Tag
Đưa lễ hội đến gần hơn với tâm hồn người Hà Nội

Bài 2: Vốn quý trao truyền qua các thế hệ

Văn hóa 21/02/2019 08:00
aa
TTTĐ - Ở đâu và thời kỳ nào cũng vậy, lễ hội truyền thống bao gồm hai phần rất quan trọng. Phần lễ là để thực hành các nghi thức đặc trưng tái hiện thần tích, kể về công lao người được thờ phụng, suy tôn và nghi lễ tâm linh. Phần hội vừa liên quan đến sự tích của lễ hội vừa là những trò chơi dân gian để mọi người tham gia vui chơi, hòa nhập vào không khí chung.

Bài 2: Vốn quý trao truyền qua các thế hệ

Lễ tế trang nghiêm, đậm nét nghi thức cổ xưa của hội làng Thạch Xá.

Bài liên quan

Đưa lễ hội đến gần hơn với tâm hồn người Hà Nội

Vì thế, lễ hội là vốn quý cha ông trao truyền cho con cháu qua các thế hệ. Chúng ta phải giữ gìn như chính tài sản của mình.

Tri ân tiền nhân

Từ điển Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) định nghĩa: “Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. Lễ là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh; phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống… Trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa”.

Nhìn ở góc độ đó, lễ hội là sinh hoạt văn hóa gắn với đời sống tinh thần của cư dân sống trên dải đất Việt Nam hàng ngàn năm nay. Có thể nói hoạt động lễ hội như một bảo tàng sống về văn hoá đặc thù của dân tộc đã được lưu truyền, kế thừa qua nhiều thế kỷ

Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của dân tộc. Một trong những điểm nhấn của lễ hội được nhiều người quan tâm hiện nay, đó là tái hiện lại lịch sử hình thành vùng đất, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại.

Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc...

Theo đó, lễ hội gò Đống Đa được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đêm mùng bốn, rạng mùng năm Tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30/2/1789) đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá huỷ khiến tên thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Gò Đống Đa đã trở thành một di tích lịch sử vẻ vang của nhân dân ta kể từ đó, đồng thời còn là một chứng tích về sự thất bại nhục nhã của kẻ thù xâm lược từ phương Bắc.

Đến với lễ hội này, người dân cảm nhận được hào khí của chiến thắng, dòng máu tự hào dân tộc rần rật chảy trong huyết quản. Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ, nhắc nhở mỗi người dù sống trong hòa bình ngày hôm nay cũng không được quên rèn luyện, phấn đấu để bảo vệ vững chắc chủ quyền tổ quốc.

Lễ hội đền Sóc diễn ra vào ngày mồng sáu tháng Giêng hàng năm tại xã Phù Linh, Sóc Sơn nhằm tưởng nhớ và ngợi ca anh hùng Thánh Gióng có công đánh đuổi giặc Ân dưới thời Hùng Vương dựng nước.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng nhằm tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc - Trưng Nhị và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, bồi đắp lòng tự hào, tự tôn của dòng giống Lạc Hồng.

Diễn ra ngày 11 tháng Giêng hàng năm, lễ hội đền Sái (Thụy Lâm, Đông Anh) tổ chức rước vua giả (hay còn gọi là rước vua sống) để tưởng nhớ thần Huyền Thiên Trấn Vũ đã giúp An Dương Vương trừ yêu, xây thành Cổ Loa…

Mỗi một lễ hội đều gắn với sự tích cụ thể để khi hòa mình vào không khí tưng bừng nhộn nhịp ấy, người dân như cảm nhận được dòng chảy của lịch sử, của văn hóa đang dạt dào trong mình. Đây là dịp họ thêm một lần được tìm hiểu về những giá trị cha ông đã gìn giữ hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm trước.

Chính vì thế, lễ hội truyền thống không chỉ để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên và các nhu cầu đa dạng chính đáng khác của nhân dân mà còn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc, bồi đắp quyết tâm xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mỗi người.

Sống trọn vẹn với quê hương, đất nước

Lễ hội được đánh giá là hoạt động cộng đồng đa màu sắc, hấp dẫn lâu bền nhất trong tất cả các sinh hoạt chung của mọi người dân. Đó cũng là lý do cả ngàn năm qua, nhất là trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như ngày nay, lễ hội truyền thống vẫn tồn tại và có chỗ đứng trong lòng người dân.

Ở thành phố lớn như Hà Nội, lễ hội còn có một ý nghĩa mang tính “thời đại” khác. Khi sự bùng nổ và “bành trướng” của internet, con người có xu hướng “sống ảo”, co mình lại, chìm đắm trong các thú vui như mạng xã hội, game… Khi “lún sâu” vào thế giới ảo, con người sẽ bị ảnh hưởng lớn đến cảm xúc và giao tiếp tương tác xã hội.

Lễ hội với những ý nghĩa của mình sẽ góp phần kéo những “con nghiện” thế giới ảo trở về với thế giới thực, hòa mình vào đời sống cộng đồng, với hình thức trao gửi tình cảm, hy vọng, yêu thương, gắn bó bằng cảm xúc thực. Bên cạnh đó, lễ hội cũng sẽ khiến mỗi người cảm nhận cuộc sống của mình trọn vẹn hơn với quê hương, với mảnh đất mình đang sống.

Ngày mùng sáu tháng Giêng vừa qua, khi làng Thạch Thôn (Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) mở hội đình, người dân trrong làng háo hức đóng góp, bàn bạc để chuẩn bị sao chu đáo, vui vẻ nhất. Hội đồng niên 1975, 1976 của làng còn góp cả một con trâu để làng lo việc hội.

Hội Đình Ngoài thôn Thạch tưởng nhớ Tản Viên Sơn Thánh, một trong “tứ bất tử” trong tâm thức dân gian Việt Nam. Ngay từ chiều trước ngày hội, các xóm được phân công nấu cỗ đã tưng bừng củi lửa. Xóm làm nhiệm vụ chuẩn bị trang hoàng thì rộn rã tiếng nhạc, chăng đèn kết hoa. Các chương trình hát múa kéo dài suốt đêm. Cả làng ai nấy đều vui náo nức, đúng là có hội.

Anh Thanh, một người dân của làng từ nhiều năm nay làm ăn sinh sống ở nơi xa, nghe tin làng mở hội, lại thu xếp mọi việc để về dự. Gặp lại bạn bè thuở chăn trâu cắt cỏ, gặp lại người thân họ mạc lâu ngày xa cách, mỗi người câu nói, câu cười, hỏi thăm, cái bắt tay chân tình, lời nhắc nhở về những kỷ niệm thuở trước khiến anh Thanh rưng rưng, xúc động. Về dự hội làng dù chỉ một ngày, anh thấy được sống nhiều hơn 24 giờ và được nhận về quá nhiều tình thương mến.

Lễ hội làng vì thế khiến người ta yêu thương hơn mảnh đất mình đang sống, còn người đi xa muốn trở về để tụ họp với người thân trong ngày hội. Lễ hội củng cố thêm sự gắn bó của cộng đồng bởi nếu không có lễ hội, một năm đều đặn 365 ngày như nhau, hẳn đời sống tinh thần của người dân trong vùng đó sẽ thiếu thốn đi rất nhiều điều ý nghĩa.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam Văn hóa

Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTTĐ - Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai" Văn học

Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai"

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Một vòng trần ai" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Xem thêm