WHO cảnh báo 40 triệu trẻ em có nguy cơ mắc sởi

10:28 | 30/11/2022
TTTĐ - Cảnh báo được WHO phối hợp với CDC Mỹ chia sẻ trong bản báo cáo chung mới được đưa ra trong tuần vừa qua. Đây là số lượng ước tính trẻ bị lỡ đợt tiêm chủng, ngoài ra các ước tính còn cho thấy gần 25 triệu trẻ mới chỉ được tiêm một mũi và khoảng 14,7 triệu trẻ chưa tiêm mũi 2 vắc xin phòng sởi.
Phân bổ 434.000 liều vắc xin sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván để tiêm chủng mở rộng trên cả nước UNICEF cảnh báo số ca mắc bệnh sởi đã tới ngưỡng báo động trên toàn thế giới 10 quận, huyện của Hà Nội tiếp tục tăng cường phòng chống bệnh sởi TP HCM: Số ca bệnh sởi tăng 21%, tay chân miệng và sốt xuất huyết giảm đáng kể

Theo WHO, đây là con số cao nhất kể từ năm 2008 đến nay. Năm 2021, thế giới có khoảng 9 triệu ca mắc bệnh sởi được ghi nhận, trong đó có 128 nghìn trường hợp tử vong.

Trẻ đủ 9 tháng tuổi cần tiêm vắc xin phòng sởi vì kháng thể từ mẹ truyền sang bị suy giảm, không đủ bảo vệ trước các bệnh truyền nhiễm
Trẻ đủ 9 tháng tuổi cần tiêm vắc xin phòng sởi vì kháng thể từ mẹ truyền sang bị suy giảm, không đủ bảo vệ trước các bệnh truyền nhiễm

Bệnh sởi từng là một trong những căn bệnh lây lan nhanh chóng và có thời từng lấy đi tính mạng rất nhiều trẻ em. Tuy nhiên nhờ vắc xin được phát triển thành công từ năm 1963 mà số lượng người bị mắc và tử vong do căn bệnh này đã giảm đi rất nhiều. Điều khó khăn duy nhất để có được miễn dịch cộng đồng chống lại sởi thì độ bao phủ vắc xin phải ở mức 95% trở lên mới ngăn chặn được dịch bùng phát.

Trước khi COVID-19 xuất hiện thì việc tiêm chủng vắc xin phòng sởi - rubella nói chung trên toàn cầu vẫn được triển khai rất tốt. Khi đại dịch xuất hiện, số lượng trẻ tiêm vắc xin sụt giảm do các lệnh phong tỏa làm người dân hạn chế tiếp cận dịch vụ y tế. Ngoài ra còn phải kể đến là các thông tin sai lệch về vắc xin cũng làm tăng sự nghi ngại khiến nhiều người không cho con mình đi tiêm.

Sởi được biết đến là bệnh dịch nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao
Sởi được biết đến là bệnh dịch nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao

Một ví dụ điển hình, tại Mỹ, tỷ lệ trẻ tiêm mũi 1 trong năm vừa qua chỉ đạt 81%, số trẻ tiêm đủ 2 mũi là 71%. Đây là con số rất thấp so với yêu cầu độ bao phủ vắc xin phải đạt 95%. Chính vì vậy, tại Ohio đã có một đợt bùng phát với 24 trẻ bị mắc sởi. Qua điều tra của cơ quan y tế, tất cả số trẻ này đều chưa được tiêm vắc xin ngừa bệnh. Trên thế giới, các đợt bùng phát cũng được ghi nhận, đặc biệt tại khu cận sa mạc Sahara ở Châu Phi.

Tại Việt Nam, vắc xin phòng chống sởi được lồng ghép trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho tất cả trẻ em. Tuy nhiên, những tháng gần đây, nhiều tỉnh thành đã thông báo thiếu vắc xin sởi nói riêng và một số vắc xin khác trong chương trình này. Việc này làm tăng nguy cơ dịch sởi có thể bùng phát bởi theo chu kỳ 4 năm bùng dịch một lần. Được biết, hai đợt dịch bùng phát gần đây nhất tại Việt Nam là năm 2013 - 2014 và 2018-2019.

Hoàng Châu

Bản quyền thuộc https://tuoitrethudo.com.vn/