Tag

Bài 116: Cơ hội xuất khẩu lao động chất lượng cao

Nhịp sống trẻ 25/12/2017 08:09
aa
TTTĐ - Những đàm phán gần đây của các quốc gia đã thống nhất đưa lĩnh vực lao động, việc làm vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Bên cạnh đó, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành cùng việc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sắp có hiệu lực đã mang đến nhiều cơ hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, mở ra một chương mới cho xuất khẩu lao động của đất nước.

Bài 116: Cơ hội xuất khẩu lao động chất lượng cao

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập
Bài 115: Chủ động, mạnh dạn trở thành công dân toàn cầu


Hội nhập về lao động và việc làm

AEC thành lập đánh dấu sự hòa nhập sâu rộng, toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á. Đồng thời, mở ra cơ hội và thách thức với mọi thành viên, đặc biệt là trong lĩnh vực việc làm. Trong một thị trường thống nhất, dòng lưu chuyển tự do của đội ngũ có tay nghề cao trong ASEAN sẽ mở ra cơ hội cho tất cả mọi người, giúp thị trường lao động sôi động hơn, thúc đẩy tạo việc làm cho từng quốc gia thành viên. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO, khi tham gia AEC số việc làm cho lao động Việt Nam sẽ tăng lên 10,5% vào năm 2025. Bên cạnh những cơ hội đó, không ít những thách thức đối với lao động của Việt Nam được đặt ra. Việc nắm bắt được những thay đổi trên thị trường lao động chung là việc rất cần thiết cho các doanh nghiệp cũng như người lao động trẻ của nước ta.


Bài 116: Cơ hội xuất khẩu lao động chất lượng cao
Thợ hàn bậc cao - kỹ thuật 6G luôn được các doanh nghiệp săn đón. Ảnh: Hồng Ánh

Hội nhập về kinh tế và cởi mở về thị trường lao động trong khu vực ASEAN sẽ tạo ra tiềm năng lớn để các nước có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động cao. Có lợi thế lực lượng lao động trẻ dồi dào với trình độ và kỹ năng làm việc khá, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình này. Như vậy, lao động Việt Nam hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở những thị trường phát triển năng động, với mức thu nhập cao như tại Thái Lan, Singapore, Malaysia… Bên cạnh đó, lao động có kinh nghiệm, chuyên môn cao từ các nước cũng sẽ đến nước ta làm việc và là nguồn bổ sung cho các doanh nghiệp trong nước, cạnh tranh với chính lao động của Việt Nam.


Cơ hội đối với lao động Việt Nam khi hội nhập đã chính thức được mở ra, nhưng thách thức lại thấy rõ hơn. Lao động nước ta phần đông chưa hội đủ các yếu tố để có thể cạnh tranh sòng phẳng với các lao động ngoại trên sân nhà. Bước ra cạnh tranh với lao động của các nước phát triển trong khu vực sẽ càng khó khăn hơn cho lực lượng lao động trẻ Việt Nam. Thực tế hiện nay, dẫu đã được đào tạo bài bản, nhưng khi được tuyển dụng nhiều lao động trẻ vẫn phải trải qua một lớp bổ túc ngắn hạn do còn yếu kỹ năng, thiếu kiến thức và phải đào tạo lại mới đáp ứng được yêu cầu. Rào cản về ngôn ngữ, các kỹ năng mềm cũng là một vấn đề đặc biệt phải quan tâm. Mặt khác, năng suất, kỹ năng lao động của nước ta hiện chỉ ở mức trung bình. Hệ thống đào tạo của các trường, đặc biệt là hệ thống các trường nghề vẫn nặng về lý thuyết, thiếu đào tạo kỹ năng, cọ xát thực tế. Chưa kể, sự thiếu nhịp nhàng của thị trường cung - cầu lao động đã khiến nhiều lao động nước ta tuy đã được đào tạo, tốt nghiệp nhưng vẫn trong tình trạng luôn thiếu việc làm.

Cạnh tranh quốc gia hay cạnh tranh giữa các nền kinh tế, sâu xa chính là cạnh tranh về nguồn nhân lực, về chất lượng lao động của mỗi nước. Nhận thức rõ vấn đề đó, nhà nước ta đã có những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời có những cơ chế mở để mời gọi, tiếp nhận lao động chuyên môn cao, các chuyên gia đầu ngành trong mọi lĩnh vực đời sống. Một mặt, những lao động nước ngoài có trình độ cao sẽ trực tiếp giúp thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển, mặt khác họ sẽ là tấm gương, là mục tiêu để các lao động trong nước, nhất là giới trẻ nhìn nhận, phấn đấu và hoàn thiện mình thông qua việc nâng cao trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp. Có như vậy, nguồn lực lao động mới được nâng cao, thị trường lao động trong nước mới cạnh tranh được trước sự "xâm nhập" của lao động ngoại. Từ đó, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được nâng cao, vị thế của nền kinh tế được khẳng định trên trường quốc tế.

Tìm hướng xuất khẩu

Hiện tỷ lệ thất nghiệp ở những lao động có trình độ đại học, cao đẳng hiện đang tương đối cao. Xuất khẩu lao động có trình độ kỹ thuật sẽ là hướng đi mới không chỉ nâng cao vị thế của người lao động mà còn là một trong những giải pháp giải quyết việc làm cho xã hội. Đây cũng là xu thế chung của thị trường lao động thế giới, nếu xuất khẩu được lao động có chuyên môn cao sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về an ninh xã hội và việc làm. Bởi lao động không có tay nghề thường phải làm trong ngành nghề độc hại, thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh.

Thị trường nước ngoài rất khó tính, đòi hỏi phải có ngoại ngữ, có kỹ năng, kỷ luật lao động, tác phong công việc. Điều này không chỉ đòi hỏi việc đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường thực hành… mà ngay cả các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng cần đầu tư nhiều hơn cho đào tạo, qua đó sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nước tiếp nhận.

Tại Hội thảo quốc tế "Nâng cao chất lượng lực lượng lao động Việt Nam trong bối cảnh thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EU)" được tổ chức cuối tháng 10 vừa qua tại Hà Nội, đa số các đại biểu đều nhìn nhận,lực lượng lao động Việt Nam khá dồi dào tuy nhiên chất lượng lao động chưa cao. Theo đánh giá, các hiệp định tự do thế hệ mới mang lại những cơ hội to lớn về việc làm, mà trước hết là cơ hội có thêm nhiều việc làm, việc làm có chất lượng cao. Dự báo nhiều ngành của Việt Nam có cơ hội đến với các thị trường phát triển dễ dàng hơn. Trong đó, giày dép, dệt may, nông sản… sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp thách thức trong thu hút và giữ chân nhân tài. Việt Nam phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao vì thiếu sự hấp dẫn của tiền lương và môi trường, điều kiện làm việc. Những vị trí việc làm tốt, đặc biệt là trong các doanh nghiệp FDI dễ rơi vào lao động nước ngoài, bởi họ luôn có lợi thế về ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp và tác phong công nghiệp.

Nếu chỉ xét về khía cạnh lao động việc làm, đây là một cơ hội lớn cho lao động Việt Nam, trước hết là cơ hội có thêm nhiều việc làm và việc làm có chất lượng cao. Tuy nhiên, đưa lao động là cử nhân, thạc sĩ đi lao động ở nước ngoài trong chừng mực nào đó có thể làm chảy máu chất xám. Sự di chuyển ồ ạt nguồn nhân lực chất lượng cao sang các thị trường khác một mặt làm cho ngành kinh tế đất nước khó khăn hơn, mặt khác thị trường trong nước sẽ khó có thể thay thế trong thời gian ngắn. Ở khía cạnh xa hơn, mục tiêu dài hơi thì xuất khẩu lao động được đào tạo, có chất lượng sẽ giúp họ trau dồi nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Sau đó chính những lao động này sẽ quay về phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, nếu người lao động có vài năm làm việc tại nước ngoài, khi về nước chúng ta sẽ có một lực lượng lao động được chuẩn hóa về trình độ, kỹ năng… Đấy mới là điều quan trọng và chính lực lượng này góp phần sẽ mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước đồng thời là những người tiên phong trong cải cách phong cách làm việc.

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Thanh niên Thủ đô livestream ủng hộ hàng Việt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô livestream ủng hộ hàng Việt

TTTĐ - Sáng 28/3, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2024 hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Trung tâm văn hóa - thông tin huyện Hoài Đức (Hà Nội).
“Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi”

TTTĐ - Thực hiện chương trình công tác Đoàn năm 2024, Tháng thanh niên 2024, Đoàn thanh niên các cơ quan Trung ương phối hợp đơn vị địa phương tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi”.
Bình Dương: Tổ chức thành công Đại hội Điểm cấp huyện đầu tiên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bình Dương: Tổ chức thành công Đại hội Điểm cấp huyện đầu tiên

TTTĐ - Trong 2 ngày, 25 - 26/3/2024, tại Trung tâm tổ chức Hội nghị và sự kiện Thanh Lễ, Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Phú Giáo lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là đại hội điểm cấp huyện của tỉnh Bình Dương đầu tiên được tổ chức.
Số hóa “địa chỉ đỏ” để hiểu rõ hơn giá trị lịch sử Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Số hóa “địa chỉ đỏ” để hiểu rõ hơn giá trị lịch sử

TTTĐ - Nhiều địa chỉ đỏ đã được Tỉnh đoàn Kon Tum số hóa nhằm giúp người dân, du khách dễ dàng tiếp cận tìm hiểu về văn hóa, con người, lịch sử các khu di tích hào hùng của dân tộc trên địa bàn.
Tháng của áo xanh tình nguyện vì cộng đồng Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Tháng của áo xanh tình nguyện vì cộng đồng

TTTĐ - Sau lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024, với chủ đề “Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, nhiều hoạt động an sinh xã hội đã được các cơ sở Đoàn tại TP HCM triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực.
Tuổi trẻ TP HCM: Rõ định hướng, vững tư tưởng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ TP HCM: Rõ định hướng, vững tư tưởng

TTTĐ - Nhìn lại một năm qua, gắn với chủ đề "Chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn", Thành đoàn TP HCM đã tạo nhiều dấu ấn mạnh mẽ và ghi nhận hiệu quả tích cực trong việc tổ chức các sự kiện, hoạt động. Tiếp tục đà tăng tốc, Thành đoàn TP HCM vẫn đang không ngừng nỗ lực, sáng tạo để bứt phá trong cuộc đua số hóa của thành phố và quốc gia.
Ngời sáng khát vọng tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Ngời sáng khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Được biết đến là thành phố năng động và sáng tạo bậc nhất cả nước, TP HCM đang cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ và nhanh chóng cùng thời đại. Dĩ nhiên, để có được sức mạnh nội lực ấy là những nỗ lực đóng góp bền bỉ của biết bao con người cùng sự đồng lòng, tin tưởng từ chính quyền tới người dân…
Hành trình 'gieo con chữ' tới làng trẻ em SOS Hà Nội của nữ sinh Sư phạm Nhịp sống trẻ

Hành trình 'gieo con chữ' tới làng trẻ em SOS Hà Nội của nữ sinh Sư phạm

TTTĐ - Nguyễn Tuyết Mai là sinh viên năm cuối ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cô giáo trẻ là Đội phó Đội dạy học tình nguyện tại làng trẻ SOS mùa hè xanh, nơi ươm mầm tri thức tới các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Thanh niên kiến tạo cho một HOU lung linh, giàu bản sắc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên kiến tạo cho một HOU lung linh, giàu bản sắc

TTTĐ - Chiều 26/3, Đoàn Thanh niên trường Đại học Mở Hà Nội (HOU) tổ chức chương trình kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024).
Khát vọng của những thủ lĩnh thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khát vọng của những thủ lĩnh thanh niên

TTTĐ - Cán bộ, thủ lĩnh thanh niên các cấp của thành phố Hà Nội là những người trẻ đi đầu, trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác Đoàn - Hội - Đội. Họ đều mang khát vọng góp sức xây dựng tổ chức Đoàn, Thủ đô và đất nước phát triển vững mạnh.
Xem thêm