Tag
Vực dậy văn hóa ứng xử nơi công cộng sau mùa dịch

Bài 3: Cần làm gì để xây dựng giá trị con người sau đại dịch?

Người Hà Nội 04/06/2022 08:00
aa
TTTĐ - Đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát tốt, một thời kì mới đã mở ra với Hà Nội, cả nước cũng như toàn thế giới. Trong bối cảnh này, chúng ta càng phải xây dựng giá trị con người, điều chỉnh từng hành vi, ý thức để khẳng định vai trò, vị trí của con người với sự phát triển và tương lai của nhân loại.
Bài 1: Sự hồn nhiên trở lại... Bài 2: Những “tấm vé phạt” gửi vào hư vô?

Tiếp tục phát huy giá trị con người

Một số chuyên gia lý giải hiện tượng lệch chuẩn về văn hóa ứng xử manh nha xuất hiện rải rác trở lại tại Hà Nội gần đây một phần cũng là do thời gian qua dịch COVID-19 khiến người dân phải ở nhà để đảm bảo an toàn. Chính vì thế, khi được hòa nhập vào các hoạt động xã hội trở lại, đôi khi sự vui mừng quá đỗi cũng sẽ dẫn đến một vài hành vi chưa được đúng mực.

Bên cạnh đó, cũng trong thời gian ấy, dù Hà Nội vẫn thường xuyên tuyên truyền, giám sát việc thực hiện các quy tắc ứng xử song người dân không thể tránh khỏi tâm lý gò bó, bức bối vì phải hạn chế giao tiếp trực tiếp quá lâu, trong một hoàn cảnh chưa từng xảy ra bao giờ.

Phạm vi tiếp xúc trước kia chỉ là nhỏ hẹp trong gia đình, trong một ngõ xóm nhỏ nay được nới rộng ra toàn thành phố, cả đất nước và qua các biên giới quốc gia nên một số người “thiếu kiềm chế” hoặc không tự chủ được các hành vi cũng là điều dễ hiểu.

Hãy là người văn minh ở mọi lúc mọi nơi, vì chính mình và vì cộng đồng (Ảnh minh họa)
Hãy là người văn minh ở mọi lúc mọi nơi, vì chính mình và vì cộng đồng (Ảnh minh họa)

Sau đại dịch, chúng ta càng nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa ứng xử, văn hóa con người. Cũng giống như bao lần biến thiên của lịch sử loài người, cái đọng lại sau cùng khi đi qua chiến tranh, loạn lạc, dịch bệnh, thiên tai, thời gian… vẫn là những giá trị văn hóa con người trao truyền cho nhau qua các thế hệ như một “ngọn lửa thiêng” vĩnh cửu. Đại dịch lần này lần nữa cho thấy chỉ có trí tuệ, bản lĩnh và văn hóa vững vàng mới đưa con người, giúp con người cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, cần xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; Kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo”.

Như vậy, xây dựng giá trị con người là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu cao cả mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta cùng nhau thực hiện trong thời gian này.

Trong khi đó, tại Hà Nội, trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa mà chúng ta đang tiến hành hiện nay, con người cũng đóng vai trò trọng tâm, then chốt. Phải có những con người văn hóa, bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, đưa ra những ý tưởng vượt trội, khởi xướng nên những hoạt động phát triển văn hóa Thủ đô. Phải có những con người chung tay hàng ngày hàng giờ đặt ý thức lên hàng đầu, giữ gìn phát huy giá trị văn hiến ngàn năm của Thăng Long thì “bánh xe” công nghiệp văn hóa của Hà Nội mới tiến trên đúng đường ray đã định sẵn.

Những giải pháp cấp thiết

Vào những ngày tháng tư vừa qua, khi đại dịch bắt đầu lắng xuống tại Thủ đô, nhằm tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hoá, điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố, phù hợp với chuẩn mực xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Hà Nội triển khai xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình thực hiện các quy tắc ứng xử.

Theo đó, các mô hình được triển khai bao gồm: Mô hình bộ phận một cửa giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp; Mô hình cơ quan xanh, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; Mô hình chung cư văn hoá, ứng xử lịch thiệp, tôn trọng không gian chung; Mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Bài 3: Cần làm gì để xây dựng giá trị con người sau đại dịch?

Những điều này một lần nữa lại khẳng định sự đúng đắn, vào cuộc sâu đậm trong đời sống Nhân dân Thủ đô của các bộ quy tắc ứng xử đã đạt được trong thời gian qua. Dù vậy, đó đây không thể tránh khỏi một vài hành vi không đúng mực. Trước khi điều này trở thành “vệt dầu loang” thì chúng ta cần phải ngăn chặn ngay khi cuộc sống bình thường trở lại sau đại dịch.

Trước tiên, những hành vi này cần được phát hiện, lên án kịp thời để làm gương, răn đe, tránh những hiện tượng khác, cá nhân khác lặp lại tương tự. Để làm được điều này thì mỗi người dân cần tăng cường giám sát, phản biện, không ngại va chạm, không ngại dựng xây để vì sự tiến bộ chung cho văn hóa Thủ đô.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến các quy tắc ứng xử vẫn nên tiến hành đều đặn, thường xuyên, nhắc đi nhắc lại để như một “chiếc barie mềm” về ý thức, giúp người dân nghe, hiểu, thực hành liên tục, không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời mình, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

Điều cuối cùng, mỗi người dân Hà Nội đều cần nâng cao ý thức, coi mình là một nhân tố quan trọng cấu thành nên tổng thể văn hóa Thủ đô. Bởi không một ai có thể đứng ngoài cuộc, không một ai không liên quan đến không gian văn hóa mà mình đang hít thở, tồn tại và ứng xử hàng ngày.

Mỗi một người ứng xử đẹp như góp thêm một chiếc lá xanh cho bầu khí quyển văn hóa Thủ đô. Mỗi một người lên tiếng góp ý cũng như góp thêm một làn gió mát xua tan đi bụi bặm muộn phiền về ứng xử hàng ngày.

Sự nghiệp phát triển văn hóa con người là sự nghiệp chung của Nhân dân và chính chúng ta là người thụ hưởng thành quả ấy. Vì thế, “gieo nhân nào gặt quả nấy”, mỗi công dân Hà Nội hãy gieo trái ngọt trên cánh đồng ứng xử của mình.

Hãy giúp mùa dịch trở nên nhẹ nhàng hơn bằng lối ứng xử nhân văn Hãy giúp mùa dịch trở nên nhẹ nhàng hơn bằng lối ứng xử nhân văn
Văn hóa công sở Hà Nội và những “ga tàu” mới - Bài 2: Nối thêm những “toa” vui Văn hóa công sở Hà Nội và những “ga tàu” mới - Bài 2: Nối thêm những “toa” vui
Văn hóa công sở Hà Nội và những “ga tàu” mới - Bài 3: Vững vàng xác lập những giá trị mới sau Văn hóa công sở Hà Nội và những “ga tàu” mới - Bài 3: Vững vàng xác lập những giá trị mới sau "giông bão"

Đọc thêm

Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng Người Hà Nội

Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng

TTTĐ - Sáng 23/3, Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng đã diễn ra tại đình làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) với nhiều hoạt động đặc sắc, trong đó, nghi thức rước nước đã thu hút đông đảo du khách theo dõi.
Ứng xử đúng mực để rạp chiếu phim là nơi giải trí văn minh Người Hà Nội

Ứng xử đúng mực để rạp chiếu phim là nơi giải trí văn minh

TTTĐ - Trong cuộc sống hiện đại, rạp chiếu phim là địa điểm giải trí yêu thích của nhiều người dân Hà Nội. Nhiều người lựa chọn đây là nơi để thưởng thức nghệ thuật, thư giãn và hẹn hò... nhưng đây cũng là nơi bộc lộ ý thức, cách ứng xử của chúng ta với những điều đẹp và chưa đẹp.
Nhiều hoạt động đặc sắc đón chờ du khách tại hội làng Bát Tràng Người Hà Nội

Nhiều hoạt động đặc sắc đón chờ du khách tại hội làng Bát Tràng

TTTĐ - Công tác chuẩn bị cho hội làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã hoàn tất, sẵn sàng đón Nhân dân và du khách thập phương tham dự với rất nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn trong 3 ngày diễn ra lễ hội.
Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long Người Hà Nội

Lễ hội 5 làng Mọc - truyền thống đoàn kết đất Thăng Long

TTTĐ - Lễ hội 5 làng Mọc lễ hội vào chính ngày 11 và 12 tháng hai Âm lịch, 5 năm tổ chức đại đám một lần không chỉ là di sản phi vật thể quốc gia độc đáo mà còn là biểu thị của truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau đầy thắm thiết của người dân Thăng Long xưa, Hà Nội nay.
Đình Tăng Phúc nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố Người Hà Nội

Đình Tăng Phúc nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố

TTTĐ - Trong dịp Lễ hội truyền thống Xuân Giáp Thìn 2024, Đình Tăng Phúc (Thượng Cát) vinh dự được đón nhận Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố.
Nét văn hóa lành mạnh và tích cực của người Hà Nội Người Hà Nội

Nét văn hóa lành mạnh và tích cực của người Hà Nội

TTTĐ - Trong nhịp sống sôi động và hối hả của Thủ đô Hà Nội, việc tận dụng các thiết bị thể thao nơi công cộng không chỉ là cách rèn luyện sức khỏe mà còn là một phần của văn hóa sống tích cực của người dân. Bằng sự hưởng ứng và tham gia vào các hoạt động tập thể dục, người dân Hà Nội vừa nâng cao sức khỏe của bản thân vừa tạo nên nét đẹp khỏe khoắn, năng động của mảnh đất này.
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa văn hóa Hà Nội xưa Người Hà Nội

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa văn hóa Hà Nội xưa

TTTĐ - Với sự cầu kỳ, tinh xảo, độc đáo và mang nhiều đặc trưng của văn hóa Kinh kỳ, tranh truyện Hàng Trống thực sự đã trở thành tinh hóa văn hóa của người Hà Nội xưa để ngày nay chúng ta trân trọng và giữ gìn.
Lan tỏa giá trị nhân văn từ ngày hội tri ân cha mẹ… Người Hà Nội

Lan tỏa giá trị nhân văn từ ngày hội tri ân cha mẹ…

TTTĐ - Những tình cảm yêu thương sâu nặng dành cho mẹ cha dù chan chứa trong tim không phải người con nào cũng dễ dàng bày tỏ. Đến với “Ngày hội tri ân cha mẹ và vợ chồng”, trong không gian ấm áp đầy tình thân, lời yêu thương, xin lỗi và cả biết ơn được giãi bày như sợi dây vô hình gắn kết tình cảm gia đình thêm bền chặt, lan tỏa lối sống đẹp trong cộng đồng…
Đánh thức nét đẹp kiến trúc qua góc nhìn ký họa đô thị Người Hà Nội

Đánh thức nét đẹp kiến trúc qua góc nhìn ký họa đô thị

TTTĐ - Triển lãm “Đánh thức nét đẹp kiến trúc phố Châu Long qua góc nhìn ký họa đô thị” sẽ diễn ra tại Vườn hoa Vạn Xuân (16 - 24/3/2024) và Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã (30/3 - 7/4/2024).
Nhân dân tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Người Hà Nội

Nhân dân tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

TTTĐ - 100% các thôn, tổ dân phố và cấp xã, phường của thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã hoàn thành việc tổ chức Hội nghị đại biểu Nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở năm 2024.
Xem thêm