Tag

Bài 171: Đi bộ cũng cần phải theo luật

Người Hà Nội 09/12/2017 08:47
aa
TTTĐ - Ở Hà Nội, rất nhiều người nghĩ rằng điều khiển xe máy, xe ô tô mới là tham gia giao thông và cần phải học luật lệ. Còn đi bộ thì không có luật lệ gì, người đi xe phải… nhường. Sự “hiểu nhầm” ấy dẫn đến lộn xộn xảy ra từ chính người đi bộ chứ không phải do các phương tiện phân khối lớn.

Bài 171: Đi bộ cũng cần phải theo luật

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 170: Giữ gìn bản sắc từ những cái tên


Vừa về đến nhà, chị Thảo nằm vật ra giường, liên tục đưa tay xoa bóp vai. Thực ra đau thì ít mà… bực mình thì nhiều. Chả là lúc nãy chị đi nhờ xe máy của bạn về nhà. Đang chuyện trò vui vẻ, thấy phía trước có một ông già gày gò đang qua đường, chị Thảo nhắc bạn đi cẩn thận. Dù xe đã đi rất chậm, nhưng ông già mải tránh trước tránh sau, chân nọ đá vào chân kia, lúc dừng, lúc tiến vọt lên. Khi xe chở chị Thảo đi qua thì ông bất ngờ lao ra, chị thấy nhói lên ở sau vai. Chị Thảo ôm vai ngoảnh lại đằng sau, ông già vẫn giơ tay ở tư thế… đấm, miệng chửi rất ngoa. Biết là quay lại đôi co với ông thì “được vạ” mà có khi “má sưng”, chị Thảo bấm bạn bảo thôi, đi cho lành. Thế rồi vẫn tức, vì mình có đâm vào ông già đâu, mình đi rất cẩn thận mà lại bị ông “phòng vệ trước” bằng việc “thượng cẳng tay” với người khác như vậy?


Bài 171: Đi bộ cũng cần phải theo luật
Nhiều người dân vẫn cố tình đi bộ sai luật

Đến lúc mẹ về, chị tưởng kể xong chuyện, trút được “nỗi niềm” thì mẹ chị lại “dội thêm gáo nước lạnh”: “Các anh chị cậy trẻ, cậy khỏe phóng bạt mạng, có coi ai ra gì. Thôi bị thế còn may, nhỡ va vào ông già, bị cả làng người ta quây lại đánh cho còn mệt hơn”. Bà lẩm bẩm tiếp: “Đến như mẹ bây giờ có dám sang đường đâu. Đi sang là phải có người đưa hoặc rồng rắn kéo nhau cùng sang cho họ thấy đông mà sợ, mà né”.

Chị Thảo chợt nhận ra, dường như cái tâm lý “bầy đàn” đi đông cho an toàn ấy đâu chỉ ở các ông già bà cả chân yếu tay run? Ngay cả chị và các bạn, cánh văn phòng hay kéo nhau đi ăn uống, trà đá, cà phê lúc nghỉ trưa hay giải lao vài phút buổi chiều và cả lúc lang thang mua sắm cũng hàng đàn, hàng lũ “dung dăng dung dẻ” như vậy. Năm bảy người, có khi cả chục người vừa đi vừa ăn, vừa cười nói, thậm chí còn vừa xem điện thoại rất hồn nhiên, vô tư kéo nhau sang đường. Không chỉ dồn tụ lại, các anh chị còn rải rác, dàn hàng dọc như… diễu hành. Có lúc thì họ đi đúng đường dành cho người đi bộ, đúng vạch trắng giữa các ngã tư nhưng chả mấy ai chịu nhìn đèn đỏ. Cứ thấy vắng xe, đang vội về sợ quá giờ nghỉ, có việc gấp gáp là họ lao qua đường, bất chấp đèn cho người đi bộ có bật hay không. Trong khi đó rất nhiều người dù ngã tư, ngã năm chỉ cách đó có vài bước chân, nhưng cứ thẳng công ty, cơ quan của mình mà đi sang, len lỏi giữa rừng xe, vừa mất an toàn vừa cản trở sự lưu thông của dòng xe.

Chị Thảo đã từng chứng kiến rất nhiều người qua đường với… tư thế kì quặc. Các ông bà già thì đưa cao tay lên đầu hoặc cầm vật gì vẫy vẫy liên tục. Có người vừa đi vừa sợ sệt, mắt trước mắt sau, chân rón rén.... Có người phải chờ bằng được có ai đi qua để… đi cùng. Người Việt còn thế nữa là người nước ngoài. Chả trách có “ông Tây bà đầm” đã nói vui trên mạng xã hội là sang đường ở Hà Nội cứ như là tham gia trò chơi mạo hiểm.

Đấy là những người biết sợ, biết tôn trọng và tuân thủ luật giao thông đường bộ. Còn đa phần là “tùy nghi di tản”, cứ nghĩ đi bộ thì cần gì phải luật lệ. Đi bộ nghĩa là chỉ cần đi trên vỉa hè và nếu cần sang đường thì cứ thế mà đi, tiện đâu đi đấy. Tệ nhất ở những chỗ có giải phân cách hay chân cầu vượt, họ cứ lẻ tẻ hoặc cả nhóm ào sang, bẻ cả giải phân cách mà chui, mà lách. Tâm lý chung của họ là xe phân khối lớn hơn phải “nhường” bé hơn. Mà đi bộ là… phân khối bé nhất rồi, chả sợ gì nữa. Nếu xảy ra tai nạn thì đương nhiên phần đúng thuộc về người… đi bộ, xe to phải đền nếu không muốn lôi thôi, phiền phức.

Báo Gia đình VN đưa tin ngày 6/8/2017 trên cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình, hướng từ Phủ Lý đi Hà Nội đã xảy ra vụ tai nạn giao thông thương tâm, một xe ô tô đâm vào người đi bộ sang đường khiến người này tử vong tại chỗ. Báo Dân trí ngày 25/5/2017 cũng đăng tải đoạn clip tai nạn và phân tích nguyên nhân. Đó là do người đi xe máy phóng tốc độ cao và không làm chủ tay lái, trong khi đó người đi bộ lại ngập ngừng chờ sang đường đã trở thành vật cản bất ngờ, khiến người đi xe máy luống cuống đâm thẳng vào đống gạch ven đường, người văng lên cao. Các báo cũng từng có rất nhiều bài phân tích: “Sang đường không đúng chỗ, người đi bộ cũng là nguy cơ gây tai nạn”. Gần đây nhất, báo chí đưa tin ở Trung Quốc có người phụ nữ mắc kẹt đầu vào giải phân cách khi cố tình chui qua đường và phải gọi người đến giải cứu.

Sang đường không phải là chuyện nhỏ. Nếu không muốn gây tai nạn cho chính mình và rắc rối cho người khác, thì người đi bộ cần phải chấp hành luật giao thông và phải có văn hóa mới tạo nên một xã hội tham gia giao thông có văn hóa và an toàn.

(Còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai" Văn học

Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai"

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Một vòng trần ai" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội Văn hóa

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội

TTTĐ - Bằng cách ứng dụng công nghệ, những lễ hội trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của công chúng Thủ đô và nhiều du khách. Đây được cho là dấu hiệu khởi sắc trong tiến trình các quận, huyện của thành phố Hà Nội triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.
Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài Văn hóa

Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài

TTTĐ - Dù công việc khá bận rộn, song doanh nhân kiêm hoa hậu Thu Hoài vẫn duy trì tập luyện các bộ môn thể thao cô yêu thích như: Gym, Yoga, Pilates… Gần đây, bà mẹ 3 con còn gây chú ý khi chơi lại bộ môn golf.
Xem thêm