Tag

Bài 117: Hà Nội đầu tư xây dựng thành phố thông minh

Phóng sự 22/12/2017 16:50
aa
TTTĐ - Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc góp phần xây dựng thành phố thông minh. Tuy nhiên, trước tốc độ phát triển nhanh của kinh tế - xã hội, một số nội dung, chỉ tiêu của chương trình này đã được điều chỉnh cho phù hợp.

Bài 117: Hà Nội đầu tư xây dựng thành phố thông minh

>> Tạo đột phá xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 116: Nhiều thành tựu trong "Năm kỷ cương hành chính 2017”


95/95 đại biểu HĐND Thành phố đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh "Chương trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020” (viết tắt là Chương trình).

Theo báo cáo của UBND Thành phố, Chương trình đã giúp cho bộ máy chính quyền hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Nhiều giao dịch giữa các cơ quan của chính quyền Thành phố với công dân và các tổ chức được cải thiện về chất lượng, qua đó nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Để có được kết quả đó, trước hết nhờ Hà Nội đã hình thành được hạ tầng kỹ thuật. Thành phố chủ động thuê dịch vụ trung tâm dữ liệu chính của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, kết nối mạng diện rộng (WAN) tới các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và 584 UBND xã, phường, thị trấn. Trang thiết bị công nghệ thông tin được tăng cường đầu tư, bảo đảm hạ tầng cung cấp dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ cán bộ, công chức trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trực tuyến.

Bài 117: Hà Nội đầu tư xây dựng thành phố thông minh
Huyện Phú Xuyên ứng dụng mạng xã hội Zalo trong việc cải cách hành chính

Thành phố cũng đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu dân cư cho hơn 7,5 triệu người dân Hà Nội và đưa vào khai thác hiệu quả từ năm 2016; thực hiện hàng loạt ứng dụng công nghệ vào quản lý điều hành cũng như cung cấp dịch vụ công ích cho nhân dân.

Cụ thể, thành phố đã thí điểm ứng dụng tìm kiếm và trả tiền đỗ ô tô qua điện thoại (iParking) và sẽ triển khai trên tất cả các quận trong thời gian tới. Hà Nội là thành phố đầu tiên triển khai hệ thống tuyển sinh đầu cấp trực tuyến. Từ năm 2016, hệ thống đã được triển khai ứng dụng tại 2.752 trường học. Năm 2017, hệ thống có hơn 250.000 gia đình tham gia với hơn 6,3 triệu lượt truy cập vào cổng tuyển sinh đầu cấp trực tuyến. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký trực tuyến của cả ba cấp đạt 70,68%... Tuy nhiên, trước tốc độ phát triển nhanh của kinh tế - xã hội, một số nội dung, chỉ tiêu của Chương trình không còn phù hợp, cần phải điều chỉnh.

Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, UBND thành phố đặt mục tiêu, 100% thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Đối với ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp, thay vì mục tiêu “kết nối ứng dụng một cửa điện tử với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và liên thông giữa các cấp”, thành phố đề nghị điều chỉnh thành “hoàn thiện, triển khai hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp kết nối hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành”.

Ngoài ra, với sự điều chỉnh mới, Chương trình sẽ có thêm nhiệm vụ triển khai Cổng thông tin Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Hà Nội và xây dựng thành phố thông minh gồm Trung tâm giám sát - điều hành thông minh, điều hành một số thành phần cơ bản (giao thông, y tế, du lịch, giáo dục, năng lượng, môi trường thông minh). Trong giai đoạn 2016-2020, dự kiến Hà Nội sẽ dành 3.000 tỷ đồng để xây dựng thành phố thông minh.

Thảo luận về vấn đề này, đại biểu Đỗ Thùy Dương (quận Cầu Giấy) cho rằng, thành phố thông minh là xu hướng không thể đi ngược và con số 3.000 tỷ cho mục tiêu quan trọng này không nhiều với những hiệu quả mang lại. “Đây không chỉ là bài toán đầu tư tài chính mà còn thu hút nhân lực giỏi. Liệu chúng ta có chính sách để thu hút người tài, kể cả người nước ngoài?”, bà Dương nêu rõ.

Làm rõ vấn đề mà đại biểu Dương nêu, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Phan Lan Tú cho biết, khung kiến trúc thành phố thông minh đang được Chính phủ giao các bộ, ngành xây dựng à mỗi đô thị sẽ có cách tiếp cận khác nhau.

Theo bà Phan Lan Tú, lộ trình xây dựng Thành phố thông minh của Hà Nội sẽ có 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 2016 - 2020: Hình thành cơ bản các thành phần như nền tảng cơ sở hạ tầng; xây dựng hệ thống thông minh; giao thông, du lịch, giám sát môi trường, bảo đảm an ninh trật tự. Giai đoạn 2 từ 2020 – 2025: Lấy người dân làm trung tâm; người dân sẽ tham gia quản lý, hình thành kinh tế số cơ bản. Giai đoạn 3, đến 2030: Hà Nội sẽ là thành phố thông minh phát triển cao.

Về nguồn vốn, theo bà Phan Lan Tú, việc thuê dịch vụ thông tin đang được Chính phủ khuyến khích. Nhờ thuê dịch vụ, Hà Nội đã giảm dự toán từ 6.000 tỷ xuống 3.000 tỷ đồng. Việc thuê dịch vụ sẽ giúp triển khai nhanh, rõ lợi ích, giảm đầu tư ban đầu. "Để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, Hà Nội đã có những cơ chế, chính sách cụ thể, lâu dài… Hà Nội sẽ đầu tư 80% nguồn vốn và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư", bà Tú nói.



(Còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm