Tag
Ý thức - “vũ khí mềm” mà hiệu quả trong mùa dịch

Bài 2: Tăng cường giám sát, chặn "địch" từ mọi hướng

Người Hà Nội 16/07/2021 08:00
aa
TTTĐ - Hà Nội lại tiếp tục những dừng tất cả các hoạt động thiết yếu từ ngày 13/7. Có thể nói, với những biện pháp đầy kiên quyết và hợp tình hợp lý, dù là trung tâm của cả nước, lượng người di chuyển đi lại từ các vùng đến nhiều nhưng những ngày qua Hà Nội vẫn tương đối bình yên, kiểm soát được dịch bệnh. Dù vậy, vẫn phải tăng cường các biện pháp giám sát để ngăn chặn mọi nguồn lây lan có thể đến từ bất cứ phía nào.
Bài 1: Cần lắm sự nêu gương Bài 1: Cần lắm sự nêu gương

TTTĐ - Dịch bệnh ngày càng cam go. Chưa bao giờ Hà Nội trải qua thời kì hơn hai tháng trời và có thể còn ...

Phòng “địch” từ mọi hướng…

Không giống những “cuộc chiến” đã từng trải qua, lần này, “kẻ địch” có thể đến từ bất cứ phương nào nên sự cảnh giác không bao giờ là thừa. Trong cái rủi có cái may, thực sự, đứng trên phương diện văn hóa, chúng ta có thể mừng và tự hào. “Văn hóa thời dịch” của Hà Nội đã được xác lập một cách vững chắc trên nền tảng văn hóa ngàn năm Thăng Long, trên nền sự bình tĩnh, bản lĩnh của người Hà Nội thanh lịch, hào hoa, từng kinh qua bao lửa đạn, biến thiên của lịch sử.

Còn nhớ, những ngày đầu dịch bệnh bùng phát, lúc ấy, sự hỗn loạn không thể tránh khỏi có lẻ tẻ xảy ra tại một số nơi. Điển hình là việc dân tình đổ xô đi “vơ vét” siêu thị. Cảnh tượng ấy chỉ diễn ra tại một vài nơi và rất đáng tự hào là, những người xem được, nhìn thấy, chứng kiến cảnh đó không những bị tâm lý đám đông làm nao núng theo. Ngược lại, khi báo chí phản ánh, khi những hình ảnh đó bị đưa lên mạng xã hội, rất nhiều người còn thấy buồn cười. Rất nhiều người đã dùng mạng xã hội để lên án, bày tỏ sự ngạc nhiên, phẫn nộ trước hành vi thiếu văn minh, thiếu suy nghĩ đó.

Trong mỗi ngõ nhỏ của Hà Nội, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, người dân không hoang mang trước dịch bệnh
Trong mỗi ngõ nhỏ của Hà Nội, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, người dân không hoang mang trước dịch bệnh

Bên cạnh đó là việc găm hàng, thổi giá khẩu trang cũng chỉ diễn ra thời gian ngắn. Ngay sau đó, siêu thị đầy ắp hàng hóa. Chợ dân sinh nếu được hoạt động vẫn tiếp tục cung ứng đủ hàng hóa cho nhu cầu của người dân. Hà Nội không để ai phải đói. Hà Nội không để ai phải thiếu. Chính quyền đã làm rất tốt điều này nhưng không thể phủ nhận được, sự bình tĩnh, tin tưởng tuyệt đối vào các ngành chức năng của Nhân dân đã góp phần làm nên không khí “bình thường mới” ấy.

Mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường trong khi dịch bệnh đó đây vẫn bùng phát. Bây giờ, Hà Nội cũng đã trải qua những đợt giãn cách, Hà Nội cũng đã quen thuộc với những lần thực hiện Chỉ thị 16, 15. Tóc có dài ra một chút, khó chịu một chút trong mùa hè nóng bức cũng không sao, trong các mái nhà góc phố, vợ tự cắt cho chồng, bố tự cắt cho con.

Không thể tụ tập trà đá “chém gió”, không lang thang phố xá, không xem phim, thậm chí hơn hai tháng trời không bước chân ra khỏi cửa, văn phòng chuyển về nhà, công việc thực hiện online, họp trực tuyến… cũng chẳng sao. An toàn, vì mình, vì cộng đồng mới là điều quan trọng hơn cả. Bởi mình không thể an toàn khi cộng đồng có ca bệnh và mình có bị bệnh, có nguy cơ lây nhiễm cao cho mọi người thì cả cộng đồng cũng lao đao. Do vậy, ý thức người dân đã được hình thành, như một sức đề kháng nội tại phản ứng ngay với điều kiện dịch bệnh.

Xưa có “truyền thuyết” kể về nét dịu dàng hiếm thấy làm nên đặc trưng của con gái Huế, ấy là thấy trời mưa cũng không chạy, vẫn cứ bình tĩnh thong thả mà đi. Phong thái ấy, hẳn là hình thành bởi xứ Thần Kinh vốn dĩ mưa nhiều, cũng là bởi sự ung dung coi trọng giữ hình ảnh của thiếu nữ nơi đây, khiến người người ngưỡng mộ. Ngày nay, sự bình tĩnh trước mỗi đợt dịch bệnh bùng phát của người Hà Nội cũng có thể coi là một đặc trưng mới cho văn hóa ứng xử, văn hóa của người Hà Nội trong những năm tháng khó khăn này.

Chính vì thế, “địch” đến từ mọi hướng nhưng chúng ta vẫn luôn vững vàng tinh thần, nâng cao cảnh giác, bĩnh tĩnh đồng lòng với nhau để chiến đấu, đó mới là tác phong quyết định đưa đến thắng lợi cuối cùng.

Không nên chủ quan

Cho đến bây giờ, chúng ta đều xác định cuộc chiến với Covid-19 còn gian nan, không thể chủ quan, lơ là bất cứ giây phút nào. Mặc dù bình tĩnh là vậy nhưng không phải không có đôi chỗ còn thiếu ý thức mà điều này rất nguy hiểm vì rất có thể là nguy cơ khiến dịch bệnh tiếp tục bùng phát.

Theo như báo chí phản ánh, những ngày gần đây, một bộ phận người Hà Nội đổ ra hồ Tây hóng gió nghẽn cả lối đi. Hay khá nhiều người vẫn tụ tập ăn kem tràn lan trên phố Tràng Tiền. Trong khi đó, “tranh thủ” trước giờ dừng các hoạt động thiết yếu để ăn phở, cắt tóc, làm móng, gội đầu… khiến lượng người lui tới những khu vực này đông đột ngột.

Đó là những “con sâu làm rầu nồi canh” mà chúng ta kiên quyết phải xử lí triệt để trong cộng đồng. Cộng với sự bùng phát mạnh mẽ trên cả nước như hiện nay thì vẫn phải nâng cao cảnh giác hơn nữa. Chính vì thế, lúc này rất cần tăng cường giám sát để công tác phòng, chống dịch được nghiêm túc hơn.

Người dân thôn Thạch Xá (Thạch Thất, Hà Nội) từ nhiều tháng nay cứ đi ra đường là tự giác đeo khẩu trang bởi hoạt động xử phạt tại đây rất nghiêm. Không kể lí do gì, cứ không đeo khẩu trang là bị phạt, chẳng ai ngoại lệ, xin hay được bỏ qua.

Hàng quán chăng dây tạm nghỉ trong ngày 13/7
Hàng quán chăng dây tạm nghỉ trong ngày 13/7

Những ngày này, Hà Nội đang áp dụng biện pháp mạnh với những trường hợp vi phạm phòng chống dịch Covid-19. Theo ông Chu Ngọc Anh, đây là những biện pháp cần thiết, kịp thời với quyết tâm nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn, bảo vệ an toàn và sức khoẻ nhân dân.

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh các biện pháp mạnh này chỉ thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả nếu được thực hiện tốt và duy trì liên tục từ cơ sở. Như vậy, việc người dân tự giác ý thức và tăng cường giám sát tại các địa bàn là rất quan trọng.

Theo quan sát của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, các cửa hàng trên phố Định Công Thượng (Hoàng Mai, Hà Nội) nghiêm túc, triệt để thực hiện việc bán mang về. Có cửa hàng còn tạm nghỉ trong ngày 13/7. Chùa Thiên Phúc trên địa bàn thôn Thượng cũng đóng cửa, nhà chùa có niêm yết rõ ràng số điện thoại của sư thầy để ai có việc gì thì liên lạc.

Trong khi đó, các chợ nhỏ quanh khu vực phường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) hoạt động bán mua vẫn diễn ra như thường lệ xong ai nấy đều vội vàng, đeo khẩu trang cẩn thận, mua bán nhanh chóng. Những quán cà phê, hàng ăn uống trên phố Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội) đều vắng vẻ. Người dân tự giác tiết giảm nhu cầu xuất hiện nơi công cộng, thay vào đó tăng cường các hoạt động tập thể dục tại gia bằng máy móc, dụng cụ riêng.

Những ngày này, trong từng ngõ ngách của Hà Nội, người mới đến, người ở xa về đều được cư dân nơi đây “quan tâm đặc biệt”. Đây không phải là sự kì thị mà là cảnh giác, mọi người hỏi han nhau đã khai báo y tế chưa, có đến từ vùng dịch không là cách vừa giám sát vừa nhắc nhở ý thức tự giác của mỗi người với sự an toàn của cộng đồng.

Có thể thấy, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đang “kề vai sát cánh” với nhau nhằm mục đích kiểm soát tốt dịch bệnh, không để lây lan rộng trong cộng đồng, vì sự bình yên của mỗi mái nhà, góc phố của chúng ta.

(Còn nữa)

Bài 3: Cần có những con người văn hóa Bài 3: Cần có những con người văn hóa
Bài 2: Kỉ luật cứng, văn hóa mềm trong mùa dịch Bài 2: Kỉ luật cứng, văn hóa mềm trong mùa dịch
Văn hóa công sở thích ứng với điều kiện bình thường mới Văn hóa công sở thích ứng với điều kiện bình thường mới

Đọc thêm

Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng Người Hà Nội

Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng

TTTĐ - Sáng 23/3, Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng đã diễn ra tại đình làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) với nhiều hoạt động đặc sắc, trong đó, nghi thức rước nước đã thu hút đông đảo du khách theo dõi.
Ứng xử đúng mực để rạp chiếu phim là nơi giải trí văn minh Người Hà Nội

Ứng xử đúng mực để rạp chiếu phim là nơi giải trí văn minh

TTTĐ - Trong cuộc sống hiện đại, rạp chiếu phim là địa điểm giải trí yêu thích của nhiều người dân Hà Nội. Nhiều người lựa chọn đây là nơi để thưởng thức nghệ thuật, thư giãn và hẹn hò... nhưng đây cũng là nơi bộc lộ ý thức, cách ứng xử của chúng ta với những điều đẹp và chưa đẹp.
Nhiều hoạt động đặc sắc đón chờ du khách tại hội làng Bát Tràng Người Hà Nội

Nhiều hoạt động đặc sắc đón chờ du khách tại hội làng Bát Tràng

TTTĐ - Công tác chuẩn bị cho hội làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã hoàn tất, sẵn sàng đón Nhân dân và du khách thập phương tham dự với rất nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn trong 3 ngày diễn ra lễ hội.
Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long Người Hà Nội

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

TTTĐ - Lễ hội 5 làng Mọc lễ hội vào chính ngày 11 và 12 tháng hai Âm lịch, 5 năm tổ chức đại đám một lần không chỉ là di sản phi vật thể quốc gia độc đáo mà còn là biểu thị của truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau đầy thắm thiết của người dân Thăng Long xưa, Hà Nội nay.
Đình Tăng Phúc nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố Người Hà Nội

Đình Tăng Phúc nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố

TTTĐ - Trong dịp Lễ hội truyền thống Xuân Giáp Thìn 2024, Đình Tăng Phúc (Thượng Cát) vinh dự được đón nhận Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố.
Nét văn hóa lành mạnh và tích cực của người Hà Nội Người Hà Nội

Nét văn hóa lành mạnh và tích cực của người Hà Nội

TTTĐ - Trong nhịp sống sôi động và hối hả của Thủ đô Hà Nội, việc tận dụng các thiết bị thể thao nơi công cộng không chỉ là cách rèn luyện sức khỏe mà còn là một phần của văn hóa sống tích cực của người dân. Bằng sự hưởng ứng và tham gia vào các hoạt động tập thể dục, người dân Hà Nội vừa nâng cao sức khỏe của bản thân vừa tạo nên nét đẹp khỏe khoắn, năng động của mảnh đất này.
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa văn hóa Hà Nội xưa Người Hà Nội

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa văn hóa Hà Nội xưa

TTTĐ - Với sự cầu kỳ, tinh xảo, độc đáo và mang nhiều đặc trưng của văn hóa Kinh kỳ, tranh truyện Hàng Trống thực sự đã trở thành tinh hóa văn hóa của người Hà Nội xưa để ngày nay chúng ta trân trọng và giữ gìn.
Lan tỏa giá trị nhân văn từ ngày hội tri ân cha mẹ… Người Hà Nội

Lan tỏa giá trị nhân văn từ ngày hội tri ân cha mẹ…

TTTĐ - Những tình cảm yêu thương sâu nặng dành cho mẹ cha dù chan chứa trong tim không phải người con nào cũng dễ dàng bày tỏ. Đến với “Ngày hội tri ân cha mẹ và vợ chồng”, trong không gian ấm áp đầy tình thân, lời yêu thương, xin lỗi và cả biết ơn được giãi bày như sợi dây vô hình gắn kết tình cảm gia đình thêm bền chặt, lan tỏa lối sống đẹp trong cộng đồng…
Đánh thức nét đẹp kiến trúc qua góc nhìn ký họa đô thị Người Hà Nội

Đánh thức nét đẹp kiến trúc qua góc nhìn ký họa đô thị

TTTĐ - Triển lãm “Đánh thức nét đẹp kiến trúc phố Châu Long qua góc nhìn ký họa đô thị” sẽ diễn ra tại Vườn hoa Vạn Xuân (16 - 24/3/2024) và Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã (30/3 - 7/4/2024).
Nhân dân tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Người Hà Nội

Nhân dân tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

TTTĐ - 100% các thôn, tổ dân phố và cấp xã, phường của thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã hoàn thành việc tổ chức Hội nghị đại biểu Nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở năm 2024.
Xem thêm