Tag

Bài 118: Đừng học chạy trước khi học bò…

Phóng sự 14/12/2016 22:36
aa
(TTTĐ) Kiên trì, bền bỉ, không “đốt cháy giai đoạn” là những bí quyết để đạt được thành công trên con đường kinh doanh mà ông chủ trẻ Trần Văn Tấn đúc rút được từ chính bản thân mình và muốn gửi gắm đến những bạn trẻ trên con đường khởi nghiệp. Từ một chàng trai nghèo, giờ đây Tấn có trong tay cơ ngơi nhiều người mơ ước, tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương.

Bài 118: Đừng học chạy trước khi học bò…

(TTTĐ) Kiên trì, bền bỉ, không “đốt cháy giai đoạn” là những bí quyết để đạt được thành công trên con đường kinh doanh mà ông chủ trẻ Trần Văn Tấn đúc rút được từ chính bản thân mình và muốn gửi gắm đến những bạn trẻ trên con đường khởi nghiệp. Từ một chàng trai nghèo, giờ đây Tấn có trong tay cơ ngơi nhiều người mơ ước, tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương.

>> Phát triển nguồn nhân lực trẻ - Nhiệm vụ chính trị cấp thiết:
Bài 110: Khát vọng, sáng tạo, nhiệt huyết “vươn mình ra biển lớn”
Bài 111: Trải nghiệm để tích lũy và tạo dựng thành công
Bài 112: Giám đốc trẻ chia sẻ bí quyết đào tạo nhân lực
Bài 113: Người kiên định giữ nghề truyền thống
Bài 114: Giám đốc 8X chia sẻ bí quyết trở thành luật sư giỏi
Bài 115: “Thần nông” trẻ của làng Bát Tràng
Bài 116: Bí quyết “không ngại” chi phí đào tạo
Bài 117: Đam mê, tâm huyết… tạo dựng thành công

Trưởng thành từ chàng công nhân nuôi gà


Tấn sinh năm 1985, là con út trong gia đình làm nông có hoàn cảnh khó khăn ở xã Tiên Tiến (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên). Vì là con út, lại là con trai duy nhất trong gia đình nên Tấn được “ưu tiên” hơn các chị mình khi được đi học đến nơi đến chốn. “Lớn lên với đồng ruộng, làng quê nên không gì hơn là học những gì có ích và thiết thực nhất với người nông dân. Nghĩ vậy nên mình chọn học Trung cấp Thú y với mong muốn nhanh ra trường, đi làm đỡ đần bố mẹ”, Tấn chia sẻ.

Bài 118: Đừng học chạy trước khi học bò…

Anh Trần Văn Tấn (người đứng, áo đen) bán thuốc thú y cho bà con nhân dân


Tốt nghiệp ngành Chăn nuôi Thú y, Tấn xin vào làm trong một trang trại chăn nuôi gà theo công nghệ Thái Lan ở thị trấn Xuân Mai (Hà Nội). Công việc Tấn được chủ trang trại thuê làm là cho gà ăn, dọn chuồng gà, nhặt trứng gà… “Công việc cực nhọc trăm bề nhưng lương khá bèo bọt, hầu như tháng nào tiêu hết tháng ấy, chẳng dư dả ra được đồng nào. Vất vả là thế nhưng mình vẫn cố gắng làm bởi mình nghĩ, bản thân vừa ra trường, kinh nghiệm còn vô cùng ít ỏi, chưa có điều kiện thực hành nhiều nên đây là cơ hội tốt để học nghề, hiểu nghề”, Tấn kể.


Sau 1,5 năm gắn bó với nghề công nhân nuôi gà, Tấn quyết định về quê chọn hướng đi riêng cho mình. Ban đầu, anh có ý định nhận giao khoán, dồn điền đổi thửa để làm trang trại nhưng vì nhà neo người, chỉ có 2 mẹ con nên anh rẽ hướng. “Khoảng thời gian năm 2006, ngành dịch vụ thú y ở quê mình vẫn còn vô cùng nghèo nàn, lạc hậu. Cả xã chỉ có duy nhất 1 cửa hàng nhỏ bán các loại thuốc thú y đơn giản nhất. Muốn nhiều hơn, bà con nông dân phải đi lên tận trung tâm huyện mới có thể mua được. Chính vì thế, mình nung nấu ý định mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ thú y để đáp ứng yêu cầu của bà con nhân dân”.


Với đồng vốn hơn chục triệu đồng trong đó có đến quá nửa là vay mượn của bạn bè, người thân, Tấn mạnh dạn thuê cửa hàng, tìm kiếm nguồn hàng. Nhớ lại khoảng thời gian khó khăn khi mới bước chân vào nghề, anh Tấn chia sẻ: “Khó khăn nhất với mình khi ấy là vốn. Việc vay tiền không được dễ dàng như bây giờ, bản thân mình mới làm ăn nên chẳng ai tin tưởng, dám cho vay nhiều tiền. Mình loay hoay, giật gấu vá vai, chỗ nọ bù chỗ kia, thậm chí đã có lúc nghĩ đến việc chuyển hướng sang nghề nào khác”.


Những năm 2006, theo Tấn cho biết, thu nhập mỗi tháng của anh khi trừ hết các chi phí chỉ còn lại khoảng 300 – 400 nghìn đồng/tháng.


Không chịu “bó tay”, Tấn mày mò, tìm hiểu thị trường, mở rộng các mối quan hệ giao lưu, đồng thời lấy uy tín làm đầu để níu chân khách hàng. Sau 10 năm, cơ ngơi của ông chủ trẻ trở thành nỗi khát khao của nhiều bạn trẻ. Mỗi tháng, lãi ròng của Tấn đạt khoảng 50 – 70 triệu đồng. Không chỉ kinh doanh dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi, thuốc thú ý và trang thiết bị trong chăn nuôi phục vụ bà con trong và ngoài xã, anh còn trồng các cây ăn quả như nhãn, vải.


Tấn cũng tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương, đồng thời cũng là một Phó Bí thư Đoàn xã năng nổ, nhiệt tình. Năm 2016, anh được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của dành cho thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi.


Truyền động lực và cảm hứng cho người trẻ


Là ông chủ trẻ có trong tay hàng chục lao động ngay tại địa phương, anh Tấn cũng đã từng “loay hoay” trong công tác quản lý của mình. “Trước đây, mình chỉ học về chăn nuôi thú y, con vật nuôi nào mắc bệnh gì, dùng thuốc gì mình nắm rõ nhưng việc sử dụng người lao động ra sao thì còn khá mơ hồ. Bởi vậy, mình đã phải tự tìm hiểu, học hỏi rất nhiều trong công tác quản lý để công việc diễn ra suôn sẻ hơn”, Tấn nói.


Công việc kinh doanh dịch vụ thú y không quá khó nhưng đòi hỏi người lao động phải có nhiều kỹ năng mềm, trong đó quan trọng nhất là nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, marketting tốt. Anh chia sẻ: “Để làm được điều đó, ngay từ khâu tuyển dụng lao động, mình luôn chú trọng đến kỹ năng mềm của các bạn, từ những cử chỉ, hành động nhỏ nhất như sự nhanh nhẹn, ăn nói lưu loát, có khả năng nắm bắt vấn đề nhanh. Sau đó, mình tổ chức các buổi tập huấn cho các bạn về chuyên môn, giới thiệu cụ thể về từng loại thuốc, từng loại bệnh mà vật nuôi hay mắc phải để tư vấn cho người dân”.


Cho rằng sự cạnh tranh chính là động lực để phát triển, anh cũng luôn tạo cơ hội để người lao động của mình có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, nhanh nhạy trong kinh doanh, khuyến khích bằng hình thức khen thưởng, động viên kịp thời, có chế độ đãi ngộ xứng đáng. Có rất nhiều bạn trẻ từ lúc đến với cơ sở kinh doanh của anh còn chưa hiểu rõ về các loại thuốc thú y, cách chăm sóc vật nuôi thì chỉ sau một thời gian ngắn đã trở nên vô cùng thành thạo.


Không chỉ hướng dẫn các bạn trẻ học nghề, Tấn còn truyền cảm hứng và tình yêu nghề đối với không ít thanh niên ở địa phương. Trên cương vị Phó Bí thư Đoàn xã Tiên Tiến, Tấn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa, chia sẻ với thanh niên địa phương những vấn đề cần lưu ý khi bắt tay vào làm kinh tế tại địa phương. Nhiều thanh niên trẻ ở quê cũng được anh hỗ trợ mua thức ăn chăn nuôi, thuốc trị bệnh cho đàn vật nuôi.


Theo anh Tấn, dù làm người công nhân chăn gà hay làm ông chủ của cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng trăm triệu thì cũng có mẫu số chung là phải học bò trước khi học chạy. Sự kiên trì, bền bỉ, không ngại khó, ngại khổ và luôn nỗ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công. Ông chủ của hàng chục lao động trẻ cũng cho rằng, cần phải nhìn đúng người, đặt đúng việc, hiệu suất lao động cũng sẽ cao hơn.


(còn nữa)

Ngọc Minh

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm