Thứ bảy 01/04/2023 11:39 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn
Có một Hà Nội nghĩa tình như thế

Bài 2: Tạo những nguồn động lực bằng giá trị thực chất

Người Hà Nội -
In bài viết

TTTĐ - Sự quan tâm, lo lắng, xắn tay vào việc của chính quyền và mọi tầng lớp Nhân dân Hà Nội không chỉ là nguồn động viên tinh thần to lớn đến các địa phương trong cả nước mà còn bằng những giá trị vật chất cụ thể, góp phần giúp họ vượt qua khó khăn. Dù vẫn còn rất nhiều bộn bề lo toan nhưng chính vì thế, Hà Nội càng xứng danh là trái tim thiêng liêng của Tổ quốc, vừa thúc đẩy nội tại các cá nhân, đơn vị cần phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa.

"Mùa đoàn tụ 2021" sẽ đưa mọi người trở về những giá trị gắn kết của người Việt Nam

Phát huy vai trò khởi xướng

Những ngày này, khi cả Hà Nội nườm nượp giải cứu cà rốt, su hào, ổi, trứng gà, thịt gà… cho bà con Hải Dương thì nhiều cánh đồng tại chính Thủ đô nông sản cũng còn tồn đọng. Ở Mê Linh, Đông Anh, tình trạng củ cải phơi trắng cánh đồng, cà chua chín đỏ không ai thu hoạch cũng khiến người ta xót xa.

Hàng trăm tấn mồ hôi công sức của người nông dân đang có nguy cơ ế ẩm, thất thu. Theo phản ánh của báo chí, xảy ra việc này lý do chính vẫn là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến việc giao thương, buôn bán. Trong khi đó, các trường học chưa trở lại hoạt động nên sức mua của thị trường cũng kém.

Người dân Hà Nội giải cứu nông sản xã Tráng Việt (Mê Linh, HN)
Người dân Hà Nội giải cứu nông sản xã Tráng Việt (Mê Linh, HN)

Dư luận không khỏi đặt ra câu hỏi: Liệu có phải chúng ta đang mải “cứu nước xa mà không dập lửa gần”? Thực tế đã trả lời, cùng với việc vẫn tiếp tục kêu gọi và giải cứu nông sản giúp Hải Dương, Hà Nội cũng đang nỗ lực để đẩy mạnh phân phối và tiêu thụ nông sản của chính mình.

Tại các điểm Hoàng Cầu, Mai Dịch, cà chua, su hào, củ cải… của người dân Tráng Việt (Mê Linh) cũng thu hút đông đảo người dân đến mua. Một chuyên gia cho rằng, dù các trường học chưa trở lại hoạt động, hàng quán cũng chưa nhiều song dân số vẫn như vậy, vẫn phải tiêu thụ ngần ấy lượng thức ăn, do đó, công cuộc kêu gọi giải cứu thực sự phát huy tác dụng khi đẩy mạnh việc mua bán các mặt hàng này.

Thành đoàn Hà Nội triển khai 6 điểm tiêu thụ nông sản giúp nông dân Hải Dương
Thành đoàn Hà Nội triển khai 6 điểm tiêu thụ nông sản giúp nông dân Hải Dương

Do đó, vai trò của việc phát động, khởi xướng những “chiến dịch” giải cứu, huy động sự vào cuộc của toàn xã hội là rất quan trọng. Hà Nội đi đầu cả nước trong nhiều lĩnh vực và ngay cả trong việc hỗ trợ các địa phương khác cũng như vậy.

Trên thực tế, đã có những ý kiến cho rằng giải cứu nông sản cho vùng dịch cần phải có các chính sách hơn là hô hào. Tất nhiên, điều ấy rất đúng và đó là việc ở tầm vĩ mô. Ngày 24/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu các bộ, ngành nhanh chóng vào cuộc thực hiện các giải háp nhằm bảo đảm lưu thông hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, không ngăn cấm chợ. Phải đề ra các tiêu chí nhằm tiêu thụ nhanh sản phẩm trong vùng có dịch song phải bảo đảm an toàn.

Bài 2: Tạo những nguồn động lực bằng giá trị thực chất

Chính sách thì luôn cần sự vào cuộc của rất nhiều ban ngành chức năng và có tính lâu dài, được chứng minh, tập dượt, rút kinh nghiệm qua nhiều thực tế. Còn trong tình hình hiện tại, khi dịch Covid-19 mới chỉ diễn ra ở năm thứ hai và đây là lần đầu tiên chúng ta gặp phải tình huống này. Nông sản không thể chờ đến lúc “quá lứa nhỡ thì”.

Câu chuyện của toàn xã hội xắn tay áo vào cuộc không chỉ là câu chuyện của kinh tế, của chiến lược, nó còn là câu chuyện của văn hóa, của lối ứng xử và cả sự phản ứng, phản xạ nhanh nhạy trước tình huống cấp bách của đời sống.

Cùng với sự chỉ đạo, thực hiện quyết liệt của các cấp, các ngành, chắc chắn, người ở vùng tâm dịch Hải Dương vô cùng xúc động trước tình cảm của Nhân dân Hà Nội khi nhìn lượng lớn nông sản tưởng chừng ế đọng vứt bỏ nay được kìn kìn chở đi tiêu thụ.

Thu hồi được vốn, có thể có lãi, không mất trắng đã đành, có thêm tiền để trang trải cuộc sống sau một năm dịch bệnh khó khăn và chặng đường phía trước còn nhiều gian nan đã đành, điều quan trọng hơn, họ được động viên về mặt tinh thần, vững vàng, yên tâm giãn cách, cách ly phòng và chống dịch, không để cho Covid-19 có cơ hội lây lan rộng hơn.

Bài 2: Tạo những nguồn động lực bằng giá trị thực chất

Như vậy, những tấm lòng đã nối liền tấm lòng, những trái tim đã sưởi ấm trái tim. Hơn bao giờ hết, hai chữ “đồng bào” càng trở nên sâu đậm, thiết thực như bây giờ. Đó chính là văn hóa tương thân tương ái, “anh em như thể tay chân”, “người trong một nước phải thương nhau cùng” mà thực tế đã cho thấy, việc ý nghĩa bao giờ cũng có sức lan tỏa rộng lớn trong xã hội.

Điều này chẳng những củng cố mối đại đoàn kết dân tộc mà còn góp phần ổn định tình hình dịch bệnh, ổn định nhân tâm, cũng là góp phần vào chống dịch thành công.

Càng hiểu trọn lòng nhau

Việc Hà Nội giải cứu, chi viện cho các địa phương khác càng trở nên quý hơn khi chính bản thân Hà Nội cũng đang phải căng mình thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế vừa phòng, chống dịch Covid-19.

Những ngày này, trong hoàn cảnh nhiều huyện ngoại thành Hà Nội cũng khó khăn trong tiêu thụ nông sản và thành phố vừa phải hỗ trợ công dân của mình vừa thể hiện tinh thần Hà Nội vì cả nước. Điều đó là vì chính quyền và Nhân dân thành phố luôn ý thức rằng, Hà Nội là trái tim của cả nước. Trái tim ấy phải đưa "dòng máu nóng" đi khắp cơ thể, phải đi đầu và gương mẫu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Người Hà Nội giải cứu khoai lang Gia Lai
Người Hà Nội giải cứu khoai lang Gia Lai

Đây không phải là sự thể hiện hay gồng mình mà thực tế cho thấy, tất cả những nỗ lực của chúng ta đã có hiệu quả rõ rệt, thiết thực bằng những con số cụ thể, thông qua nhiều đợt, trải qua nhiều năm, nhiều giai đoạn khác nhau.

Năm 2019, phong trào giải cứu khoai lang đã lan tỏa khắp Hà Nội, góp phần tiêu thụ lượng lớn trong số 14.000 tấn khoai lang của huyện Phú Thiện (Gia Lai). Trước và sau đó, nhiều phong trào khác như giải cứu dưa hấu, thanh long, ớt, hành tím… cũng tạo hiệu ứng mạnh mẽ, người người, nhà nhà, cơ quan, công sở, trường học vào cuộc giúp những nông sản này hết bay.

Chỉ mới năm trước, trong khi dịch bệnh cũng đang diễn biến phức tạp tại Hà Nội, chúng ta đã trải qua những ngày tháng căng thẳng sau giãn cách, mọi hoạt động xã hội thiết lập trạng thái bình thường mới thì Covid-19 bùng phát ở Đà Nẵng. Không vì vừa gặp khó khăn, người Hà Nội thậm chí còn ý thức, kinh nghiệm hơn mà bình tĩnh, huy động các nguồn lực để chi viện cho thành phố này.

Phó Bí Thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Tiến tiếp nhận hỗ trợ ủng hộ thành phố Đà Nẵng.
Phó Bí Thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Tiến tiếp nhận hỗ trợ ủng hộ thành phố Đà Nẵng.

Chiều 1/8, thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương đã ký quyết định trích từ Quỹ Cứu trợ phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội 1 tỷ đồng và hàng hóa trị giá 200 triệu đồng để hỗ trợ thành phố Đà Nẵng; Hỗ trợ 1 tỷ đồng cho tỉnh Quảng Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày 3/8, Thành đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội thu trang thiết bị y tế và nhu yếu phẩm hỗ trợ nhân dân và thanh thiếu nhi thành phố Đà Nẵng phòng, chống dịch Covid-19.

Tại hội thu, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Thành đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội và các đơn vị đồng hành đã dành tặng thanh thiếu nhi và nhân dân thành phố Đà Nẵng 4.700 bộ quần áo bảo hộ y tế; 640 khẩu trang 3M, N95; 10.000 mũ chắn giọt bắn; 30 triệu đồng tiền mặt. Tổng trị giá số hàng trên là gần 750 triệu đồng.

Hoa hậu Phan Hoàng Thu mang máy thở vào chi viện cho bệnh viện ở Đà Nẵng
Hoa hậu Phan Hoàng Thu mang máy thở vào chi viện cho bệnh viện ở Đà Nẵng

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố cũng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tặng 100.000 khẩu trang y tế và 224 chai nước sát khuẩn tới nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Bên cạnh đó là sự chi viện về máy móc, thuốc men, nhân lực, vật lực từ các tổ chức. Các cá nhân, nhóm thiện nguyện cũng hăng hái lên đường mang máy thở, nhu yếu phẩm chuyển đến tâm dịch.

Vừa qua, thành phố Hà Nội đã quyết định hỗ trợ tỉnh Hải Dương 2 tỷ đồng và 50 nghìn khẩu trang y tế trong phòng, chống dịch Covid-19.

Tất cả những điều đó để thấy, trải qua nhiều hoạn nạn, người dân cả nước đều đã hiểu trọn lòng người dân Hà Nội, luôn cùng với Thủ đô dang rộng vòng tay yêu thương tới mọi miền Tổ quốc.

Hà Nội: Triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho huyện Mê Linh

Chiều 25/2, Sở Công thương Hà Nội đã làm việc với UBND huyện Mê Linh, nắm bắt thông tin sản xuất và bàn giải pháp kết nối, tiêu thụ nông sản trong các mùa vụ tại địa phương này.

Thông tin tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, tính đến ngày 25/2, tổng diện tích gieo trồng vụ xuân 2021 trên địa bàn huyện khoảng 5.900 ha.

Trong đó, cây lúa 3.800ha, cây rau các loại khoảng 355ha trồng tập trung chủ yếu ở các xã Tiền Phong, Tiến Thắng, Văn Khê, Tráng Việt, Thanh Lâm; hoa các loại khoảng 670ha, trồng tập trung tại các xã Mê Linh, Văn Khê, Thanh Lâm, Đại Thịnh; cây trồng khác khoảng 1.100ha. Ngoài ra, diện tích rau các loại vụ đông năm 2020 đang trong giai đoạn thu hoạch khoảng 700ha, sản lượng khoảng 14.500 tấn.

Ông Tuấn cũng cho biết, điều kiện thời tiết thuận lợi nên năng suất sản lượng rau củ, quả cao, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên tiêu thụ chậm.

Đến nay, huyện Mê Linh còn khoảng 600 tấn củ cải cần tiêu thụ. Trước tình hình đó, huyện đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ bà con nông dân và không có chuyện thừa hay cần phải giải cứu.

Chủ tịch UBND huyện Mê Linh kiến nghị Sở Công thương tiếp tục giới thiệu các đơn vị thu mua; Cùng với đó, xây dựng các điểm hỗ trợ tiêu thụ, giúp đỡ huyện Mê Linh giải quyết đầu ra cho sản phẩm rau, củ, quả trên địa bàn để vận động Nhân dân phục hồi sản xuất; Đồng thời, kiến nghị Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với huyện làm việc với các cơ quan báo chí nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản của huyện.

(Còn nữa)

Bài 1: Những “phản xạ” đậm tính nhân văn... Bài 1: Những “phản xạ” đậm tính nhân văn...
Bài 1: “Bán xăng cho phụ nữ” có nguy hiểm bằng “bán rượu cho đàn ông”? Bài 1: “Bán xăng cho phụ nữ” có nguy hiểm bằng “bán rượu cho đàn ông”?
Bài 1: Đừng đẩy cái bẩn sang người khác Bài 1: Đừng đẩy cái bẩn sang người khác
Vương Tuấn- Cẩm Tú
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Người thổi hồn dân tộc vào từng bức tranh Sen

Người thổi hồn dân tộc vào từng bức tranh Sen

TTTĐ - Triển lãm nghệ thuật Sen Việt “Vẻ đẹp thuần khiết” (diễn ra từ ngày 25 đến 31/3) tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) đang thu hút đông đảo người tham quan. Gần 100 bức tranh sen của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức được trưng bày tại triển lãm với mong muốn mang đến những cảm xúc tích cực, làm động lực giúp mỗi người thêm yêu cuộc sống, con người xung quanh.
Tin khác
[Xem thêm]
Xây dựng không gian văn hóa đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội trên 4 chiều cạnh

Xây dựng không gian văn hóa đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội trên 4 chiều cạnh

TTTĐ - Tại Hội thảo "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại", GS, TS Đặng Cảnh Khanh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên đã có những luận bàn hết sức sâu sắc về xây dựng không gian văn hóa đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội thời hiện đại.
Để vỉa hè trở thành không gian văn hoá của người Hà Nội...

Để vỉa hè trở thành không gian văn hoá của người Hà Nội...

TTTĐ - Với người dân Thủ đô, không gian vỉa hè là một nơi chứa đầy ý ức. Việc sinh hoạt, buôn bán trên những con phố vỉa hè, theo thời gian đã trở thành một nét văn hóa, một đặc trưng khiến người ta nhớ ngay đến Hà Nội. Dù vậy, làm sao để vỉa hè thực sự là không gian văn hoá của người Hà Nội thì rất cần văn hoá của người sử dụng vỉa hè ấy.
Về Vạn Phúc, nghe kể chuyện nghề dệt lụa

Về Vạn Phúc, nghe kể chuyện nghề dệt lụa

TTTĐ - Nhắc đến làng dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông, có lẽ đã không còn xa lạ với quá nhiều người. Nơi đây được coi là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nức tiếng khắp nơi trên cả nước. Trải qua nhiều thế kỷ,người dân làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được những nét đẹp tinh xảo, truyền thống.
Trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023

Trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023

TTTĐ - Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Hội LHPN huyện Mê Linh (Hà Nội) đã tổ chức trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023. Nhân dịp này, huyện Mê Linh cũng phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
Khai thác nét đẹp văn hóa lễ hội

Khai thác nét đẹp văn hóa lễ hội

TTTĐ - Trong hành trang tiến tới tương lai, chắc chắn người Hà Nội không thể thiếu “tài sản” vô giá, đó là giá trị văn hóa cổ truyền được bồi đắp qua hàng ngàn năm của mình. Lễ hội chính là một phần di sản phi vật thể ấy.
Xem phiên bản di động