Tag

Bài 172: Để quà du lịch cũng trở thành thông điệp văn hóa...

Người Hà Nội 10/12/2017 10:09
aa
TTTĐ - Làng nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một trong những giá trị văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Khách du lịch đến đây thường dành tìm mua các những món quà lưu niệm, quà thủ công mỹ nghệ truyền thống... Tuy nhiên, để mua được một món đồ lưu niệm ưng ý “đậm chất Hà thành" không đơn giản đối với du khách.

Bài 172: Để quà du lịch cũng trở thành thông điệp văn hóa...

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 171: Đi bộ cũng cần phải theo luật


Nếu ai từng đi du lịch nước ngoài, sẽ thấy hầu hết các quốc gia phát triển về du lịch đều có những sản phẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn văn hóa, cuộc sống của đất nước mình, để khi ta thoạt nhìn vào là biết món quà đó đến từ đâu.

Điển hình như nước Nga từ lâu đã nổi tiếng khắp thế giới với những con búp bê gỗ Ma-tơ-ri-ốt-xca; Nhật Bản gắn liền với quạt giấy, búp bê truyền thống, lật đật Đa-ru-ma; Malaysia có mô hình tòa tháp đôi Petronat; Singapore có sư tử biển; Pháp có hình ảnh tháp Effel trong mọi sản phẩm lưu niệm, hay Thái Lan luôn có hình ảnh voi trên các sản phẩm quà tặng…

Trong khi đó, chỉ tính riêng Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến với hơn 1000 làng nghề thủ công truyền thống, song để tìm một sản phẩm lưu niệm mang dấu ấn riêng của Hà Nội lại không có nhiều lựa chọn. Hơn nữa, sản phẩm lưu niệm nghèo nàn về chủng loại, chưa đẹp về mẫu mã mà ở đâu cũng giống nhau.


Bài 172: Để quà du lịch cũng trở thành thông điệp văn hóa...
Khách nước ngoài tìm mua đồ lưu niệm tại cửa hàng trên tuyến phố trung tâm Hà Nội

Một chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Hà Nội cho biết, 5 năm ở Hà Nội, món quà lưu niệm mà ông mang về cho bạn bè, người thân ở Mỹ mỗi dịp về nước không thay đổi, đó là hình Chùa Một cột. “Thật khó tìm một món quà lưu niệm đặc trưng của Hà Nội ngoài mô hình Chùa Một cột” – vị chuyên gia này nói.

Khách nước ngoài không thích những sản phẩm hiện đại, tinh xảo, được làm bằng máy móc bởi ở nước họ những thứ đó có quá nhiều. Thứ họ muốn mua làm kỉ niệm ở nơi họ tới chỉ là những đồ thủ công. Trong số các món hàng lưu niệm ở Việt Nam mà khách nước ngoài ưa thích, mua về làm quà hơn cả, là: Áo dài, nón lá, hàng thủ công mĩ nghệ, đồ thổ cẩm, quạt giấy, tranh cát, chuồn chuồn tre, thực phẩm khô (ô mai, mứt)...

Ở Hà Nội, nơi tập trung nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm như phố Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Ngang... đều bày bán những bức tranh thêu tay, tranh chạm khắc gỗ, tranh sơn mài tương tự nhau. Điểm đến nào du lịch nào tại Hà Nội cũng thấy bày bán đồ gốm sứ, mây tre đan, vải lụa… khiến cho du khách băn khoăn không biết đâu mới thực sự là sản phẩm mang bản sắc riêng của Hà Nội. Mới đây, vụ lùm xùm về nguồn gốc của thương hiệu Khai Silk cũng ảnh hưởng đáng kể tới mặt hàng sợi - nguyên liệu chính của áo dài và khăn... là những món đồ lưu niệm đặc sắc của Thủ đô.

Những điểm thu hút nhiều khách tham quan như Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn... quanh đi quẩn lại cũng vài tập bưu ảnh, những quyển sách lịch sử và vài món quà lưu niệm quá quen thuộc như túi, ví, quần áo dệt thổ cẩm, áo phông in hình cờ Việt Nam, móc đeo chìa khóa, mũ tránh nắng…

Hiện nay, nhiều khách sạn lớn ở Hà Nội chưa có khu trưng bày và bán sản phẩm lưu niệm đến tận tay khách du lịch quốc tế. Hướng dẫn viên du lịch chỉ còn biết đưa khách đến những khu chợ đêm hoặc những dãy hàng lưu niệm dọc các khu phố cổ. Điều đáng nói là ngay cả những khu chợ sầm uất nhất như Đồng Xuân, chợ Hôm… mặt hàng lưu niệm được bày bán nhiều nhất vẫn là những sản phẩm làm từ Trung Quốc.

Một số làng nghề thủ công truyền thống đã mở các cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, nhìn chung khâu tổ chức, giới thiệu sản phẩm tại đây vẫn chưa được quan tâm. Thậm chí, ngay tại hai làng nghề nổi tiếng nhất Hà Nội là gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc cũng bị pha trộn đồ Trung Quốc. Chính vì vậy, du khách nước ngoài đến các cửa hàng này vẫn chủ yếu để tham quan hơn là mua sắm.

Vấn đề giá cả của những món đồ này cũng là điều cần bàn. Giá thường không cố định, có khi cùng một chủng loại nhưng có người mua chỉ 5USD, có người lại mua tới 20USD, thậm chí tới 50USD… Nhìn chung các mặt hàng này về mẫu mã, chủng loại vẫn còn đơn điệu, một số mặt hàng có giá trị nghệ thuật cao như tranh chạm khắc gỗ, tranh sơn mài, tượng đá, chai lọ thủy tinh, sành sứ… thì rất nặng và khó mang đi xa, chất lượng vẫn chưa đảm bảo và giá cả ở mức “chặt chém”.

Theo KTS.TS Nguyễn Thu Hạnh – Chủ tịch Liên hiệp Khoa học phát triển Du lịch Bền vững, nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên là do sản phẩm du lịch tại các di sản văn hóa ở Việt Nam chưa được đầu tư nghiên cứu và quy hoạch phát triển một cách hệ thống trên diện rộng, với mục tiêu và chiến lược dài hạn ở tầm quốc gia. Phối hợp liên ngành trong phát triển sản phẩm du lịch tại các di sản văn hóa của VN còn yếu; Giá trị của các di sản văn hóa còn chưa được đánh giá một cách khoa học và toàn diện; Phương thức đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch và cơ chế phân chia lợi ích tại các di sản văn hóa chưa khuyến khích và thu hút được sự tham gia rộng rãi trong xã hội (đặc biệt là sự tham gia của người dân tại khu vực di sản). Mặt khác, nhận thức và trình độ chuyên môn của các đối tượng tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm du lịch (nhà quản lí hoạch định, doanh nghiệp, tư vấn, khách du lịch, cộng đồng dân cư) còn bị hạn chế trên nhiều khía cạnh.


Tin liên quan

Đọc thêm

Văn Mai Hương, Hứa Kim Tuyền cùng nhận Giải cống hiến 2024 Điện ảnh - Âm nhạc

Văn Mai Hương, Hứa Kim Tuyền cùng nhận Giải cống hiến 2024

TTTĐ - Giải thưởng Album của năm thuộc về album Minh tinh của Văn Mai Hương với sự đồng hành của Hứa Kim Tuyền.
Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình" Văn học

Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình"

TTTĐ - Sau thành công của tập thơ đầu tay “Đêm mặn” với gần 5.000 cuốn, Á hậu Trang Viên tiếp tục gửi đến độc giả tác phẩm mới nhất mang tên "Ru tình".
Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam Văn hóa

Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTTĐ - Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Xem thêm