
Bài 3: Cần giải pháp "đòn bẩy" để thu hút các doanh nghiệp
TTTĐ - Để hoàn thành mục tiêu đề ra theo Kế hoạch phát triển nguồn và mạng cấp nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đang tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án, đồng thời đang nghiên cứu đề xuất điều chỉnh giá nước sạch theo hướng ưu tiên về giá 10 m3 đầu tiên để hỗ trợ cho người nghèo. Các đối tượng khác dùng nhiều nước sạch thì phải trả giá cao hơn.


Nhiều trải nghiệm hấp dẫn chờ đón người dân Thủ đô trong "Ngày Tây Ninh tại Hà Nội" vào 7 - 8/10

Loạt phố Hàn đình đám sắp “cập bến” phía Đông Hà Nội

Hội sách Hà Nội lần thứ VIII năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/10

Gen Z đang sống “toàn thời gian” bởi áp lực thành công, kiếm nhiều tiền, có cuộc sống mơ ước
|
Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án
Theo ông Lê Văn Du, Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội), để mở rộng mạng cấp nước cho các xã còn lại, hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đưa nước sạch tới 100% địa bàn nông thôn, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi 2 dự án và điều chỉnh 1 dự án... Với các xã chưa kết nối mạng cấp nước, 9 đơn vị đang thực hiện 11 dự án mở rộng mạng cấp nước; Trong đó có 1 dự án do UBND huyện Ba Vì triển khai, cấp nước cho khu vực miền núi các xã: Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang; Địa bàn 21 xã còn lại của huyện Ứng Hòa và 26 xã của huyện Mỹ Đức do Công ty cổ phần Nước sạch Hà Nam đầu tư mở rộng mạng cấp nước, kết nối nguồn cấp bổ sung từ tỉnh Hà Nam;
Với 21 xã còn lại của huyện Thường Tín do Công ty TNHH Một thành viên Nước sạch Hà Nội đầu tư mạng cấp nước, đấu nối bổ sung thay thế nguồn nước ngầm cho các trạm cấp hiện có; 10 xã còn lại của huyện Thanh Oai do Công ty cổ phần Viwaco triển khai, phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Đông khớp nối đồng bộ với hệ thống mạng cấp nước hiện có trong khu vực; Còn 11 xã của huyện Chương Mỹ và 2 xã của huyện Quốc Oai do tiếp giáp, đan xen với hệ thống cấp nước của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Xuân Mai đang quản lý, đầu tư nên đơn vị đề xuất điều chỉnh dự án mở rộng vùng cấp nước cho các xã trên...
![]() |
Công nhân Trạm cấp nước Nam Sơn 3, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn giám sát quá trình cấp nước |
Hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp nhận hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án, đang thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt theo quy định để các đơn vị mở rộng vùng cấp nước cho khu vực thực hiện.
Với các khu vực đã giao cho nhà đầu tư (4 xã tại huyện Ba Vì, 8 xã huyện Đan Phượng, 4 xã huyện Chương Mỹ), Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tiếp tục đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, nhằm tăng tỷ lệ bao phủ hệ thống mạng cấp nước khu vực nông thôn.
Bên cạnh đó, theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong giai đoạn 2023-2025, thành phố xác định hoàn thành 2 dự án phát triển nguồn nước sạch, gồm: Dự án Nhà máy Nước mặt sông Hồng (công suất 300.000m3/ngày - đêm) và Dự án Nhà máy Nước mặt sông Đà giai đoạn 2, nâng công suất từ 300.000m3/ngày - đêm lên 600.000m3/ngày - đêm. Đồng thời, thành phố triển khai hệ thống cấp nước Xuân Mai, dự án nâng công suất Nhà máy Nước Bắc Thăng Long - Vân Trì và nghiên cứu dự án đầu tư nâng công suất Nhà máy Nước mặt sông Đuống.
Năm 2023, Sở Xây dựng đặt mục tiêu nâng tỷ lệ bao phủ cấp nước sạch cho khu vực nông thôn lên 90%. Theo đó sẽ có thêm 3 xã tại huyện Đông Anh, 10 xã tại huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, 3-5 xã tại huyện Thạch Thất, 5 xã tại huyện Chương Mỹ, 5 xã tại huyện Sóc Sơn được kết nối với hệ thống mạng cấp nước của thành phố.
Điều chỉnh chính sách về giá
Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ các dự án sẵn có, việc điều chỉnh giá nước là một trong những giải pháp “đòn bẩy” để thu hút các doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hơn vào việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, việc chậm điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch khiến việc thu hút nhà đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2025, nếu tiến độ đầu tư các dự án nguồn cấp nước không bảo đảm theo kế hoạch, thành phố có thể lại đối mặt với thiếu nước sinh hoạt.
Hiện, giá bán nước sạch tại Hà Nội đang được áp dụng theo Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá bán nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Theo đó, giá bán lẻ nước sinh hoạt 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) là 5.973 đồng/m3; Từ trên 10 đến 20m3 là 7.052 đồng/m3; Từ trên 20 đến 30m3 là 8.669 đồng/m3; Từ trên 30m3 là 15.929 đồng/m3.
![]() |
Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Sáng thông tin về phương án điều chỉnh giá nước |
Tuy nhiên, theo Sở Tài chính Hà Nội, 10 năm qua, giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất nước sạch đã tăng nên giá bán nước sạch đến thời điểm này cơ bản không đủ bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, chi phí cấu thành giá bán nước sinh hoạt gồm: Nguyên, vật liệu (hóa chất xử lý, điện); Nhân công (tiền lương, bảo hiểm xã hội, ăn ca); Chi phí sản xuất chung (khấu hao tài sản cố định, chi phí xét nghiệm nước); Chi phí quản lý doanh nghiệp (tiền cấp quyền khai thác nước, thuế tài nguyên, chi phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp); Chi phí lãi vay, chi phí bán hàng, chi phí an toàn cấp nước... Vì vậy, việc điều chỉnh giá nước là yêu cầu cấp thiết.
Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Xuân Sáng cho biết: Tại dự thảo phương án giá trình UBND TP Hà Nội, chúng tôi cũng đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá nước sạch đối với các đối tượng sử dụng… theo tính toán của liên ngành, với phương án giá dự kiến, CPI sẽ tăng khoảng 0,17%, không có tác động lớn đến giá của các hàng hóa, dịch vụ có liên quan.
Theo phương án điều chỉnh mà Sở Tài chính đề xuất, giá bán lẻ nước sinh hoạt 10 m3 đầu tiên (hộ/tháng) từ 5.973 đồng/m3 hiện nay sẽ tăng lên mức 7.500 đồng/m3 từ ngày 1/7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024. Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30 m3/hộ/tháng.
Tổ công tác thẩm định phương án điều chỉnh giá nước gồm cán bộ của 6 Sở, ngành đã tính toán nhu cầu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành đang ở mức 100-150 lít/ngày/người.
Như vậy, mỗi hộ gia đình sẽ dùng 10-16 m3/tháng, tương đương số tiền phải chi thêm là 15.000 - 26.000 đồng một tháng. Tại nông thôn, mức dùng 50-70 lít/ngày/người, một hộ gia đình sẽ sử dụng 6-8 m3/tháng nên số tiền họ phải chi thêm là 10.000-13.000 đồng một tháng.
Giá thành cần song hành cùng chất lượng
Bày tỏ quan điểm về việc điều chỉnh giá nước, nhiều người dân chia sẻ, họ đồng thuận chủ trương nhưng cần đảm bảo chất lượng nguồn nước. Anh Nguyễn Văn Hiến (31 tuổi, ở Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) cho biết, mỗi tháng gia đình anh phải trả hơn 200.000 đồng chi phí nước sinh hoạt. Việc tăng giá nước thêm một vài chục nghìn mỗi tháng với khu vực đô thị là chấp nhận được nhưng cần bảo đảm nguồn nước sạch, chất lượng cao.
Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thu Hiền (48 tuổi, ở Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đọc được thông tin liên quan đến điều chỉnh giá nước nhưng tính ra cũng không tăng quá nhiều. Tôi nghĩ, việc tăng giá nước sạch cũng giúp nâng cao ý thức tiết kiệm nước của mọi người. Điều quan trọng mà chúng tôi quan tâm là làm sao bảo đảm nguồn nước sạch, chất lượng tốt và đủ nước dùng, nhất là trong những đợt cao điểm mùa hè”.
![]() |
Người dân đồng thuận chủ trương điều chỉnh giá nước nhưng cần đảm bảo chất lượng nguồn nước (Ảnh minh hoạ) |
Theo TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính), với những tính toán của doanh nghiệp thì việc tăng giá nước sạch là cần thiết, tuy nhiên việc tăng giá cần được công khai, minh bạch các yếu tố đầu vào, cơ cấu tính giá và tác động của việc tăng giá nước sạch đến đời sống. Việc tăng giá cần phải phù hợp để không gây lo ngại cho người dân. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần hoàn thiện hành lang pháp lý thu hút đầu tư tư nhân để có thể mở rộng nguồn cung nước sạch, bảo đảm được quyền tiếp cận nước sạch cho người dân. Để làm được chúng ta cần phải hoàn thiện các khuôn khổ, quy định cho thị trường.
Việc điều chỉnh giá nước sẽ giải quyết bài toán về chi phí, để các đơn vị đầu tư “mặn mà” tham gia các dự án xây dựng hệ thống cấp nước, đồng thời đảm bảo cung ứng đủ nguồn nước sinh hoạt lâu dài. Với người dân, điều cốt lõi họ cần song hành cùng điều chỉnh giá nước là làm sao để chất lượng nguồn nước đáp ứng đủ tiêu chí: Đủ - sạch - chất lượng cao.
Vì vậy, với các giải pháp đồng bộ về nâng cao hiệu quả công tác cung cấp nước sạch, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cấp nước, điều chỉnh giá bán hợp lý để thu hút nhà đầu tư…, kì vọng, mục tiêu phủ sóng nước sạch đến 100% người dân của Thủ đô sẽ sớm cán đích.

Nhiều trải nghiệm hấp dẫn chờ đón người dân Thủ đô trong "Ngày Tây Ninh tại Hà Nội" vào 7 - 8/10

Loạt phố Hàn đình đám sắp “cập bến” phía Đông Hà Nội

Gen Z đang sống “toàn thời gian” bởi áp lực thành công, kiếm nhiều tiền, có cuộc sống mơ ước

Hà Nội phát động Tuần lễ Học tập suốt đời với chủ đề “Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số”

Chính quyền vào cuộc vụ cư dân Chương Dương Home kêu cứu

Kiến tạo lợi thế mới thu hút các nhà đầu tư chiến lược
Muôn mặt cuộc sống 02/10/2023 20:50

10 cá nhân được tặng thưởng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2023
Muôn mặt cuộc sống 02/10/2023 11:50

Thủ đô Hà Nội ngày nắng, đêm có mưa rào và dông vài nơi
Môi trường 02/10/2023 06:43

Rà soát hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
Đô thị 01/10/2023 14:12

WWF-Việt Nam thực hiện chiến dịch truyền thông bảo tồn sao la với những câu chuyện chưa từng kể
Môi trường 01/10/2023 11:33

Gen Z đang sống “toàn thời gian” bởi áp lực thành công, kiếm nhiều tiền, có cuộc sống mơ ước
Muôn mặt cuộc sống 02/10/2023 17:31

Tháng 10, có khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp
Môi trường 01/10/2023 11:16

Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa dông
Môi trường 01/10/2023 08:19

Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô
Đô thị 30/09/2023 23:00

Ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể
Muôn mặt cuộc sống 30/09/2023 20:45

Diện mạo mới của thành phố Vinh sau 60 năm hình thành và phát triển
Đô thị 30/09/2023 17:08

EVN phát động thi công xây dựng công trình đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ
Đô thị 30/09/2023 15:00

Đêm rằm biên cương, vầng trăng tỏa sáng
Muôn mặt cuộc sống 30/09/2023 12:40

Quảng Ninh đánh giá cao vai trò của truyền thông trong phát triển kinh tế - xã hội
Muôn mặt cuộc sống 30/09/2023 10:07

Trung thu cố đô ấm áp tặng các em nhỏ
Muôn mặt cuộc sống 30/09/2023 09:59
Đọc nhiều

Hưng Yên: Clip nhóm nữ sinh trường quốc tế hành hung bạn

Bắc Giang: Án chung thân dành cho đối tượng chém 3 người thương vong

Miễn phí vé cáp treo cho tăng ni, giảm giá đặc biệt cho người Tây Ninh và du khách Hà Nội

Xuất hiện clip thầy giáo xưng hô "mày, tao" với học sinh

Tạm đình chỉ giảng dạy với giáo viên "túm cổ áo" học sinh

Bế mạc Giải Cầu lông HS-SV TP Hà Nội mở rộng tranh cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ X

Học sinh, sinh viên hào hứng tham gia giải cầu lông cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô

Cao Bằng: "Nữ quái" lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt gần 29 tỉ đồng
Đáng chú ý

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tuổi trẻ Thủ đô giành 2 giải báo chí về văn hóa người Hà Nội

Điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ, hài hoà giữa các chính sách

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
Sản phẩm - Dịch vụ

Nha khoa Trường Sơn: Tiên phong chuẩn chất lượng quốc tế

Hoàn thiện biệt thự xây thô tại Trường Sinh: Sự lựa chọn tối ưu cho ngôi nhà hoàn hảo

Kế toán Anpha - lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực kế toán, pháp lý

Sửa chữa cửa cuốn nhanh chóng, uy tín, giá rẻ

Khai trương cửa hàng nội thất Come Home tại Hà Nội
