Tag

Bài 187: Thơ nhạc thăng hoa, chắp cánh cho thắng lợi lịch sử

Người Hà Nội 09/01/2018 11:25
aa
TTTĐ - Là một nhân chứng của trận “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” 45 năm trước, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã có hai sáng tác ra đời ngay trong 12 ngày đêm khói lửa ấy. Những bài hát của ông truyền đi trên sóng phát thanh đã lan tỏa tình cảm, tinh thần chiến đấu và sự quyết liệt giành chiến thắng của người Hà Nội.

Bài 187: Thơ nhạc thăng hoa, chắp cánh cho thắng lợi lịch sử

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 186: Lắng lại cùng những gánh hàng rong


Những ngày diễn ra trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, nhạc sĩ Phạm Tuyên đang công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam - một mục tiêu quan trọng mà bom B-52 của Mỹ rất muốn xóa bỏ. Nếu phá hủy được các trạm phát sóng của Đài thì không có thông tin nào phát được ra với nhân dân, với toàn thế giới nữa. Như thế thất bại của ta sẽ trông thấy rõ.

Về hai bài hát ra đời đúng dịp này 45 năm về trước, nhạc sĩ Phạm Tuyên kể: “Trong mấy chục năm tôi làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam, tố chất nhà báo cũng có ở trong cái chức trách văn nghệ sĩ của mình. “Ở Đài, mọi diễn biến của xã hội, thăng trầm của đất nước cũng đều có tác động đến mình, tự nhiên dù muốn hay không, khi mình nhập vào cuộc sống của nhân dân sẽ tạo cảm hứng cho mình viết những tác phẩm âm nhạc. Khi tôi bước vào cuộc đời sáng tác trên mặt trận văn nghệ, tôi chỉ sáng tác khi nào tình cảm của người viết đồng cảm với mọi người thì sẽ có sức lan tỏa. Hai bài hát ra đời trong 12 ngày đêm “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”, tôi viết lúc ấy là để nói lên tình cảm của mình là chính, nhưng đồng thời nó cũng rất hòa nhập với tình cảm của người dân Hà Nội lúc ấy”.


Bài 187: Thơ nhạc thăng hoa, chắp cánh cho thắng lợi lịch sử
Nhạc sĩ Phạm Tuyên

Ở bài “Hà Nội những đêm không ngủ” ông gửi gắm rất nhiều tâm sự cá nhân trong đó, nói lên tình cảm chung của rất nhiều người. Trong kí ức của ông, Hà Nội hào hùng, oanh liệt của gần nửa thế kỉ trước vẫn như sống động: “Ngày 19/12/1972, Mỹ bắt đầu ném bom. Trưa hôm đó, địch lại ném bom trạm phát sóng ở Bạch Mai và khu tập thể Đại La nơi chúng tôi ở. Sáng sớm ngày 22/12, B-52 lại ném bom rải thảm, lần này chúng đã biến khu tập thể của chúng tôi thành một đống gạch vụn. Vợ con tôi lúc đó đã đi sơ tán. Nhà của tôi cũng dính bom tan tành, cây đàn piano vỡ tung, tủ sách cháy nham nhở, chỉ thấy còn một chiếc cặp sách rớt lại. Lúc đó tự dưng trong tôi trào dâng một cảm giác rất lạ: vừa đau thương, xót xa nhưng lại cũng rất đỗi tự hào. Tôi không còn nghĩ đến những mất mát riêng tư nữa”.

Ngay đêm hôm ấy, trong một đợt báo động kéo dài, ngồi trong căn hầm ở khu vực trọng điểm, ông đã viết bài hát “Hà Nội những đêm không ngủ” ghi lại hình ảnh của mình trong những ngày đầu của đợt tập kích của địch, thầm gửi tình yêu thương nhớ nhung đến vợ con lúc đó đang ở nơi sơ tán đêm đêm vẫn nhìn về vầng lửa đạn đang bao trùm cả Thủ đô. Tình cảm ấy thật dạt dào, tha thiết: “Đêm nay trời Hà Nội vang rền tiếng súng/Lửa rực cháy sáng phố phường yêu dấu/Lửa trừng trị B52 rực bầu trời đêm Thăng Long”.

Năm ngày sau, khi sáng tác bài “Hà Nội - Điện Biên Phủ” ông đã cất lên tiếng nói quyết liệt của người Hà Nội. Nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ về hoàn cảnh ra đời bài hát đó như sau: “Đêm 26/12, Mỹ lại ném bom dữ dội ở Hà Nội, buổi sáng giao ban của Đài Tiếng nói Việt Nam ngày hôm sau (27/12), đồng chí Trần Lâm thông báo Quân ủy Trung ương đã có ý kiến chỉ đạo là phải quyết tâm giành một trận Điện Biên Phủ trên không. Nghe từ “Điện Biên Phủ” lúc đó tôi thấy nó có một ý nghĩa rất khác, có sức lay động kì lạ”. Đêm hôm ấy ông đã ngồi trong hầm ở 58 Quán Sứ viết bài “Hà Nội – Điện Biên Phủ” với âm điệu không du dương như bài “Hà Nội những đêm không ngủ” mà rất quyết liệt: “B-52 tan xác cháy sáng bầu trời/ Hào khí Thăng Long ánh lên ngời ngời/ Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần khát máu/ Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần họng súng quân thù/ Một Điện Biên nay sẽ vùi mộng xâm lăng…/ Hà Nội đây! Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời của Hà Nội chúng ta/ Đâu chỉ vì non nước này phất ngọn cờ sao chiến đấu”...

45 năm trôi qua, khi kể về bài hát này nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn không giấu nổi niềm xúc động. Ông cho biết, báo Nhân dân ngày 29/12, giữa lúc địch còn chưa chấm dứt cuộc leo thang đánh phá đã in bản nhạc bài hát này với nét chữ chép tay rất đẹp của nhạc sĩ Phan Nhân. Bài hát được truyền đi qua làn sóng phát thanh trong chương trình Tiếng hát về Nam, góp phần cổ vũ to lớn cho tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. “Hà Nội – Điện Biên Phủ” còn được các đoàn văn công, các đoàn dân quân tự vệ hát rất hào hùng. Sức lan tỏa của bài hát còn được nhạc sĩ Phạm Tuyên chứng thực bằng những ví dụ cụ thể: “Sau này, tôi có nghe nhạc sĩ, nhà báo Nguyễn Thụy Kha kể lại, anh em ở Quảng Trị đã khóc vì sung sướng, xúc động khi nghe bài hát này. Mấy nhà báo trong TP HCM ra phỏng vấn tôi có nói là hồi đó, đêm 29/12/1972 nghe bài hát trên sóng phát thanh đã biết là Hà Nội sẽ chiến thắng”.

Trải qua những ngày tháng ác liệt nhất của Hà Nội thời chiến tranh, nhạc sĩ Phạm Tuyên đúc kết: “Có một thực tế, người Hà Nội lúc đó rất kiên định, ứng xử với nhau có tình có nghĩa, rất quý mến mảnh đất này. Ít nơi nào trên thế giới, dưới bom đạn giặc Mỹ mà lại bình tĩnh được như vậy. Đi qua Bạch Mai, qua phố Khâm Thiên, các bà các mẹ chít khăn tang vẫn dọn dẹp nhà cửa, thu dọn các đống gạch vụn trên phố… Nhiều gia đình ở đó đã đi sơ tán, cửa nhà không cần khóa mà không hề mất mát, người dân động viên nhau vượt qua khó khăn… Có thể nói, cuộc chiến thắng 12 ngày đêm này là cuộc chiến thắng của nhân dân. Bên cạnh những công lao rất vĩ đại của phòng không, không quân, dân quân tự vệ, thì có sự đồng tình đóng góp của nhân dân”. Đó là phẩm chất cao quý của người Hà Nội. Tinh thần ấy chắp cánh cho thơ nhạc thăng hoa, chắp cánh cho thắng lợi cuối cùng.

(Còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai" Văn học

Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai"

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Một vòng trần ai" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội Văn hóa

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội

TTTĐ - Bằng cách ứng dụng công nghệ, những lễ hội trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của công chúng Thủ đô và nhiều du khách. Đây được cho là dấu hiệu khởi sắc trong tiến trình các quận, huyện của thành phố Hà Nội triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.
Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài Văn hóa

Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài

TTTĐ - Dù công việc khá bận rộn, song doanh nhân kiêm hoa hậu Thu Hoài vẫn duy trì tập luyện các bộ môn thể thao cô yêu thích như: Gym, Yoga, Pilates… Gần đây, bà mẹ 3 con còn gây chú ý khi chơi lại bộ môn golf.
Xem thêm