Thứ bảy 02/12/2023 21:22 Hotline: 0929242424 Email: tuoitrethudoonline@gmail.com congan.hanoi.gov.vn
Văn hóa giao thông là không... vô ý thức

Bài 2: Hàng hóa chất cao, ý thức xuống thấp

Văn hóa giao thông -
In bài viết

TTTĐ - Hàng ngày vào bất cứ giờ nào, ta vẫn thỉnh thoảng bắt gặp những chiếc xe máy chở hàng hóa cồng kềnh, vượt quá so với quy định cho phép băng băng lưu thông trên phố. Điều này không chỉ là nỗi ám ảnh cho người đi đường, mà còn khiến chúng ta cảm thấy ái ngại về văn hóa và ý thức tham gia giao thông của những tay lái coi thường pháp luật ấy.

Văn hóa giao thông là không... vô ý thức Văn hóa giao thông là không... vô ý thức

TTTĐ - Hàng ngày ở Hà Nội chúng ta có thể bắt gặp vô vàn những thói xấu của những người lưu thông trên đường. ...

Chở bao nhiêu... tùy sức

Theo quy định của pháp luật hiện nay, hành vi chở hành cồng kềnh, chở hàng vượt quá giới hạn quy định sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng theo quy định tại điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Vậy mà bất chấp luật giao thông, không khó để chúng ta bắt gặp các trường hợp phương tiện chở hàng cồng kềnh lưu thông trên đường Hà Nội.

Những chiếc xe chở hàng hóa cồng kềnh lưu thông trên đường
Những chiếc xe chở hàng hóa cồng kềnh lưu thông trên đường

Hầu hết nhưng phương tiện này những chiếc xe máy cũ được cơi nới, gia cố thêm để chở hàng, không che chắn, vượt chiều cao, chiều dài cho phép, nghênh ngang chạy trên đường.

Thậm chí, nhiều phương tiện tự chế đã quá cũ nát, thiếu đèn, còi xe, gương, thậm chí biển số lung lay chực rơi bất kỳ khi nào… nhưng lại chạy rất nhanh, luồn lách giữa dòng phương tiện đông nghẹt.

Bên cạnh việc chở hàng cồng kềnh, vượt quá quy định cho phép, nhiều người còn chằng buộc hàng hóa không chắc, che chắn thiếu cẩn thận khiến hàng rơi xuống đường, làm ảnh hưởng tới những người tham gia giao thông.

Nỗi ám ảnh những chiếc xe chở cồng kềnh

Anh Nguyễn Hoàng Tấn ở phố Khâm Thiên (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, nhiều lần đã chứng kiến hàng hóa rơi ra từ các xe máy chở quá tải, không được che chắn kín, trở thành vật cản trên đường, do đó, không ít lần đã xảy ra va chạm giao thông.

Đó là những chiếc xe chở gạch xây dựng, chở thùng cát tông cao ngất ngưởng, chở đồ gỗ vừa cao vừa nặng đến chở bao tải đua sang hai bên cả mét… Thậm chí có người chở hơn 10 chiếc thùng xốp cỡ to kèm theo rất nhiều vỏ bình nước rỗng đằng sau, bên trên lại chất thêm nhiều đồ đạc cá nhân. Nhìn người chở 7, 8 bao tải đằng sau một chiếc xe máy nhỏ xíu, điều này có thể khiến xe bốc đầu bất cứ khi nào khiến người ta liên tưởng đến cảnh "diễn xiếc" trên đường phố.

Nỗi ám ảnh những chiếc xe chở cồng kềnh

Sợ nhất là những "ông" xe công nông hay xe máy quá tải cũ kĩ kêu ành ạch, phanh ken két nhưng cứ chở nặng bao nhiêu tùy sức người lái. Những chiếc xe này khiến người đi đường phát hoảng, bởi nó chẳng khác cỗ xe "tử thần", rình rập gây họa bất cứ lúc nào.

Hậu quả khôn lường

Trên thực tế, đã có nhiều vụ va quệt, gặp nguy hiểm, thậm chí là tai nạn chết người do phương tiện chở cồng kềnh gây ra. Các cơ quan chức năng thường có đợt ra quân xử lý vi phạm nhưng quan trọng nhất là ý thức người lái xe chưa cao nên vẫn bất chấp, cứ chạy được lúc nào là chạy.

Anh Lê Phong Minh (ở huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: “Có lần đang đi thì chiếc xe phía trước lạng lách phóng nhanh bị rơi thùng xốp xuống. Quá bất ngờ, mình không kiểm soát được và ngã, cũng may là người không sao.

Thực trạng này trên thực tế đã xảy ra quá nhiều, có khi đi đường còn gặp anh chở theo thanh sắt dài mấy mét, chắn mất nửa đường, điều này vô tình khiến giao thông của những xe đằng sau ách tắc rất lâu và nguy hiểm.

Nỗi ám ảnh những chiếc xe chở cồng kềnh

Mình nghĩ cần phải có chế tài mạnh tay hơn nữa để chấm dứt được tình trạng này bởi những chiếc xe chở vừa nặng vừa cồng kềnh, rất nguy hiểm cho cả người điều khiển lẫn người tham gia giao thông xung quanh”.

Chị Hoàng Yến (ở Minh Khai, Hà Nội) cũng cho biết: "Hàng ngày đi làm, đi chơi tôi đều bắt gặp rất nhiều xe không biết sản xuất từ bao giờ chạy trên đường, chở hàng thì cồng kềnh, khiến các phương tiện khác đi lại rất khó khăn, nhất là tại các tuyến đường nhỏ, lại đông phương tiện qua lại như đường La Thành. Nào là chở thanh sắt, nào là bánh kẹo, thùng xốp và đủ loại đồ cồng kềnh, có khi họ còn chở vật sắc nhọn, trông rất sợ.

Cứ mỗi khi thấy mấy xe như vậy, tôi đều phải chạy chậm lại không dám vượt lên, chỉ muốn tránh càng xa càng tốt”.

Chị Nguyễn Thủy (ở Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: “Có lần đang trên đường, mình bị một chiếc xe máy, đằng sau có thêm xe cải tiến gắn vào đuôi, chở theo rất nhiều thanh sắt dài sắc bén vụt lên và cứa vào tay. Lúc ấy tay mình chảy rất nhiều máu, phải đưa đi bệnh viện khâu nhiều mũi và mất 1 tháng không hoạt động được.

Từ lần đó mình cứ ra đường nhìn thấy mấy chiếc xe đó là run, tay lái không còn được vững nữa”.

Nỗi ám ảnh những chiếc xe chở cồng kềnh

Những nỗi ám ảnh này khiến người đi đường hay những người đã từng bị va chạm mỗi khi ra đường hoặc nhìn thấy xe chở quá khổ, quá tải đều bị "sang chấn tâm lý", ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần. Bởi vậy, hậu quả nó gây ra không chỉ là chốc lát mà còn lâu dài về sau.

Chính bản thân những người chở hàng hóa quá quy định như vậy cũng đang "trêu đùa tử thần", đặt tính mạng mình và những người khác nhẹ hơn số hàng hóa họ đang chở. Cơ quan chức năng không thể ngày nào, giờ nào, chỗ nào cũng có thể xử phạt những trường hợp vi phạm.

Vì thế, để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh, để có sức khỏe cũng như thời gian làm việc nhiều hơn, mỗi ''người vận chuyển" hãy tự lượng sức mình. Chúng ta có thể đi làm nhiều chuyến, mỗi chuyến chở bớt đi một chút thì không "nhanh một phút, chậm cả đời", tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.

Có nâng cao ý thức thì an toàn giao thông mới được đảm bảo và cuộc sống chúng ta mới kéo dài, thêm nhiều niềm vui, thêm nhiều thời gian làm việc. Đừng đổ lỗi cho giá cả vận chuyển thấp, do hoàn cảnh khó khăn hay bất cứ lí do gì. Lựa chọn như thế nào là do chúng ta. Sống thế nào là do chúng ta. Chắc chắn rằng ai cũng mong được trở về nhà an toàn sau những giờ lao động và vì thế hãy nhớ đích đến là nụ cười cuối ngày chứ không phải là sự hối hận muộn màng.

(Còn nữa)

Hoàng Châu
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Bài 5: Văn hóa - Yếu tố chính xây dựng giao thông an toàn

Bài 5: Văn hóa - Yếu tố chính xây dựng giao thông an toàn

TTTĐ - Để đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ, các chuyên gia cho rằng, cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như đảm bảo an toàn hành lang, vỉa hè, tăng thêm chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm… Quan trọng hơn cả là xây dựng bằng được văn hóa giao thông. Khi có văn hóa giao thông, người đi bộ sẽ đi đúng phần đường, người điều khiển phương tiện sẽ dừng đúng điểm, người kinh doanh sẽ chủ động giải phóng lối đi cho người đi bộ. Được như thế, giao thông đường bộ sẽ an toàn.
Tin khác
[Xem thêm]
Bài 3: Nỗi đau người ở lại

Bài 3: Nỗi đau người ở lại

TTTĐ - Tai nạn giao thông xảy ra để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ là sức khỏe, tài sản mà nhiều trường hợp trả giá bằng chính mạng sống của mình. Hậu quả tai nạn giao thông để lại không chỉ gây mất mát, đau thương cho người bị nạn mà còn là nỗi ám ảnh hằn sâu trong suốt cuộc đời những người đang sống…
Bài 3: Đèn tín hiệu cho người đi bộ "có cũng như không"

Bài 3: Đèn tín hiệu cho người đi bộ "có cũng như không"

TTTĐ - Hệ thống đèn tín hiệu cho người đi bộ giúp người dân chủ động và an toàn hơn khi muốn qua đường, thế nhưng không phải lúc nào hệ thống đèn này cũng phát huy tác dụng. Đã đến lúc cần phải đánh giá lại hiệu quả của việc thí điểm cột đèn tín hiệu dành cho người đi bộ để có các phương án điều chỉnh hợp lý hơn.
Tham gia giao thông - để không... phải cáu!

Tham gia giao thông - để không... phải cáu!

TTTĐ - Cuộc sống của chúng ta luôn nhộn nhịp, hối hả với những chuyến đi. Đi làm, đi học, đi chơi... tất thảy đều gắn với những cung đường. Giao thông là một phần quan trọng với mỗi người hàng ngày, vì vậy, làm thế nào để mỗi chuyến đi đều không phải cáu bẳn, bực dọc thì phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chấp hành pháp luật và tuân thủ quy tắc ứng xử nơi công cộng của thành phố.
Bài 2: …Đến những vụ chống người thi hành công vụ

Bài 2: …Đến những vụ chống người thi hành công vụ

TTTĐ - Nhiều vụ chống người thi hành công vụ khi vi phạm pháp luật về giao thông đã xảy ra tại các địa bàn trên cả nước khiến dư luận bức xúc. Tình trạng này không chỉ nguy cơ ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và tính nghiêm minh của pháp luật mà còn gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận nên cần kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm.
Ám ảnh và trách nhiệm

Ám ảnh và trách nhiệm

TTTĐ - Những vụ tai nạn giao thông đau lòng liên quan đến “ma men” đã để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, khiến dư luận rất bức xúc. Ám ảnh đó khiến cả hệ thống chính trị phải vào cuộc và mỗi cá nhân cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông…
Để người đi bộ sang đường an toàn…

Để người đi bộ sang đường an toàn…

TTTĐ - Theo thống kê, tỉ lệ tai nạn giao thông do người đi bộ sang đường sai quy định gần bằng tỉ lệ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia, chất kích thích có cồn. Hiện các cơ quan chức năng đã, đang triển khai nhiều biện pháp quyết liệt trong giảm thiểu tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia. Hiệu quả cho thấy rất rõ rệt khi thông điệp “Đã uống rượu bia, không lái xe” được ghim sâu vào trong tâm trí và hành động của nhiều người dân. Đến lúc, chúng ta cũng cần tăng cường các biện pháp mạnh mẽ và kiên quyết tương tự nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông do người đi bộ.
Xem phiên bản di động