Tag

Bài 173: Gìn giữ những giá trị kiến trúc xưa cũ

Người Hà Nội 11/12/2017 14:30
aa
TTTĐ - Từ năm 2014, khu phố cổ Hà Nội được quản lí theo “Quy chế quy hoạch - kiến trúc khu phố cổ”. Theo đó, nhà được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp trong khu phố cổ phải tuân thủ độ cao quy định. Kế hoạch di dân để bảo tồn nhà cổ, phố cổ cũng đã được quận Hoàn Kiếm và các ngành chức năng triển khai nhưng kết quả chưa thật sự được như mong đợi.

Bài 173: Gìn giữ những giá trị kiến trúc xưa cũ

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 172: Để quà du lịch cũng trở thành thông điệp văn hóa...


Những năm 60 của thế kỉ trước, phố cổ Hà Nội nguyên sơ đi vào tranh của danh họa Bùi Xuân Phái với cảm hứng trầm mặc bất tận. Hà Nội lúc đó giống như một bảo tàng kiến trúc: Lạ và quyến rũ. Ở đó, 36 phố phường với khu phố Pháp cùng hàng ngàn di tích khu vực nội đô hình thành qua hàng nghìn năm, qua nhiều triều đại phong kiến khiến đô thị Hà Nội không giống với bất cứ nơi nào khác.

Bác Nguyễn Chính, 75 tuổi ở phố Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm nói: Hà Nội thời đó chỉ có chừng vài chục vạn dân nên đường phố không ồn ào, không khói bụi và tắc nghẽn giao thông như bây giờ. Cảm giác thú vị đó đối với chúng tôi thật khó quên. Hà Nội sau thời kì đổi mới tuy hiện đại, phát triển về kinh tế - xã hội hơn nhưng kèm theo đó là những điều chưa được tương thích. Ví dụ như, có nhiều nhà cao tầng, khang trang nhưng tôi có cảm giác người ta chỉ chú trọng đến giá trị sử dụng, làm sao cứ xây thật cao để có nhiều người ở".


Bài 173: Gìn giữ những giá trị kiến trúc xưa cũ
Bảo tàng lịch sử Việt Nam - một trong những công trình còn giữ được nét kiến trúc Pháp

Hà Nội mở rộng vào năm 2008 có diện tích tăng lên gấp 4 lần. Hà Nội cũng cao hơn với những công trình cao tầng trong các khu đô thị hiện đại. Tuy vậy, ở khu vực nội đô, do sức ép ngày càng cao của các công trình khiến không gian phố bị thu hẹp lại, cảm giác chật chội. Sự thiếu kiểm soát trong xây dựng tạo ra các ngôi nhà "dở khóc, dở cười" ngay trong khu phố cổ. Làng nghề, phố nghề cũng theo đó bị biến dạng.

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, nhận diện quỹ di sản kiến trúc là một thành công của những người quản lí kiến trúc nhưng bảo tồn và bảo vệ quỹ này ra sao là điều không đơn giản. "Trong gần 1.000 biệt thự có giá trị trong khu phố cũ, Nhà nước cũng quảng bá hình ảnh của những ngôi biệt thự này nhưng chưa hỗ trợ và tạo điều kiện để coi nó tồn tại như một bộ phận cơ thể sống. Đôi khi, chúng ta chỉ mới xem các công trình có giá trị đó như bảo tàng vật thể đơn thuần", KTS Đào Ngọc Nghiêm bày tỏ.

Nằm trong khu bảo tồn cấp 1 của khu phố cổ Hà Nội, phố Tạ Hiện đã được trùng tu hoàn thành kiến trúc xưa, được coi là bước đi đầu tiên trong việc bảo tồn phố cổ Hà Nội (năm 2011). Tiếp theo là phố Lãn Ông, hoàn thành từ đầu năm 2015.

Phố Lãn Ông được trùng tu dài 120m, từ đoạn cắt phố Thuốc Bắc tới phố Chả Cá. Trước đó, sự phát triển thiếu kiểm soát về kiến trúc cùng vết thời gian đã khiến bộ mặt của phố này khá ngổn ngang và biến dạng... Phố bán Đông Nam dược và bốc thuốc chữa bệnh, vậy nhưng khá nhiều gia đình tự ý quây, chiếm không gian phía trên hoặc sửa đổi chức năng, kết hợp mặt tiền nhà với... bếp và công trình phụ.

UBND quận Hoàn Kiếm đã trích 25 tỷ đồng để chỉnh trang hai bên mặt phố, với 42 căn hộ. Từ nguồn kinh phí ấy, mặt đứng của lớp nhà hai bên phố được phục hồi các phần bị bong tróc. Một số cửa gỗ tầng một quá cũ nát được thay mới, các cửa sắt, hoa sắt tại ban công được sơn lại. Mái ngói ta lợp theo kiểu truyền thống thay thế cho những mảng mái ngói tạp nham. Những cấu kiện gỗ đã mục như xà gồ, cầu phong, li tô... cũng được loại bỏ để sử dụng những cấu kiện mới, trung thành theo nguyên bản.

Kiến trúc của 42 căn nhà trong đoạn phố này đan xen phong cách nhà ống Hà Nội, Hoa, Pháp thuộc địa và ít nhiều vẫn giữ được hình dạng cũ. Bởi thế, việc "giải mã" kiến trúc gốc để phục dựng không phải là điều quá phức tạp với đề án này. Khó khăn nằm ở việc thuyết phục các chủ nhân chịu di dời công trình phụ vào phía trong cũng như trả lại các phần không gian đã lấn chiếm. Ít nhiều, phải nhờ tới sự giúp sức và vận động của chính quyền địa phương, dự án mới được hoàn thành. "Đổi" việc di chuyển các khu chức năng trong nhà lấy một mặt tiền khang trang, sạch sẽ và hấp dẫn hơn trong kinh doanh, đó là lí do khiến các hộ dân dần tìm được sự đồng thuận trong dự án.

Lãn Ông kể từ khi mang bộ mặt mới đã ít nhiều tìm lại vẻ chỉn chu và kiến trúc đặc thù của một phố nghề nơi người Hoa từng sinh sống. Biển hiệu của hàng loạt hiệu thuốc Đông y ở hai bên đường được thu lại với kích thước phù hợp. Bảng quảng cáo, máy điều hòa, hệ thống thoát nước mái được "giấu" vào nơi khuất tầm nhìn. Chỉ có điều, cũng giống như trường hợp Tạ Hiện, dáng vẻ mới của một đoạn phố vừa được trùng tu vẫn khiến một số người nói tới việc giảm đi hồn cốt của một phố cổ như trong kí ức.

"Tôi không nghĩ đó là vấn đề. Phố cổ là kiến trúc gắn với đời sống đô thị nên ít nhiều sẽ có sự tiếp biến theo thời gian chứ không thể bảo tồn tuyệt đối như những di tích khác. Cái đáng bàn là những giá trị phi vật thể được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của phố cổ có được bảo tồn không? Xa hơn, mô hình trùng tu này liệu có thể nhân rộng trong tương lai?", KTS Đào Ngọc Nghiêm nhận xét.

Phố cổ được trùng tu thì mừng nhưng chúng ta nên coi những trường hợp thế này là dự án làm mẫu, làm để mọi người hiểu được giá trị tự thân của phố cổ khi được khôi phục lại kiến trúc và nếp văn hóa cũ.

(Còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Văn Mai Hương, Hứa Kim Tuyền cùng nhận Giải cống hiến 2024 Điện ảnh - Âm nhạc

Văn Mai Hương, Hứa Kim Tuyền cùng nhận Giải cống hiến 2024

TTTĐ - Giải thưởng Album của năm thuộc về album Minh tinh của Văn Mai Hương với sự đồng hành của Hứa Kim Tuyền.
Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình" Văn học

Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình"

TTTĐ - Sau thành công của tập thơ đầu tay “Đêm mặn” với gần 5.000 cuốn, Á hậu Trang Viên tiếp tục gửi đến độc giả tác phẩm mới nhất mang tên "Ru tình".
Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam Văn hóa

Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTTĐ - Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Xem thêm