Tag

Bài 119: Đo lường sự hài lòng của người dân

Phóng sự 26/12/2017 13:30
aa
TTTĐ - Từ nhiều tháng nay, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã triển khai kế hoạch khảo sát, đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước trên địa bàn quận. Cùng với đó, Tây Hồ cũng là một trong những đơn vị đầu tiên chủ động xây dựng quy trình, tiêu chí chấm điểm hằng năm đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Quận ủy quản lý theo hướng thực chất, hiệu quả.

Bài 119: Đo lường sự hài lòng của người dân

>> Tạo đột phá xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 118: Ghi nhận nhiều kết quả sau kiểm tra


Cuối tháng 11/2017, trong không khí cởi mở, thẳng thắn, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã tổ chức cuộc đối thoại giữa Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận với đại diện MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội và người dân các phường. Tại cuộc đối thoại, nhiều vấn đề người dân còn thắc mắc, có ý kiến được lãnh đạo quận Tây Hồ giải đáp một cách rõ ràng, rành mạch. Đây, là một trong những việc làm của lãnh đạo quận Tây Hồ được người dân đánh giá cao trong thời gian qua.

Kế hoạch khảo sát, đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước trên địa bàn quận Tây Hồ được triển khai từ tháng 7/2017. Mục đích nhằm khảo sát, tổng hợp, ghi nhận ý kiến nhận xét, đánh giá về sự hài lòng của tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính, năng lực, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức tại quận Tây Hồ.


Bài 119: Đo lường sự hài lòng của người dân
Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn (ngoài cùng bên trái) kiểm tra tại bộ phận một cửa phường Bưởi, quận Tây Hồ.

Thông qua việc khảo sát này, quận Tây Hồ nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của cá nhân, tổ chức để đề ra các biện pháp cải thiện chất lượng, hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính. Đồng thời, thông qua việc khảo sát nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ của các cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn quận.

Người dân sau khi đến các bộ phận một cửa để làm các thủ tục hành chính sẽ được cán bộ hướng dẫn viết phiếu khảo sát và bỏ vào hòm phiếu. Người dân có thể trực tiếp ghi nhận thái độ, trách nhiệm đối với việc giải quyết thủ tục hành chính góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính.

Cùng với việc khảo sát, đánh giá trên, Ban thường vụ Quận ủy Tây Hồ cũng tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện Đề cương “Chương trình hành động của nhân sự dự kiến được giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm”. Đây là sáng kiến riêng của quận, góp thêm một kênh để đánh giá thực lực, trách nhiệm của cán bộ.

Theo lãnh đạo quận, cán bộ sau khi được quy hoạch, điều động, luân chuyển nhất là luân chuyển làm Bí thư, Chủ tịch UBND phường thường lúng túng về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, ảnh hưởng đến việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở. Từ thực tế đó, hàng năm, Ban Thường vụ quận ủy đều tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ trong diện quy hoạch, trong đó chú trọng kỹ năng lãnh đạo quản lý sát với thực tiễn.

Việc xây dựng đề cương và thẩm định “Chương trình hành động của nhân sự dự kiến được giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm” là một sáng kiến nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại; từng bước nâng cao chất lượng công tác giới thiệu, ứng cử. Đây không phải là một công đoạn trong quy trình bổ nhiệm cán bộ, nhưng là một trong nhiều khâu để đánh giá trách nhiệm, hiểu biết của cán bộ về chức năng, nhiệm vụ nơi mình dự kiến được bổ nhiệm.

Tây Hồ là một trong những đơn vị đầu tiên chủ động xây dựng quy trình, tiêu chí “chấm điểm” hằng năm đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Quận ủy quản lý theo hướng thực chất, hiệu quả. Căn cứ tình hình thực tiễn, năm 2013, Ban Thường vụ Quận uỷ đã nghiên cứu xây dựng và ban hành bộ tiêu chí và quy trình đánh giá cán bộ với từng chức danh và các tiêu chí cụ thể, lấy hoàn thành nhiệm vụ là cơ sở để đánh giá. Năm 2017 là năm thứ tư, quận thực hiện kiểm điểm, đánh giá theo quy trình bắt buộc gồm nhiều bước chặt chẽ này.

Tùy chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí, Ban Thường vụ Quận ủy đề ra các tiêu chí cụ thể, chi tiết trong bảng điểm. Bước đầu tiên là cán bộ tự chấm điểm cho mình. Bảng điểm tự chấm được báo cáo tại Hội nghị Đảng ủy để đánh giá; gửi các đơn vị cấp dưới làm căn cứ chấm điểm cấp trên và gửi các đơn vị ngang cấp làm căn cứ chấm chéo.


(Còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm