Tag

Bài 125: Đổi mới công tác đào tạo - Nhiệm vụ sống còn

Phóng sự 13/12/2016 10:00
aa
TTTĐ - Trước yêu cầu của hội nhập, việc đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động theo tiêu chuẩn quốc tế đang là một đòi hỏi bức thiết.

Bài 125: Đổi mới công tác đào tạo - Nhiệm vụ sống còn

>> Bài 124: “Khát” lao động chất lượng cao

Hợp tác đào tạo

Hiện nay, công tác đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của các thành phần kinh tế để có thể sẵn sàng tham gia hội nhập. Hằng năm, mặc dù với hơn 1 triệu lao động trẻ ra nhập thị trường lao động nhưng công tác đào tạo vẫn tồn tại nhiều yếu kém kéo dài, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực vẫn không được cải thiện đáng kể, nhiều nghề xã hội có nhu cầu nhưng ít người học. Công tác phân luồng học sinh sau trung học nhiều năm qua vẫn yếu kém, chưa khắc phục được tâm lý sính bằng cấp, coi nhẹ học nghề trong xã hội; các trường đại học cao đẳng tuyển sinh và đào tạo ồ ạt, “vét” hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, làm cạn kiệt nguồn tuyển sinh học nghề.


Bài 125: Đổi mới công tác đào tạo - Nhiệm vụ sống còn

Việc đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động theo tiêu chuẩn quốc tế đang là một đòi hỏi bức thiết...


Công tác dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội chưa tốt, chưa sát với nhu cầu nhân lực ở từng lĩnh vực, ngành, các khu vực kinh tế và các địa phương; việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo thiếu tính khoa học. Hệ thống giáo dục chưa thống nhất, chia cắt đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa được giải quyết. Vì vậy, đổi mới đào tạo là giải pháp căn bản nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, mô hình đào tạo hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục đang được thực hiện ở nhiều nơi.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh cho rằng, để khu chế xuất - khu công nghiệp có được nguồn nhân lực ổn định thì cần phải có kế hoạch chuẩn bị giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, trong đó chương trình đào tạo phải sát hợp với từng ngành nghề và có tính chuyên môn cao, đặc biệt là các ngành nghề có hàm lượng chất xám cao để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng đào tạo lực lượng lao động sơ cấp nghề và đội ngũ lao động quản lý nhằm cải thiện năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh và phù hợp với nhà tuyển dụng sử dụng các thiết bị mới, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế hội nhập.


Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có các chính sách đối với giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nghề. Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện về thời gian, tài chính hỗ trợ công nhân tiếp tục học tập, nâng cao tay nghề, học tập chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính… Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, nhất là tổ chức Công đoàn trong các khu chế xuất - khu công nghiệp cần hoạt động tích cực và hiệu quả hơn nữa, quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho người lao động đầy đủ. Tổ chức công đoàn cần phối hợp tốt với chủ doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tránh nảy sinh những vấn đề phức tạp, nhất là trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.


Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Hà - Giám đốc Công ty Cơ khí Bùi Văn Ngọ cho rằng, DN phải có nhiệm vụ giúp ngành giáo dục - đào tạo. "Phải có một thế hệ thầy chiến lược, trò chiến lược mới có thể có được thế hệ DN mới phục vụ đất nước. Lính mới thì cần phải có lính cũ kèm cặp. Thương trường là trường đại học lớn, làm sao để ươm được mầm mới có thể phát triển", ông Hà nói.

Bà Bùi Trân Phượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen, chia sẻ: "Mối quan hệ giữa DN và trường đại học hay doanh nhân với trí thức là mối quan hệ sống còn. Nếu nơi đào tạo con người và nơi sử dụng con người không gắn bó chặt chẽ với nhau thì việc có được nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu sẽ còn khó".


Có chế tài yêu cầu doanh nghiệp phối hợp đào tạo


Trong bài viết của mình, TS. Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) cũng đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực:


Một là, khẩn trương tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo hướng giảm dần lao động không có bằng chuyên môn kỹ thuật tham gia hoạt động trong nền kinh tế, từ đó điều chỉnh chiến lược đào tạo nghề, cơ cấu lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề dài hạn có sự phân tầng chất lượng, ưu tiên đào tạo những nghề mũi nhọn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.


Hai là, đổi mới chính sách đầu tư cho công tác dạy nghề theo hướng giảm dần bao cấp; có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, xã hội đầu tư vào đào tạo nghề; trước mắt, có chính sách hỗ trợ công tác giáo dục nghề nghiệp theo hướng khuyến khích người học, người dạy và người sử dụng lao động công nhân có tay nghề; đổi mới chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm theo hướng nâng cao cho các ngành lao động nặng nhọc, những công nhân có tay nghề cao…


Ba là, thống nhất hệ thống các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khắc phục tình trạng phân tán như hiện nay; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảm dần số lượng cán bộ hành chính gián tiếp; sớm ban hành khung trình độ quốc gia phù hợp với khung trình độ châu Âu và khu vực ASEAN; đổi mới chương trình đào tạo theo hướng cập nhật chương trình tiên tiến và loại bỏ những chương trình không còn phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của các cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.


Bốn là, xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia với cơ cấu hợp lý, tăng thời gian cho giáo viên trải nghiệm thực tế, thu hút người giỏi có tay nghề cao tham gia dạy nghề; từng bước sắp xếp lại đội ngũ giáo viên không đáp ứng yêu cầu giảng dạy.


Năm là, có chế tài bắt buộc các doanh nghiệp phải phối hợp với các cơ sở đào tạo, trước hết các doanh nghiệp phải tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng và tiêu chuẩn năng lực nghề, tích cực tham gia vào quá trình đào tạo theo các cấp độ khác nhau tùy theo năng lực của doanh nghiệp; mở rộng hình thức đào tạo nghề trong các doanh nghiệp; thí điểm đào tạo theo mô hình “kép”, từ đó giảm dần mua sắm thiết bị cho các cơ sở đào tạo, giao trách nhiệm và kinh phí đào tạo thực hành cho các doanh nghiệp…


Sáu là, đổi mới công tác quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo; giao cho một số cơ quan Nhà nước cùng với các tổ chức xã hội nghề nghiệp nhanh chóng xây dựng các cơ sở đánh giá và kiểm định chất lượng lao động qua đào tạo, cấp giấy phép hành nghề, đồng thời bắt buộc các doanh nghiệp phải tuyển lao động có giấy phép hành nghề; có biện pháp để cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên thu nhận thông tin phản hồi về mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với “sản phẩm” của các cơ sở đào tạo.


Bảy là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nghề nghiệp gắn với tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, làm cho các cấp, các ngành và người dân, nhất là thanh thiếu niên hiểu được tầm quan trọng của GDNN. Theo đó, cần đa dạng hóa nội dung, hình thức thông tin, tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, phương thức truyền thông.

Tám là, tổ chức Đảng và chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ tổ chức Công đoàn ở các KCN, KCX, xử lý nghiêm những hành vi can thiệp trái quy định đối với tổ chức Công đoàn, đồng thời hỗ trợ tổ chức Công đoàn kiên quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân.


Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ đang là nhiệm vụ sống còn. Nếu không muốn bị tụt hậu thì ngay từ bây giờ, ngành chức năng, các trường học và doanh nghiệp phải bắt tay vào cuộc một cách mạnh mẽ, nếu không tất cả chỉ dừng lại ở tiềm năng.


(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm