Tag

Bài 190: Những thanh âm đặc trưng của Hà thành

Văn hóa 15/01/2018 11:51
aa
TTTĐ - Những người làm khuôn bánh, người thợ rèn, người làm đôi dép lốp cao su, người mạng và sang sợi quần áo... đã làm nên trạng thái sống của phố Hà Nội. Nét đặc trưng của một Hà Nội phồn hoa, thanh lịch, văn minh đã được tạo dựng bởi những "chất liệu" đơn giản như vậy...

Bài 190: Những thanh âm đặc trưng của Hà thành

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 189: Gian nan việc bảo tồn làng cổ

Ông Đặng Quang Lẫm (phố Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã có 85 năm sống cùng Hà Nội. Trong kí ức của ông Lẫm vẫn còn vẹn nguyên những hình ảnh đẹp về Hà Nội một thời xưa cũ. Ông Lẫm không thể quên thuở còn cắp sách đến trường: "Vào buổi sáng những ngày nghỉ, tôi và và đám bạn cứ nghe thấy tàu điện reng reng là chạy ù ra bến, chỉ mất có 4 xu (loại tiền tệ rất nhỏ thời ấy) là cả nhóm có thể đi khắp nơi, từ Bờ Hồ vào Hà Đông, vòng ra chợ Mơ, có lúc lên chợ Bưởi. Thông thường nhân viên soát vé ít khi thu tiền học sinh. Vậy là tụi tôi lại có khoản tiền quà".

Tuổi thơ của ông Phạm Văn Quang ở phố Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội lại gắn liền với Hồ Hoàn Kiếm. "Hồi nhỏ chúng tôi có nhiều trò lắm, nào là đánh khăng đánh đáo, trèo me trèo sấu, có hôm giữa trưa hè rủ nhau nhảy cả xuống Hồ Gươm bơi thi. Bơi xong leo lên cả lũ lại đi chơi tiếp...", ông Quang nhớ lại.


Bài 190: Những thanh âm đặc trưng của Hà thành
Ông Phạm Xuân Quang tỉ mỉ làm đôi dép lốp

Hơn 40 năm nay, người dân ngõ Thanh Miến, quận Đống Đa, Hà Nội đã quá quen thuộc với hình ảnh một người phụ nữ cặm cụi khâu vá bên bệ cửa. Đó là bà Nguyễn Thị Hồng. Bà Hồng gần như là người Hà Nội cuối cùng còn làm nghề mạng và sang sợi - cái nghề kì công, tỉ mỉ về sửa lại những vết rách, vết hỏng trên quần áo mà không để lại chút dấu vết nào. Bà Hồng cho biết: " Đây là nghề của mẹ chồng tôi. Gia đình chồng tôi có gốc Hà Nội, khá giả nên mới cho các con theo học trường Nữ công tinh hoa và mới có nghề này. Tôi có thể khẳng định, nghề mạng và sang sợi này chỉ riêng Hà Nội mới có".

Trong suốt mấy chục năm làm nghề, bà Hồng có nhiều kỉ niệm, trong đó, bà nhớ nhất là chuyện có một người đàn ông, dịp gần Tết là đến đây nhờ bà Hồng sang sợi chiếc áo len cũ kĩ. Cứ như thế suốt nhiều năm và mang đến cửa hàng vẫn là chiếc áo len duy nhất ấy. Bà Hồng hỏi ra mới biết, đó là chiếc áo do vợ người đàn ông đó tặng chồng. Người vợ đó mất đã lâu, chiếc áo len cũng cũ hỏng nhưng ông chồng vẫn luôn muốn lưu giữ kỉ vật của vợ.

Đôi dép cao su từng theo chân những người lính vượt Trường Sơn đi cứu nước. Gần nửa thế kỉ trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, đôi dép cao su đã trở thành một trong các hiện vật lưu trữ tại bảo tàng nhưng ít ai biết rằng, ngay giữa lòng Hà Nội, câu chuyện về dép cao su vẫn còn được nối dài dưới bàn tay người thợ làm dép lốp. Ông Phạm Xuân Quang ở Nguyễn Biểu, Ba Đình, Hà Nội, người đã hơn 50 năm gắn bó với đôi dép huyền thoại. Ngày ấy, sau khi Xí nghiệp chuyên sản xuất dép cao su Trường Sơn (nơi ông Phạm Xuân Quang gắn bó cả tuổi trẻ) giải thể, ông Xuân phải chuyển hết nghề này sang nghề khác. Tuy vậy, cái duyên, cái nghiệp của một người làm dép lốp đã kéo ông trở lại với nghề. Vậy là từ đó, khoảng sân nhỏ trước nhà 13 Nguyễn Biểu đã trở thành xưởng làm dép cao su dã chiến, để người nghệ nhân gần 80 tuổi vẫn ngày ngày tiếp tục thực hiện niềm đam mê của mình. Ông Phạm Xuân Quang tâm sự: "Trong quá trình làm, tôi có cải tiến, sáng tạo ra vài mẫu mã mới cho hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đôi dép cao su là làm thủ công nên khá vất vả mà giá thành cũng chả đáng là bao. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy thích vì được thỏa sức sáng tạo và tìm thấy sự đồng cảm, sở thích hiếm hoi với khách hàng".

Nằm lọt thỏm trên con phố Hàng Quạt đông đúc, tấp nập là cửa hàng nhỏ bé của chú Phạm Văn Quang, người đang kiên trì giữ nghề làm khuôn bánh như thể vẫn cố lưu giữ thời hoàng kim của nghề làm khuôn bánh, đặc biệt là vào mùa Trung thu xưa của Hà Nội. Chú Quang và một vài cửa hàng làm khuôn bánh vẫn làm nghề này vì vẫn còn không ít người thích làm bánh nướng, bánh dẻo kiểu thủ công với khuôn gỗ.

Trong cuộc sống nhộn nhịp của thời hiện đại, những kí ức đẹp đó tuy vẫn còn nhưng cũng bị chi phối, mai một khá nhiều. Đi tìm dấu xưa của Hà Nội phải từ phố cũ, phố cổ mà mọi người vẫn quen gọi là "Hà Nội - 36 phố phường", nơi trú ngụ những tâm hồn người Hà Nội. Mỗi góc phố, căn nhà, hàng cây hoặc đơn giản chỉ là cái vỉa hè bong tróc xi măng cũng chất chứa trong nó cả miền kí ức, là câu chuyện về lịch sử, là tính cách, là thăng trầm của thành phố nghìn năm tuổi này.

Nhà văn Nguyễn Khải đã viết: "Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng". Từ hình ảnh đó mà liên tưởng, có thể thấy, mỗi công dân Thủ đô đều có những yếu tố tích cực làm nên giá trị của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Một Hà Nội văn minh, hiện đại của hôm nay và ngày mai đòi hỏi mỗi con người vừa phải khơi dậy và phát huy những giá trị từ ngàn xưa tích tụ, đồng thời luôn phải tu dưỡng, rèn luyện để vươn lên cả về tư duy, năng lực trước những yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống.


(Còn nữa)



Tin liên quan

Đọc thêm

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai" Văn học

Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai"

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Một vòng trần ai" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội Văn hóa

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội

TTTĐ - Bằng cách ứng dụng công nghệ, những lễ hội trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của công chúng Thủ đô và nhiều du khách. Đây được cho là dấu hiệu khởi sắc trong tiến trình các quận, huyện của thành phố Hà Nội triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.
Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài Văn hóa

Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài

TTTĐ - Dù công việc khá bận rộn, song doanh nhân kiêm hoa hậu Thu Hoài vẫn duy trì tập luyện các bộ môn thể thao cô yêu thích như: Gym, Yoga, Pilates… Gần đây, bà mẹ 3 con còn gây chú ý khi chơi lại bộ môn golf.
Xem thêm