
Bài 3: Chàng phụ hồ dân tộc Mông nuôi ước mơ làm thầy giáo
TTTĐ - Nuôi ước mơ từ tuổi thơ cơ cực, quyết tâm vượt qua mọi gian khổ để chạm vào ước mơ, nỗ lực giúp những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường… đó là công việc cần mẫn và thầy giáo trẻ người Mông Thào A Vàng đang làm hàng ngày.


Tin tức thế giới 27/1: Nga dỡ bỏ hạn chế nhập cảnh đối với công dân Việt Nam

Tin tức bóng đá Việt Nam ngày 27/1: Sân Thanh Hóa tiếp tục miễn phí vé cho khán giả

Tin tức giải trí mới nhất ngày 27/1: Cao Xuân Tài không thích dựa dẫm đại gia, Nhảy vào bê bối Tú - Trâm

Tỷ giá USD hôm nay 27/1: Dấu hiệu chùng xuống
Thầy giáo trẻ mở lớp học miễn phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Thầy giáo với tâm huyết chắp cánh cho những khát vọng học trò Thầy giáo trẻ và “chiến thuật” những viên kẹo ngọt ngào |
Thầy giáo 12 tuổi...
Khi trâu bò được lùa về chuồng, khi mặt trời khuất sau những dãy núi phía xa xa cũng là lúc các bà, các mẹ, các chị ở thôn Tà Tàu, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) ăn vội bát cơm rồi cầm đuốc tới lớp học của thầy giáo 12 tuổi Thào A Vàng. Dù có người nhà cách lớp học xóa mù chữ tới 7 km nhưng họ vẫn cầm đuốc, xuyên rừng, băng qua bóng tối để tìm đến với con chữ.
Giữa lưng chừng núi, xen lẫn tiếng côn trùng là tiếng đánh vần ê a của các học sinh lớn tuổi... Thào A Vàng đã tận tình dậy cách đọc rồi đến từng bàn hướng dẫn cách viết. Dáng người nhỏ bé của thầy giáo 12 tuổi, ánh đèn dầu leo lét trong lớp dường như lọt thỏm giữa bóng tối của đại ngàn…
Từ đây, Thào A Vàng nuôi ước mơ làm thầy giáo. 10 năm sau, cậu bé dân tộc Mông, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn ngày nào đã trở thành thầy giáo dạy Địa lý của trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH&THCS Trạm Tấu, Yên Bái.
![]() |
Thầy giáo Thào A Vàng cùng học sinh nhân ngày 20/11 |
“Tôi sinh ra trong gia đình đông anh em, hoàn cảnh khó khăn.Bố mẹ không có tiền cho đi học, nhiều lần muốn bỏ ngang chừng nhưng được sự động viên của thầy cô và bố mẹ, tôi lại phấn đấu.
Khi còn nhỏ, tôi thấy bố mẹ, anh chị em và đa số người dân trong bản đều không biết chữ, mùa hè năm học lớp 7, nhà trường phát động phong trào dạy xóa mù chữ, tôi đã tình nguyện dạy cho người dân trong bản mình. Kết thúc chương trình, tôi đã nhận được bằng khen của nhà trường.Từ đó tôi nuôi ước mơ làm thầy giáo”- thầy Thào A Vàng kể.
![]() |
Thầy giáo Thào A Vàng trong một tiết lên lớp |
Vượt mọi khó khăn, cuối cùng Thào A Vàng đã đỗ vào trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên. Khi vào học, chàng trai trẻ người Mông phải đi làm thuê đủ mọi công việc, kể cả phụ hồ để tự nuôi sống bản thân.
“Khó khăn như vậy nhưng trong suy nghĩ của tôi chưa bao giờ nghĩ mình phải nghỉ học, chỉ cần ai cần thuê người làm thì việc gì dù vất vả tôi cũng không từ chối.Sáng lên giảng đường, chiều đi phụ hồ, thời gian tự học của tôi vào buổi tối. Hồi sinh viên, chưa bao giờ tôi được đi ngủ trước 1 giờ sáng”, thầy giáo trẻ chia sẻ.
Đôi dép tổ ong và bước chân ngập ngừng tìm đến con chữ
Trạm Tấu còn nghèo, người ở đây đều là dân tộc thiểu số nên họ quan niệm cho con nghỉ học sớm để phụ giúp bố mẹ làm nương rẫy. Vì thế, với các giáo viên nơi đây, ngoài dạy học, họ còn đi vận động học sinh đến trường.
![]() |
Một giờ tuyên truyền do Chi đoàn trường tổ chức |
Một kỷ niệm đáng nhớ nhất khi đi vận động học sinh đến trường khiến thầy giáo trẻ Thào A Vàng rưng rưng xúc động khi kể lại, đó là học sinh Sùng A Vổng. “Em này học sinh ngoan nhưng mồ côi mẹ, có 1 lần A Vổng nghỉ học 2 ngày, tôi phải đến tận nhà vận động. Tôi gặng hỏi lý do em nghỉ thì em ấy im, khi bị hỏi nhiều thì em ấy khóc và nói: “Thưa thầy em không có dép, em phải ở nhà cùng bố đi làm thuê lấy tiền mua dép, bao giờ em mua được dép thì sẽ xuống trường đi học”.
Khi ấy tôi tự trách bản thân mình lắm, là thầy giáo mà chưa thực sự sát sao, để học sinh chỉ vì thiếu một đôi dép mà phải bỏ học. Tôi nói với A Vổng: “Em xuống trường đi, thầy mua dép cho em”. Khi A Vổng cầm đôi dép tổ ong tôi đưa, em ấy đã khóc rất lâu. Từ đó tôi luôn quan tâm nhiều hơn đến những em học sinh còn khó khăn”, thầy Thào A Vàng chia sẻ.
![]() |
Học sinh trong giờ học Địa Lý của thầy giáo Thào A Vàng |
Trường hợp như em Vổng thì ở xã Pá Hu có rất nhiều và em Thào Thị Thu cũng là một học sinh như thế.“Gia đình em ấy khó khăn, ở nhà không có người chăn trâu, vì thế em ấy nghỉ. Chúng tôi phải đi vài lần mới gặp được và mất một buổi sáng để thuyết phục được em ấy.
Khi về, đường đất không đi nổi, tôi và 1 cô giáo phải dắt bộ xe máy 8km đường núi. Đó là lần đi thuyết phục vất vả nhất nhưng hôm sau, em đến trường và từ đó không bỏ học nữa” Thầy giáo trẻ tươi cười cho biết.
Ở Trạm Tấu, cứ vào mùa ráp hạt, mùa làm nương thì đa phần học sinh nơi đây đều nghỉ học ở nhà giúp gia đình. Vì vậy, cứ đến ngày mùa, thầy cô luôn phải đến nhà, thậm chí đến tận nương rẫy tìm học sinh, đưa các em trở lại trường.
![]() |
thầy giáo trẻ quan tâm đến bữa ăn bán trú của học sinh |
Thầy giáo Thào A Vàng vừa là người địa phương lại là Bí thư chi Đoàn trường nên hiểu về tập quán nơi đây. Vì thế thầy đã tham mưu với nhà trường nhiều hoạt động bề nổi, vui chơi, múa hát, tổ chức các cuộc thi, tặng những phần quà nho nhỏ để thu hút các em hoc sinh đến trường như: Tổ chức chương trình tuyên truyền hôn nhân tảo hôn và không được hôn nhân cận huyết thống; Ngày hội dân tộc Mông… Điều đó để học sinh thấy được là các em đến trường không chỉ để học chữ, được sự quan tâm của thầy cô mà được vui chơi, được giao lưu với nhiều bạn khác…
Thành công và lòng biết ơn
Thào Thị Thu là học sinh của thầy giáo trẻ Thào A Vàng vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng nghệ thuật Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Yên Bái, hiện đang chờ gọi đi làm ở Trung tâm Văn hóa huyện Trạm Tấu nhớ lại, năm lớp 7 em đã từng quyết định nghỉ học để về làm nương rẫy, giúp bố mẹ.
“Nếu ngày ấy thầy không đến vận động, không phân tích thiệt hơn thì có lẽ bây giờ cuộc đời tôi đang đầu tắt mặt tối ngoài rẫy”, Thu nói.
![]() |
Thầy giáo trẻ trong giờ lao động tại trường |
Thu kể: “Năm 2013 thầy về trường dạy học, đó cũng là lúc tôi quyết định bỏ học, vì gia đình rất khó khăn. Bên cạnh đó, tập tục ở đây là con gái không cần đi học nhiều, chỉ cần biết chữ, ở nhà làm rẫy và lấy chồng. May mắn là lúc đó có thầy về trường, thấy tôi nghỉ học, thầy lên nhà, tâm sự với bố mẹ, thầy nói với tôi về tương lai sau này nếu được học thì sẽ như thế nào… thầy giải thích nhiều, tôi đã hiểu ra và cố gắng khuyên bố mẹ cho phép đi học tiếp.
Thầy đã tâm sự với tôi nhiều lắm, thầy nhiệt tình, thân thiết với học sinh, thầy đã chỉ cho cách học và định hướng nên theo nghề gì theo ước mơ của mình... Khi học xong lớp 9, tôi đã thi vào trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật của tỉnh Yên Bái, chuyên ngành Thanh nhạc, tôi học 3 năm và bây giờ đang xin việc về Trung tâm Văn hóa của huyện Trạm Tấu. 1 - 2 tháng nữa tôi sẽ được đi làm.
Tôi ngưỡng mộ, cảm ơn thầy vì đã nói cho bố mẹ tôi hiểu. Tôi là con gái, lại là người dân tộc, học có cái nghề, sau này đi làm không vất vả. Tôi có ngày hôm nay đều là nhờ vào thầy. Tôi thật sự biết ơn thầy”.
![]() |
Ở trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH&THCS Trạm Tấu, nhà của học sinh đều ở trên núi, điều kiện thiếu thốn, khó khăn nhưng các em đều sống rất tình cảm. Ngày 20/11 vừa qua, học sinh không có tiền mua quà nhưng nhà thầy Thào A Vàng lại tràn ngập hoa rừng, hoa dại mà học trò hái trên đường đi đến trường. Nhiều em khi tặng hoa còn khóc và nói lời cảm ơn thầy. Điều này tiếp thêm động lực để thầy Thào A Vàng cô gắng hơn nữa góp sức vào sự nghiệp giáo dục.
![]() |
![]() |

Cùng sinh viên Ngoại thương “Đánh thức Tết”
Nhịp sống trẻ 26/01/2021 18:20

Tuổi trẻ Thủ đô thực hiện 1.716 công trình thanh niên tình nguyện
Tuổi trẻ sống đẹp 26/01/2021 18:07

Trải nghiệm Tết Việt những năm 60 tại “360 độ Xuân”
Nhịp sống trẻ 26/01/2021 17:00

Khám phá giá trị bản thân với “Những nhà đầu tư sớm”
Nhịp sống trẻ 26/01/2021 15:19

“Lễ hội bánh chưng” chào Xuân Tân Sửu 2021 của cô trò Tiểu học Đại Yên
Nhịp sống trẻ 26/01/2021 11:46

Tuổi trẻ Khối Doanh nghiệp Hà Nội đóng góp hơn 500 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
Tuổi trẻ sống đẹp 26/01/2021 11:45

Mang Tết ấm yêu thương đến "rốn lũ" miền Trung
Tuổi trẻ sống đẹp 26/01/2021 08:41

Tuổi trẻ Bắc Từ Liêm tình nguyện tại Thái Nguyên
Tuổi trẻ sống đẹp 26/01/2021 08:37

Tuổi trẻ quận Đống Đa mang “Xuân tình nguyện” tới xã Bản Mế
Tuổi trẻ sống đẹp 25/01/2021 15:22

“Bốt điện nở hoa”, “Tranh tường bích họa”- dấu ấn thanh niên chào mừng Đại hội Đảng
Nhịp sống trẻ 25/01/2021 12:33

Mang “Tết yêu thương” dành tặng học sinh xã Chư A Thai
Tuổi trẻ sống đẹp 24/01/2021 16:01
Đọc nhiều
-
Đà Nẵng: Bắt khẩn cấp 2 đối tượng đột nhập nhà dân trộm cắp tài sản
-
Quảng Nam: Nam thanh niên bị ô tô chở khách tông, kéo lê hơn 35m tại Tỉnh lộ 603
-
Quảng Nam: Bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp xe máy, làm giả giấy tờ xe để bán ở Điện Bàn
-
Quảng Nam: Triệt phá chuyên án “đánh bạc và tổ chức đánh bạc” quy mô lớn
-
Quảng Nam sẽ thành lập 5 phường mới thuộc thị xã Điện Bàn
Đáng chú ý
Rao vặt

Cơ hội trúng ngay vàng 9999 khi mua Nước Trái cây Pushmax

Hải Phòng: Khai trương cửa hàng nhân sâm Tuấn Tú 74 Văn Cao

Lý do bất động sản Nam Phú Quốc hot nhất thị trường địa ốc 2020?

Hòa Bình trúng thầu 4 dự án mới trị giá hơn 1.000 tỷ đồng

Melinh PLAZA Yên Bái: Cơ hội đầu tư sinh lời tại thành phố Yên Bái
