Tag

Bài 113: Người kiên định giữ nghề truyền thống

Phóng sự 14/12/2016 22:36
aa
(TTTĐ) 33 tuổi, trở thành chủ xưởng sản xuất dao ở làng nghề rèn Đa Sỹ (Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội), anh Đỗ Văn Thắng có nguồn thu nhập tương đối ổn định từ nghề cha ông để lại. Với quyết tâm giữ nghề truyền thống, chàng trai trẻ đã dạy nghề, tạo việc làm cho hàng chục lao động trẻ tại địa phương…

Bài 113: Người kiên định giữ nghề truyền thống

(TTTĐ) 33 tuổi, trở thành chủ xưởng sản xuất dao ở làng nghề rèn Đa Sỹ (Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội), anh Đỗ Văn Thắng có nguồn thu nhập tương đối ổn định từ nghề cha ông để lại. Với quyết tâm giữ nghề truyền thống, chàng trai trẻ đã dạy nghề, tạo việc làm cho hàng chục lao động trẻ tại địa phương…

>> Phát triển nguồn nhân lực trẻ - Nhiệm vụ chính trị cấp thiết:
Bài 110: Khát vọng, sáng tạo, nhiệt huyết “vươn mình ra biển lớn”
Bài 111: Trải nghiệm để tích lũy và tạo dựng thành công
Bài 112: Giám đốc trẻ chia sẻ bí quyết đào tạo nhân lực

Làm nghề từ năm lớp 7


Những ngày này, trong các dãy nhà cao tầng san sát, tiếng đe, tiếng búa vẫn rộn ràng khắp làng Đa Sỹ. Những bễ lửa đỏ hồng, những con dao, chiếc kéo sắc lẹm đều đặn ra lò dưới bàn tay thoăn thoắt tài hoa của những người thợ trẻ. Trong gian xưởng rộng hơn 60m2 giữa tổ 4 của làng Đa Sỹ, anh Thắng cùng gần chục thợ trẻ bắt đầu công việc của một ngày mới từ lúc hơn 6h sáng.


Kể về những ngày đầu tiên đến với nghề rèn truyền thống của quê hương, anh chia sẻ: “Từ khi còn học lớp 7, tôi đã biết nghề. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, thấy bố mẹ mê mải làm kéo, tôi quạt lò, phụ giúp các công việc lặt vặt ở những khâu đơn giản”. Cứ như thế, những chiếc dao, cái kéo cùng tiếng búa, tiếng dao chát chúa đã gắn với tuổi thơ khiến Thắng yêu thích tự bao giờ.

Bài 113: Người kiên định giữ nghề truyền thống

Anh Đỗ Văn Thắng hoàn thiện sản phẩm dao


Mặt hàng gia đình Thắng làm khi đó chuyên về kéo. Khi quyết định tách ra để hướng đến mặt hàng mới là dao, Thắng dành nhiều thời gian đến các xưởng dao để xin học nghề, đúc rút kinh nghiệm cho riêng mình.


Chàng trai 8X chia sẻ, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, trên thị trường có nhiều loại dao, kéo khác nhau đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Song vẫn có nhiều người ưa chuộng các loại dao truyền thống. “Cách làm truyền thống công phu hơn, bếp than được đốt lên, chiếc quạt điện mini thổi thay cho cái bễ, phôi thép được nung hồng lên rồi đặt lên đe, dùng búa tạ đập dẹt thành hình con dao. Ba lần nung đập như vậy, cơ bản rèn xong một con dao bản thô ”, anh Thắng nói. Theo anh, bí quyết tôi nhiệt phôi thép tuỳ thuộc vào kinh nghiệm gia truyền của mỗi gia đình. Sản phầm dao của gia đình lại có một kí hiệu riêng, đóng dấu vào sản phẩm là cách thể hiện đẳng cấp, thương hiệu, để không lẫn với những sản phẩm khác.


Dao truyền thống có hạn chế nhất định so với các loại dao Trung Quốc, Thái Lan đang tràn ngập trên thị trường như hay bị gỉ, thẩm mỹ không cao. Bởi vậy, anh Thắng cho rằng, để hạn chế những nhược điểm này, từ khâu rèn dao qua lửa, người thợ phải đầu tư công phu hơn, làm bóng dao. Độ bóng càng cao, độ gỉ càng thấp hoặc sử dụng kỹ thuật mạ.


“Năng suất của nghề rèn đã tăng cao do các hộ làm nghề đầu tư thêm máy móc tự động, bán tự động. Người thợ chỉ làm thủ công các công đoạn hoàn thiện sản phẩm như tạo hình dáng và kỹ thuật “tôi” để dao sắc và cứng…”, anh tâm sự.


Không chỉ kiên trì phát triển nghề truyền thống của quê hương, xưởng làm dao của Thắng hiện còn tạo việc làm cho hàng chục lao động trẻ tại địa phương. Sản phẩm của ông chủ trẻ được các lái buôn tìm đến tận nơi thu mua với doanh số hàng tháng ước đạt khoảng 1,5 vạn dao. Thu nhập bình quân mỗi lao động từ hơn 3 triệu đồng – 9 triệu đồng/người/tháng tùy vào tay nghề và ngày công lao động.


Cần sự kiên trì, bền bỉ


“Nghề rèn vất vả lắm” – chàng trai đậm chất quê hay nhắc đến trong câu chuyện với tôi. “Từ khi vào xưởng làm việc đến lúc đi ra, toàn thân bám đầy muội đen của gỉ sắt, thép rèn dao. Cũng bởi vất vả vậy nên những năm trước đây, cứ 10 gia đình có 8 hộ làm nghề thì đến nay, con số ấy chỉ còn lại 4. Hiện, làng có khoảng 500 – 600 hộ làm nghề, trong đó có khoảng 100 hộ là thanh niên”, Thắng kể.

Bài 113: Người kiên định giữ nghề truyền thống

Xưởng sản xuất của Đỗ Văn Thắng


Rất nhiều thanh niên quê anh vì không đủ sức bám trụ lấy nghề đã rời bỏ để tìm việc khác nhàn hạ hơn. Bản thân anh Thắng không ít lần nghĩ đến chuyện bỏ nghề dao nhưng rồi, cái nếp của “con nhà nòi” 4 đời gắn với nghề rèn, với những bễ lửa đỏ hồng, với tiếng chát chúa của búa, đe đã thôi thúc anh phải nỗ lực.
Anh Thắng tâm sự: “Khi còn nhỏ, tôi nghe ông nội kể, nghề rèn Đa Sỹ có từ đời Hùng Vương thứ 18, là nơi cung cấp vũ khí cho các Lạc hầu, Lạc tướng giữ yên bờ cõi và sản xuất nông cụ phục vụ sản xuất, lao động. Trải qua những biến thiên của lịch sử, nghề rèn ở Đa Sỹ vẫn tồn tại và phát triển. Người dân nơi đây vẫn tự hào bởi khả năng tạo ra những con dao “chặt được cả sắt”.


Đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trường…


Khi chuyển sang cơ chế thị trường, do thiếu nguồn tiêu thụ và nguyên liệu, dân làng giữ nghề dưới hình thức sản xuất cá thể quy mô nhỏ hộ gia đình. Theo Thắng, để phát triển nghề, lôi cuốn thợ trẻ ham mê và gắn bó với nghề cần có nhiều yếu tố.

Đã có hơn chục năm gắn bó với những bụi bặm, gian truân, vất vả của nghề, Thắng luôn lấy những bài học của bản thân để chia sẻ với thợ trẻ, hun đúc trong họ tình yêu với nghề truyền thống của quê hương. Anh tâm sự: “Là thanh niên, có mấy người yêu được cái công việc bụi bặm, nhọc nhằn này. Từ sáng đến tối, người thợ luôn tay chân, mặt mũi lấm lem như hề, ít có điều kiện đi giao lưu, tiếp xúc. Bởi vậy, muốn làm nghề phải thật sự kiên trì, gắn bó và đam mê”.


Cũng vì hiểu được nỗi gian truân, vất vả của nghề nên ông chủ 8X luôn tạo không khí làm việc cởi mở, thoải mái cho lao động trẻ của mình, hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ từng khâu, từng công đoạn khó. Anh đặc biệt chú ý đến kỹ thuật, công đoạn làm ra từng sản phẩm để đảm bảo chất lượng, phù hợp với giá cả và yêu cầu của thị trường, không vì số lượng mà bỏ qua chất lượng. Sản phẩm của Thắng đã và đang có mặt ở nhiều địa phương trong cả nước và cả thị trường nước bạn đầy tiềm năng như Lào, Camphuchia.


Ông chủ trẻ cho rằng, chỉ có tình yêu nghề và sự đam mê, muốn gắn bó với nghề của người thợ là chưa đủ. Hiện nay, nghề rèn Đa Sỹ đang đứng trước nguy cơ mai một bởi rất khó tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm mà phụ thuộc nhiều vào lái buôn từ nơi khác đến. Bên cạnh đó, việc mở rộng xưởng sản xuất của các hộ kinh doanh trẻ như anh cũng gặp khó khăn về mặt bằng. Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh khiến không gian sinh hoạt của làng nghề đã mang nhiều nét phố. Không gian sống ngày càng thu hẹp khiến việc làm nghề gặp nhiều trở ngại.


Để giải quyết những vấn đề trên, chính quyền địa phương đã đề xuất việc xây dựng, quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề. Dự án được lập từ năm 2003, đã được phê duyệt, nhưng đến nay với những người dân làng nghề vẫn còn là một tương lai xa.


Anh Thắng bày tỏ: “Tôi hy vọng, Hiệp hội làng nghề sẽ cùng chung tay, vào cuộc giúp đỡ hội viên trong việc tìm kiếm thị trường, mở rộng không gian sản xuất để những thanh niên có điều kiện, cơ hội tốt hơn phát triển nghề truyền thống, đưa sản phẩm rèn của làng nghề vươn xa ra thị trường trong nước và quốc tế”.


Ngọc Minh

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm