Tag

Bài 160: Nét đẹp văn hóa ứng xử của người dân phố cổ Hà Nội

Văn hóa 31/10/2017 15:19
aa
TTTĐ.VN - Khi nói đến việc gìn giữ cái hồn cốt của phố cổ, người ta nhắc nhiều tới việc gìn giữ kiến trúc mà quên đi việc gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa tại mảnh đất kinh kì này...

Bài 160: Nét đẹp văn hóa ứng xử của người dân phố cổ Hà Nội

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 159: Ứng xử sẽ bớt “lệch chuẩn” khi có chuẩn mực văn hóa phát ngôn


Là nơi muôn phương tụ hội, Hà Nội có đủ những mặt hàng, sản vật tiêu biểu nhất của các địa phương, các vùng quê. 36 phố nghề Thăng Long cũng từ đó mà hình thành. Vì thế, nét độc đáo ở Thủ đô là tên phố nghề (Hàng Khay, Hàng Trống, Hàng Ngang, Hàng Đào...).

Kinh thành Thăng Long là trung tâm kinh tế, văn hóa nên từ xa xưa, tỉ lệ người nhập cư rất cao, phần lớn là dân tứ chiếng hay còn gọi là dân Kẻ chợ. Ở từng thời kì, dòng người nhập cư về cũng khác nhau. Hiện mỗi năm bình quân có khoảng hơn 100.000 người nhập cư, định cư, lập gia đình tại Hà Nội.

Khái niệm Hà Nội gốc vẫn luôn là vấn đề tranh luận của các nhà khoa học, nhà văn hóa cùng những câu hỏi: Thế nào là gốc, cư trú bao nhiêu đời được coi là gốc… Theo số liệu khảo sát tại phường Hàng Đào thì chưa đến 9% gia đình sống liên tục 10 đời (khoảng 300-400 năm) ở Hà Nội. Một nghiên cứu khác cho biết: “Người Hà Nội gốc chỉ chiếm khoảng 7% trong số 4 triệu dân ở thời điểm trước khi Hà Nội mở rộng". Theo tác giả Hà Đình Đức, dân số Hà Nội (tính đến thời điểm 2005, chưa sáp nhập Hà Tây) có tới 26% gốc Thanh Hóa và 27% gốc Nghệ Tĩnh.


Bài 160: Nét đẹp văn hóa ứng xử của người dân phố cổ Hà Nội
Du khách tham quan khu phố Hàng Đào, Hà Nội. Ảnh:Minh Việt

Những người sống nhiều đời ở Hà Nội đều cho rằng, "chất" Hà Nội thường bình dị, thầm lặng và kín đáo. Ngay cả những người Hà Nội được coi là gốc thì tổ tiên của họ cũng từ nơi khác đến. Họ đã sống ở đây nhiều đời và hình thành nên nền văn hóa Hà Nội, kể cả dưới ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa phương Tây và các quốc gia khác. Điều đó có nghĩa, bản thân cái gốc Hà Nội đã là kết quả của sự pha trộn, kết tinh văn hóa của nhiều vùng miền.

Người dân từ các miền quê không chỉ mang tới đô thành những sản vật đặc trưng của địa phương mà còn mang đến cả lời ăn, tiếng nói, lối sống giản dị, khiêm nhường cùng lối ứng xử, giao tiếp niềm nở, ân cần, mộc mạc, ân tình… Điều đó đã làm nên chất Thăng Long - Hà Nội thuần hậu, chất phác, thanh lịch.

Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Hà Nội là thái độ trọng giao tiếp, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử; có ý thức trọng danh dự về mặt chủ thể giao tiếp và đặc biệt quan tâm đến đối tượng giao tiếp, hay hỏi han, quan sát, đánh giá tỉ mỉ từ hình thức đến nội dung; cách thức giao tiếp mềm mỏng, tế nhị với sự hỗ trợ của hệ thống nghi thức phong phú.

Những thói quen, tập quán cũ, gia phong của người dân không bị bào mòn bởi dòng chảy thời gian và sự xô bồ của cuộc sống. Tại mỗi nếp nhà hay đời thường, ẩn trong cách sống, trong lối đối nhân xử thế của người dân là sự lịch lãm, hào hoa, mang hơi hướng của truyền thống văn hóa lâu đời. Điều đáng nói là cuộc sống mưu sinh và lối sống hiện đại du nhập ngày nay đang dần thay đổi nếp nghĩ, thói quen sinh hoạt của người dân phố cổ Hà Nội khiến nét thanh lịch, hào hoa bị phai nhạt dần. Những năm gần đây, văn hóa ứng xử của cư dân Hà Nội đã khiến không ít nhà văn hóa phải bận lòng và lo ngại. Một nhà nghiên cứu văn hóa đã đúc kết: “Văn hóa sống ở Thủ đô đang thực sự có vấn đề”. Trên thực tế, những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống đang làm tổn hại đến hình ảnh của Thủ đô...

Trước thực trạng đó, để tìm lại nét hào hoa, lịch lãm của người dân đất Kinh kì, phát huy những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội xưa và nay, quận Hoàn Kiếm đã xây dựng đề án “Một số nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ”, triển khai từ năm 2009.

Kể từ khi thực hiện đến nay, đề án nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân trong khu phố cổ, bởi nó đã đi đúng hướng, khơi dậy những giá trị quý đang bị mờ dần, thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong quận tham gia, từng bước xác lập những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ. Các tuyến phố buôn bán như: Hàng Đào, Hàng Ngang, Đồng Xuân, Hàng Gai... vẫn tấp nập, nhộn nhịp nhưng cách ứng xử trong gia đình và xã hội đã thay đổi rất nhiều theo chiều hướng tích cực. Những khẩu hiệu như "Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi" đã dần đi vào cuộc sống; những cam kết không "chặt chém" được các hộ kinh doanh trên địa bàn kí kết và thực hiện...

Giữa ông bà, con cháu ngày càng mẫu mực; giữa người kinh doanh và khách hàng ít còn hiện tượng cãi vã; giữa bà con lối phố ít xích mích, mâu thuẫn. Khách đến mua hàng được đón tiếp niềm nở hơn, được tư vấn cụ thể và không hề có lời chê mắng khi họ chỉ đến xem mà không mua hàng. Người dân phố cổ ngày càng tích cực tham gia tổng vệ sinh vào sáng thứ Bảy hàng tuần, xóa quảng cáo, tờ rơi dán trên tường nhà cũng như khu vực công cộng, không vứt rác bừa bãi...

Nhiều người cho rằng, những người lấy chợ và mặt phố làm nơi kiếm kế sinh nhai thường ít quan tâm đến các phong trào xã hội, nhất là phong trào xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, thanh lịch. Tuy nhiên, với người dân phố cổ Hà Nội lại khác, văn hóa truyền thống ngàn năm vẫn ngấm sâu trong tiềm thức mỗi người và khi được khơi dậy, nó vẫn tỏa sáng, bất kể đó là ai, làm công việc gì.

(Còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai" Văn học

Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai"

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Một vòng trần ai" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội Văn hóa

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội

TTTĐ - Bằng cách ứng dụng công nghệ, những lễ hội trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của công chúng Thủ đô và nhiều du khách. Đây được cho là dấu hiệu khởi sắc trong tiến trình các quận, huyện của thành phố Hà Nội triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.
Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài Văn hóa

Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài

TTTĐ - Dù công việc khá bận rộn, song doanh nhân kiêm hoa hậu Thu Hoài vẫn duy trì tập luyện các bộ môn thể thao cô yêu thích như: Gym, Yoga, Pilates… Gần đây, bà mẹ 3 con còn gây chú ý khi chơi lại bộ môn golf.
Xem thêm