Tag

Bài 182: Những ngọn khói “đi lạc”

Văn hóa 28/12/2017 10:41
aa
TTTĐ - Nhắc đến khói, người ta hay nhớ đến khói đồng, khói bếp, đến mùi khói thơm thơm, cay xè đầy vị thôn quê. Ở Hà Nội, dù không còn đun bếp củi, bếp rạ nhưng vẫn có rất nhiều khói. Ấy là những ngọn khói đi lạc.

Bài 182: Những ngọn khói “đi lạc”

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 181: Để các bảo tàng ở Hà Nội hút khách...


Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ tháng 5/2013 nhưng xem ra người dân chưa thực hiện một cách nghiêm túc và tự giác. Tại hầu hết các địa điểm như công viên, nhà ga, bến xe, khu vui chơi… bất cứ lúc nào cũng có thể bắt gặp hình ảnh đàn ông và cả phụ nữ phì phèo thuốc lá. Thậm chí ngay tại chỗ nhiều trẻ em vui chơi, người ta cũng không ngần ngại mà nhả khói vô tư. Có những ông bố vừa dắt con đi chơi, vừa chở con trên xe máy vừa hút thuốc. Còn tại những quán cà phê thì khỏi phải nói, ngồi một mình cũng hút thuốc, ngồi đông người lại càng hút thuốc. Dăm bảy ông đồng loạt rít, đồng loạt phả ra, không gian nồng nặc mùi đặc trưng, khói cuồn cuộn mờ mịt. Người già, trẻ con, người có bệnh đường hô hấp, phụ nữ mang thai, người ốm yếu mệt mỏi nếu không bỏ đi đâu được thì đành “sống chung với lũ”.


Bài 182: Những ngọn khói “đi lạc”
Để những ngọn khói không đi lạc thì mỗi người cần ý thức hơn chứ đừng vì sở thích cá nhân mà tổn hại đến sức khỏe người khác.

Ai cũng biết những làn khói ấy rất độc hại. Nhiều người kinh sợ vì 90% nguyên nhân ung thư phổi liên quan đến thuốc lá nhưng chẳng có cách nào khác. Chỉ mong Luật sẽ được thực thi nghiêm ngặt hơn, những người hút thuốc không đúng nơi quy định bị phạt nặng hơn thì may ra môi trường sống mới ít bị đe dọa.

Người Hà Nội từ lâu chẳng ai còn đun bếp củi nữa nhưng vẫn tồn tại một thứ khói độc hại đến nghẹt thở. Đó là khói bếp than tổ ong. Có gia đình luôn “thủ” sẵn một chiếc bếp than tổ ong để dùng vào những khi cần ninh, hầm. Họ biết rất rõ khói than độc hại nên chẳng dại gì mà để trong nhà. Thi thoảng cần nấu, họ mang hẳn ra ngoài ngõ, ai đi qua đi lại ngửi thì cứ ngửi, họ đóng chặt cửa nhà, khi nào nồi hầm chín thì ra lấy vào, đặt siêu nước hay nồi gì lên tận dụng chút than thừa cho tàn hẳn rồi mới cất. Nguyên nhân chủ yếu của việc dùng bếp than tổ ong là bởi nó rẻ hơn rất nhiều so với bếp gas, bếp điện...

Khủng khiếp nhất phải kể đến những ông bà hàng quán nước chè. Đã tận dụng, lấn chiếm vỉa hè làm chỗ bán buôn, họ lại tiết kiệm chi phí nên dùng bếp than cho cơ động. Khi lực lượng chức năng dẹp thì chỉ cần xách, chạy tạm vào chỗ nào đó, yên ắng lại mang ra, nước vẫn sôi, lò vẫn đỏ lửa như thường. Những chiếc bếp lò ấy thường đặt sát cột điện, góc tường nhưng vẫn cản chân người qua lại, chẳng may va phải có khi lại bỏng nặng như chơi.

Khổ nhất lúc sáng sớm khi họ bắt đầu nhóm lò. Vỉa hè rộng, người qua lại nhiều trên đường, gió lộng, cứ ít củi vụn với viên than đặt ở trên, khói tỏa ngùn ngụt khắp phố. Đôi khi sốt ruột, người ta mang chiếc quạt nan ra quạt phành phạch. Khói được thể bốc lên cuồn cuộn, mù mịt, đen đặc “đuổi” theo bám vào tóc, vào người rồi vào mũi, phổi người đi đường. Thứ khói này gây nhức đầu, ngạt thở tức thì, nếu đường vắng chạy nhanh còn đỡ chứ chẳng may gặp đám tắc đường thì thôi rồi, chẳng ai thoát, hít phải chắc chắn quay cuồng, váng vất khó chịu vô cùng.

Hà Nội mùa đông, các hàng thịt nướng, cá nướng, lòng dồi, sườn sụn, vịt quay… đua nhau chen ra ven đường. Chiều nào cũng thế, cứ lúc tan tầm, người đi làm, đi học về đông cũng là lúc chuẩn bị bữa chiều, người bán hàng ra sức quạt lò. Có thứ được nướng bằng điện, có thứ đặt trên các khay than nóng rực, mỡ liên tục chảy ra, rớt xuống cháy xèo xèo, khói bốc lên khét lẹt thứ mùi tổng hợp mỡ, gia vị, thịt cháy. Có thể những món ăn đó được đặt lên đĩa, lên bàn ăn thì ngon, hấp dẫn nhưng phải chịu đựng cái thứ khói khi quay nướng nó không dễ thở chút nào. Nó bám vào tóc, vào người, nhất là khi mùa đông toàn áo len, dạ dễ hút mùi, gió bấc có tạt mạnh đến đâu thì hôm sau ngửi lại vẫn thấy mình như một miếng thịt được hun khói. Những ai có việc quan trọng, hẹn hò mà chẳng may bị tắc đường đúng hàng thịt nướng, ám thứ khói đó vào thì chỉ có nước quay về nhà thay quần áo mới đi tiếp được.

Cuối tuần này Hà Nội rét đậm. Mấy năm nay mùa đông không lạnh lắm nên năm nay thời tiết như thế này nhiều người khá hào hứng. Người ta vẫn chưa quên đợt rét kỉ lục năm 2008, 2009, rét đến nỗi khắp phố phường ai có việc phải ngồi lâu ngoài đường đều tận dụng mọi thứ cành cây, củi mục để đốt sưởi. Những ngọn khói và ánh lửa bập bùng xua đi cái lạnh tái tê, giúp cuộc mưu sinh bớt nhọc nhằn hơn, có khi người đi xe máy ngang đường cũng dừng lại sưởi ké. Đám đốt sưởi sẵn sàng dịch ra, nhường chỗ để mọi người cùng hơ tay hơ chân cho khỏi cóng, góp dăm ba câu chuyện. Kể ra thì sẽ ấm cúng hơn cả về nhiệt độ lẫn tình người nhưng cũng đem đến nhiều nguy cơ về cháy nổ, hỏa hoạn nếu như không dập tắt than củi khi không có người sử dụng.

Để những ngọn khói không đi lạc thì mỗi người cần ý thức hơn chứ đừng lợi mình mà thiệt đến nhiều người khác.

(Còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai" Văn học

Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai"

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Một vòng trần ai" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội Văn hóa

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội

TTTĐ - Bằng cách ứng dụng công nghệ, những lễ hội trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của công chúng Thủ đô và nhiều du khách. Đây được cho là dấu hiệu khởi sắc trong tiến trình các quận, huyện của thành phố Hà Nội triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.
Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài Văn hóa

Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài

TTTĐ - Dù công việc khá bận rộn, song doanh nhân kiêm hoa hậu Thu Hoài vẫn duy trì tập luyện các bộ môn thể thao cô yêu thích như: Gym, Yoga, Pilates… Gần đây, bà mẹ 3 con còn gây chú ý khi chơi lại bộ môn golf.
Xem thêm