thức thuyết trình. Tác giả các đề tài có thể bảo vệ kết quả nghiên cứu trước Hội đồng giám khảo, trước sự chứng kiến của đại biểu, thầy cô giáo và các bạn sinh viên, để khẳng định và nhận giải thưởng cao nhất của Hội thi.

Thành công luôn chứa đựng sự nhọc nhằn, vất vả. Con đường thành công trong khoa học dài hơn, gian nan hơn nhưng vinh quan và nhiều lý thú. Con đường khoa học giống như bao con đường đi đến thành công khác. Nó được chia ra thành những bước đi nhỏ, theo các nấc thang, để dần hình thành tư duy, phương pháp, bản lĩnh nghiên cứu, từ đó chủ động, sáng tạo và luôn sẵn sàng chinh phục những đỉnh cao mới”.

Thông qua Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” lần thứ VII, Ban tổ chức mong muốn mang lại cho sinh viên những trải nghiệm trong quá trình nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hơn về kỹ năng trình bày, phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề khoa học, khuyến khích phản biện để bảo vệ kết quả nghiên cứu của mình; Từ đó trau dồi thêm kiến thức chuyên môn và bản lĩnh nghiên cứu khoa học.

Lê Dung

Bản quyền thuộc https://tuoitrethudo.com.vn/