Tag
Đồng lòng xây dựng những "pháo đài chống dịch"

Bài 1: Kiên quyết đấu tranh loại trừ phần tử xấu

Văn hóa 12/08/2021 08:00
aa
TTTĐ - Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Hà Nội tiếp tục giãn cách thêm 15 ngày. Đây là quyết định rất hợp lòng dân. Mặc dù cuộc sống, kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhưng đa phần người dân Hà Nội rất mong giãn cách để đảm bảo an toàn. Chính vì thế, trong giai đoạn khó khăn và quyết định này, mỗi người lại cùng chung quyết tâm xây dựng những "pháo đài chống dịch" để mong những ngày bình yên thực sự trở lại sớm nhất có thể.
Kiên quyết đấu tranh phòng ngừa, xử lý tội phạm trong mùa dịch

Những ngày vừa qua, nhiều chốt trực được lập lên để đảm bảo sự giãn cách, mang đến an toàn cho người dân nhưng trước những nỗ lực phòng, chống dịch này của lực lượng chức năng, nhưng vẫn tồn tại một vài trường hợp khiến dư luận bức xúc. Bởi lẽ, hành động của họ không những lực lượng phải làm nhiệm vụ chống dịch mệt mỏi thêm mà làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Chính quyền và Nhân dân Hà Nội kiên quyết đấu tranh với những phần tử thiếu ý thức này.

Vẫn còn những kẻ coi chống dịch như… chuyện đùa

Ngày 11/8, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) mở rộng điều tra vụ 3 thanh niên mua 9 giấy đi đường ở cửa hàng cầm đồ. Theo thông tin ban đầu, vụ việc được phát hiện ngày 6/8, tại chốt phòng, chống dịch Covid-19 ở đầu ngõ 214 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân.

Quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng chức năng quận Thanh Xuân phát hiện 3 trường hợp sử dụng giấy đi đường để qua chốt có biểu hiện nghi vấn nên đã đưa về Công an phường Hạ Đình để xác minh, làm rõ.

Bước đầu, 3 thanh niên trên khai nhận đã mua 9 giấy đi đường với tổng số tiền 12 triệu đồng ở một tiệm cầm đồ trên đường Láng, quận Đống Đa. Vụ việc đang tiếp tục được lực lượng chức năng làm rõ.

Những người bất chấp, đi chợ từ sáng sớm để né tránh lực lượng chức năng
Những người bất chấp dịch bệnh, đi chợ từ sáng sớm để né tránh lực lượng chức năng

Trong khi đó, theo cán bộ ở bộ phận Một cửa UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội), trong ngày 9/8, có trường hợp đến xin xác nhận giấy đi đường vì… ở nhà chán quá. Khi được hỏi làm công việc gì thì người này trả lời là lao động tự do.

"Họ cứ thấy có thông báo yêu cầu xác nhận giấy đi đường là kéo đến mà không cần biết mình thuộc nhóm đối tượng nào. Khi không được xét duyệt giấy tờ, có người còn to tiếng. Phường cũng chỉ biết tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và nắm rõ quy định của thành phố", vị cán bộ này cho biết thêm.

Theo một lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt, trong ngày 9/8, đã có nhiều đơn vị, cơ sở không đúng ngành nghề thiết yếu cũng đến trụ sở xin xác nhận giấy đi đường. Bên cạnh đó, một số đơn vị còn "cõng" thêm người ngoài, không là cán bộ, công nhân viên của công ty vào danh sách kèm theo. Đặc biệt, có công ty gần 50 người đến xin xác nhận để công nhân đi cắt cỏ, tỉa cây trong thời gian giãn cách xã hội.

"Thành phố giao trách nhiệm cho cơ sở nên phường phải làm chặt chẽ. Nhiều trường hợp gian dối hoặc cố tình thêm người ngoài vào danh sách đã được phường phát hiện. Tuy nhiên, không có chế tài nào để xử lý các trường hợp này. Phường chỉ biết khuyên họ đi về và chấp hành chủ trương của thành phố", vị lãnh đạo phường Hoàng Liệt thông tin thêm.

Như vậy, câu chuyện thiếu thông tin, thiếu tìm hiểu, thiếu kiến thức đã đành nhưng thiếu ý thức mới là quan trọng nhất. Thiếu ý thức dẫn đến coi việc chống dịch như… chuyện đùa. Thiếu ý thức dẫn đến việc không kiềm chế được những nhu cầu hết sức… vớ vẩn của cá nhân.

Đáng buồn hơn, một số người lại coi việc chống dịch chỉ là ở hành động… né tránh lực lượng chức năng. Theo một số báo phản ánh, những ngày gần đây, nhiều người Hà Nội đi chợ cóc từ 4-5h sáng để tránh tụ tập đông người, đồng thời không bị quản lý chặt bởi lực lượng kiểm soát ở các chốt kiểm dịch.

Điều này dẫn đến nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao
Nhiều người đi chợ cóc từ 4-5h sáng để tránh bị quản lý bởi lực lượng kiểm soát, điều này dẫn đến nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao

Theo đó, từ 4h, khi ánh đèn cao áp hai bên đường còn chưa tắt, các chợ cóc đã bắt đầu hoạt động chui ở nhiều khu dân cư hoặc vỉa hè trước các cổng chợ lớn. Các tiểu thương ở đây phần lớn là người lao động đổ ra vỉa hè, lòng đường buôn bán khi phố xá vắng vẻ.

Bên ngoài chợ Phùng Khoang, chợ Thượng Đình… rất nhiều người mua bán tấp nập. Một người dân đi chợ ở đây cho biết việc quy định phiếu đi chợ chỉ sử dụng trong thời gian cố định tại một số quận gây nên nhiều sự bất tiện. Trong khi đó, việc mua bán tại vỉa hè được cho là nhanh chóng, thuận tiện và người dân không cần phải xuất trình giấy tờ.

Nhiều ca lây nhiễm đã phát tán ra từ chợ đầu mối, nhiều siêu thị phải đóng cửa do có các ca bệnh, một bộ phận người dân vẫn “điếc không sợ súng” khiến rất nhiều người lo lắng. Liệu cứ bất chấp hậu quả, chỉ cần giải quyết nhu cầu cá nhân là tránh được việc kiểm tra phiếu đi chợ, mua được nhiều đồ ăn tươi, rẻ như những người này thì bao giờ tình hình của Hà Nội mới thực sự yên ổn, mới hết ca lây nhiễm trong cộng đồng để cuộc sống bình thường trở lại?

Tăng cường xử phạt để ngăn chặn, răn đe

Trước tình trạng trên, mong muốn của đại bộ phận Nhân dân là cần phải tăng cường xử phạt thật nghiêm để răn đe đồng thời ngăn chặn, làm bài học cho những người sau phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định phòng, chống dịch hơn. Có như thế, việc chống dịch mới thực sự an toàn, hiệu quả.

Ai cũng biết, mọi người đều bị ảnh hưởng nhiều trong giãn cách xã hội. Việc đi làm, kinh doanh, buôn bán, lo công việc cũng hết sức quan trọng nhưng đảm bảo an toàn phòng, chống dịch là điều quan trọng nhất, được ưu tiên hàng đầu trong tình hình hiện nay. Còn người là còn của, phải an toàn đã, kiểm soát được dịch bệnh đã thì mới có thể làm ra của cải vật chất để làm giàu, để sống.

Chính bởi vậy, có những gia đình mất hết nguồn thu nhưng họ vẫn chấp hành nghiêm chỉnh, ở tại nhà, chính quyền và bà con, đồng bào không để họ lại phía sau, vẫn đồng hành, mang đến lương thực, thực phẩm cùng họ vượt qua dịch bệnh. Vậy thì, những người khác, nên biết nén nhịn những nhu cầu khác để cùng với cộng đồng đan thành pháo đài vững chắc chống dịch. Còn khi họ đã cố tình vi phạm lợi ích của cộng đồng thì phải phạt nặng để đánh vào kinh tế và làm thức tỉnh ý thức của mỗi người.

Lực lượng chức năng xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch
Lực lượng chức năng xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch

Những ngày qua, số tiền phạt vi phạm quy định phòng, chống dịch mỗi ngày đều tăng lên. Trong hơn trong 2 tuần thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, các cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính hơn 12.500 trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19 với tổng số tiền hơn 19,5 tỷ đồng. Đó là con số không ai mong muốn nhưng cũng cho thấy, ý thức phòng dịch của người dân vẫn còn một vài lỗ hổng cần phải lấp đầy.

Trong những vụ việc vi phạm, nhiều hành vi thuộc về bạn trẻ khiến dư luận hết sức bức xúc. Đó là sự việc một thanh niên ở Thạch Thất dùng gạch để “thông chốt” kiểm dịch với những lời mắng chửi nặng nề, vô văn hóa; Một thiếu niên sinh năm 2003 ra đường không lý do chính đáng đã xúc phạm, lăng mạ danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ tại quận Thanh Xuân. Những hành vi, nhận thức, lối ứng xử như thế cần được giáo dục nghiêm khắc từ gia đình, cộng đồng để ngăn chặn những trường hợp tương tự.

Việc báo chí phát hiện, phản ánh kịp thời; Người dân giám sát, tố cáo những hành vi vi phạm quy định chống dịch tại khu dân cư, tổ dân phố... để chính quyền kịp thời xử lý cũng là lối ứng xử cần thiết trong mùa dịch này. Điều đó nhằm xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tạo nên sức mạnh tập thể cho toàn Hà Nội chống dịch.

(Còn nữa)

Muốn sớm bình yên trở lại, hãy đặt ý thức lên hàng đầu Muốn sớm bình yên trở lại, hãy đặt ý thức lên hàng đầu
Đáng lo nhất là “vi-rút ý thức”… Đáng lo nhất là “vi-rút ý thức”…

Đọc thêm

Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình" Văn học

Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình"

TTTĐ - Sau thành công của tập thơ đầu tay “Đêm mặn” với gần 5.000 cuốn, Á hậu Trang Viên tiếp tục gửi đến độc giả tác phẩm mới nhất mang tên "Ru tình".
Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam Văn hóa

Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTTĐ - Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Xem thêm