Tag
Liên kết chuỗi - Hướng đi bền vững của ngành nông nghiệp Thủ đô:

Bài 2: Khai thác tiềm năng từ vườn dược liệu hữu cơ

Nông thôn mới 31/08/2018 08:00
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, nhiều địa phương ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu theo hướng hữu cơ. Quá trình sản xuất, người dân chủ động liên kết với các doanh nghiệp, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm và đem lại nguồn thu nhập khá cao. Đây được xem là hướng đi mới trong phát triển kinh tế của ngành nông nghiệp trên địa bàn.

Bài 2: Khai thác tiềm năng từ vườn dược liệu hữu cơ

Mạnh dạn đi đầu

Mô hình trồng cây dược liệu hữu cơ tại các xã Bắc Sơn, Xuân Giang và Trung Giã (Sóc Sơn) với quy mô hơn 20ha, hiện là vùng dược liệu hữu cơ lớn nhất của Hà Nội. Dược liệu hữu cơ không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn làm giàu trên chính mảnh vườn của mình, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chia sẻ về động lực thúc đẩy khi quyết định chọn cây dược liệu là hướng phát triển kinh tế chính, chị Nguyễn Thanh Tuyền, thành viên Hội Nghiên cứu trồng bảo tồn và phát triển cây dược liệu Việt Nam, kể: “Với niềm đam mê và thấy được tiềm năng phát triển cây dược liệu tại Sóc Sơn, năm 2014, tôi quyết định về vùng cao của xã cải tạo đất đồi trồng các loại cây dược liệu. Ngày đầu lên đây, chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian thuyết phục từng hộ dân để thuê đất trồng cây. Cây dược liệu không giống cây lương thực, nếu không bán được thì không thể để dành ăn dần. Lo ngại việc trồng cây sẽ thất bại, hầu hết người dân không mấy mặn mà khi chúng tôi đặt vấn đề thuê đất. Tuy nhiên, sau nhiều lần thuyết phục, đến cuối năm 2014, chúng tôi đã thuê được diện tích đất đồi khá lớn và bắt đầu trồng 5ha cây dược liệu đầu tiên, chủ yếu là cây trà hoa vàng, khôi tía. Lấy ngắn nuôi dài, chúng tôi trồng thêm một số loại cây thảo dược thương mại để chế biến thành các loại trà hoa, trà thảo mộc bán trực tiếp đến người tiêu dùng”.

Vườn cây dược liệu của chị Nguyễn Thanh Tuyền tại Sóc Sơn (Hà Nội)
Vườn cây dược liệu của chị Nguyễn Thanh Tuyền tại Sóc Sơn (Hà Nội)

Từ cánh đồng thảo dược ở xã Bắc Sơn, chị Tuyền đã phát triển thêm hai vùng dược liệu khác trên địa bàn huyện, nâng tổng diện tích lên gần 20ha. Ở ba vùng sản xuất này, hình thức liên kết có sự khác biệt. Tại xã Bắc Sơn, chị Tuyền thuê đất và thuê chủ đất trồng, chăm sóc dược liệu, trong khi ở xã Trung Giã lại là hình thức liên kết với nông dân cùng đầu tư; còn tại xã Xuân Giang, là sự liên kết với hợp tác xã địa phương để tổ chức trồng dược liệu. Theo chị Tuyền, mỗi hình thức đầu tư có những ưu điểm riêng. Liên kết với nông dân sẽ trồng cây dược liệu ngắn ngày để nhanh khép chu kỳ sản xuất, sớm chia lợi tức; còn với hình thức tự thuê đất của dân để trồng thì chọn đầu tư cây lâu năm.

Nhờ sự quyết tâm và linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh, đến nay, vườn dược liệu của chị Tuyền đã có tới hơn 100 loại thảo dược. Trong đó, có nhiều loại thảo dược quý hiếm như: Thất diệp nhất chi hoa, ngải rắn, lan kim tuyến vân đỏ, xáo tam phân… Xác định muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì phải sản xuất theo hướng hữu cơ, ngay từ đầu chị Tuyền đã canh tác vườn dược liệu hoàn toàn không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Thay vào đó, chị dùng phân bón hữu cơ và các loại thuốc thảo mộc để phòng ngừa, trị sâu, nấm bệnh cho cây.

Chị Tuyền cho biết: "Nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ, sản phẩm của chúng tôi luôn bảo đảm chất lượng, cung không đủ cầu. Nhiều khách hàng ở Nhật Bản còn đến tận vườn tham quan và đặt hàng trực tiếp. Hiện nay, phần lớn sản phẩm sau thu hoạch được các doanh nghiệp, cơ sở bào chế dược phẩm thu mua để làm thuốc. Bên cạnh đó, chúng tôi còn chế biến 25 sản phẩm từ thảo dược như: Trà ướp hoa, trà hoa, các loại thảo dược túi lọc tiện dụng, các loại tinh dầu, gối chườm, mỹ phẩm thảo dược… bán trực tiếp đến người tiêu dùng".

Liên kết để phát triển

Theo chị Tuyền, tại ba vùng sản xuất, cây trà hoa vàng được trồng nhiều nhất, chiếm đến 4ha. Lý giải nguyên nhân vì sao lại chú trọng nhân rộng diện tích trồng cây này, chị Tuyền cho hay: “Trà hoa vàng là một cây dược liệu quý. Do có nhiều tác dụng trong chữa bệnh nên cây trà hoa vàng bị khai thác quá mức, ngày một khan hiếm. Người ta săn lùng trà hoa vàng để bán cho thương lái Trung Quốc. Nhiều người vì hám lợi mà vào rừng tìm cây chặt hạ, bán cả cây con. Nếu không được bảo tồn thì nguy cơ giống trà hoa vàng của Việt Nam sẽ bị tuyệt chủng. Trên thế giới có khoảng 196 loài trà, trong đó Việt Nam có khoảng 26 loài thì tôi đã sưu tầm được 22 loài để nhân giống”.

Cùng với trà hoa vàng, cánh đồng dược liệu ở xã Bắc Sơn còn bảo tồn hàng chục loài thuốc quý khác, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch cho các công ty dược, hướng đến phát kinh tế bền vững cho nông dân, bảo vệ môi trường.

Hiện nay, dược liệu ở Sóc Sơn được các công ty dược bao tiêu sản phẩm. Một số loại dược liệu được chị Tuyền chế biến thành các sản phẩm như trà hoa, tinh dầu, mỹ phẩm thảo dược… cung cấp cho thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.

Nhận xét về mô hình liên kết trồng cây dược liệu hữu cơ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, ông Hoàng Chí Dũng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn chia sẻ, mô hình trồng cây dược liệu vận hành theo phương thức doanh nghiệp góp vốn và công nghệ, nông dân góp đất và công lao động phát huy hiệu quả cao. Đối với cây râu mèo - một loại dược liệu trị bệnh sỏi thận, sỏi túi mật... chỉ trồng một lần có thể cho thu hoạch 5-6 năm, giá trị thu nhập đạt 200 triệu đồng/ha/năm. Cây trà hoa vàng trồng 5-6 năm mới cho thu hoạch nhưng bà con có thể tận dụng trồng xen các loại dược liệu khác để lấy ngắn nuôi dài, giá trị khi thu hoạch đạt hàng tỷ đồng/ha/năm. Cây dược liệu chính là hướng đi mới được chính quyền huyện Sóc Sơn chỉ đạo, vận động doanh nghiệp và nhân dân tiếp tục phối hợp, mở rộng diện tích canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân”.

"Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục mở rộng các vùng chuyên canh trồng cây dược liệu hữu cơ chất lượng cao, với mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt 25 - 30ha. Để làm được điều đó, huyện tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực của các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển vùng cây dược liệu và công nghệ chế biến dược liệu. Đồng thời, huyện tăng cường công tác đào tạo quản lý, kỹ thuật chuyên ngành để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nông dân trong sản xuất và thâm canh cây dược liệu theo hướng hữu cơ, khuyến khích phát triển các loại cây dược liệu có nguồn gốc bản địa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn các ban, ngành chức năng hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Xây dựng và xúc tiến thương mại nhãn hiệu sở hữu tập thể “Cây dược liệu hữu cơ Sóc Sơn” trở thành một thương hiệu mạnh", ông Hoàng Chí Dũng cho biết.

(Còn nữa)

Bài liên quan

Bài 1: Hiệu quả từ chuỗi liên kết sản xuất rau thủy canh

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm