Tag

Bài 3: Tâm lý “của chùa thì lùa đầy bị”

Người Hà Nội 19/04/2018 10:56
aa
TTTĐ - Một số người thấy có thứ gì miễn phí, cho tặng, không phải bỏ tiền ra mua là “của chùa thì lùa đầy bị”. Điều đáng nói, phần đa những người lấy cho bằng được ấy đều khá giả, chẳng thiếu thốn gì nhưng chính vì sự tham lam đã khiến họ trở thành khó coi, xấu xí trong mắt cộng đồng.

Bài 3: Tâm lý “của chùa thì lùa đầy bị”

>> Đừng để “mất điểm” nơi công cộng
Bài 2: Sân chơi chung cũng bị “độc chiếm”


Đầu tháng tư vừa rồi, buổi giao lưu ra mắt ấn phẩm những mẩu chuyện hài hước về một nhân vật nổi tiếng đến từ quê hương của bánh mì doner kebad có rất đông khán giả Hà Nội và khách ngoại giao nước ngoài. Khi các cử tọa giao lưu, đọc các câu chuyện cười thì ở dưới rất ít khán giả hưởng ứng dù là chỉ để giao đãi cho đẹp lòng khách, khiến cho không khí khá gượng gạo. MC năm lần bảy lượt hỏi khán giả có ai muốn đặt câu hỏi gì không thì tất cả đều im lặng. Đến cuối buổi giao lưu, khi được MC thông báo chương trình có các món bánh kẹo, trái cây khô và đặc biệt là chiếc bánh có in hình logo sách mọi người có thể mang về thì ai nấy hào hứng hơn hẳn. Đám đông ùn ùn kéo đến chỗ trưng bày, người ăn, người đút vào túi áo túi xách. Một loáng sau đã… hết sạch.


Bài 3: Tâm lý “của chùa thì lùa đầy bị”
Có những cuộc phát đồ miễn phí đã trở thành nỗi ám ảnh về lòng tự trọng và cách ứng xử thiếu văn minh của một bộ phận người Hà Nội (ảnh internet)

Rõ ràng, so sánh giữa sự hờ hững, thờ ơ im lặng suốt buổi giao lưu và sự nhiệt tình, rôm rả bên bàn tiệc ngọt sẽ khiến chúng ta cảm thấy buồn và vô cùng xấu hổ. Nhất là tất cả những việc đó diễn ra trước mặt quan khách nước ngoài. Không hiểu những vị khách kia sẽ nghĩ gì về người Hà Nội. Cái ăn, cái mặc đâu còn là vấn đề quá lớn mà người ta dễ dàng đánh mất hình ảnh của mình đến vậy? Thời buổi toàn cầu hóa, người Hà Nội có thể thưởng thức hoa quả, bánh kẹo và trăm nghìn đặc sản của hầu hết các nước trên thế giới với giá không quá cao mà chẳng cần phải sang tận đất nước đó. Có lẽ, tâm tính tiểu nông, thích “của chùa” đã khiến những người này không bắt kịp sự đi lên của xã hội. Chính vì thế, họ mới thiếu văn minh và thiếu ý tứ đến như vậy.

Ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, trong buổi tổ chức vui chơi cho các cháu thiếu nhi, người đứng thổi bóng bay phát miễn phí cũng bị vây “vòng trong vòng ngoài”, mướt mồ hôi mà không kịp trước hàng chục cánh tay giơ ra, sẵn sàng cướp dù chưa đến lượt mình. Đến khi ban tổ chức phát quà cho các cháu thì các bà, các mẹ cũng chen ra nhận đến nỗi có những người sợ bị chèn bẹp phải xin không nhận quà để “thoát thân” ra ngoài. Ngay tại các trung tâm thương mại, các góc phố, cứ nơi nào giới thiệu sản phẩm cho ăn uống miễn phí hay đơn giản chỉ là phát những quả bóng bay in hình logo chương trình, sản phẩm là người ta đổ xô lại. Lẽ thường thì chỉ nên nếm một chút đồ ăn cho biết vị, nếu thích thì mua sản phẩm để sẵn bên cạnh, không thích thì lịch sự cảm ơn rồi đi. Tuy nhiên, rất nhiều người dừng lại ăn lấy ăn để, gọi cả người thân, bạn bè đến ăn. Ăn xong người ta vứt luôn những chiếc tăm để xiên đồ ăn lại cho nhân viên dọn và buông lời bình phẩm rất thiếu tế nhị. Tương tự, với những quả bóng bay phát miễn phí, người ta xin cho đứa nhỏ đi cùng lại còn xin thêm cho cả đứa ở nhà, đứa hàng xóm… Nếu không được lấy nhiều thì có người còn sẵn sàng mắng mỏ sàn sạt người phát mà không biết rằng mình vừa vô duyên vừa vô lý thậm tệ.

Có những thời điểm từ “miễn phí” đã trở thành nỗi ám ảnh của người Hà Nội. Hàng loạt báo chí đã đưa tin, phản ánh và lên án những việc “muối mặt” kia. Nào là trèo rào vào công viên nước Hồ Tây vui chơi, bơi lội miễn phí năm 2015. Nào là cả trăm người chen chúc, xô đẩy nhau để được ăn sushi miễn phí ở phố Đoàn Trần Nghiệp năm 2013. Lễ hội bia ở sân vận động Quần Ngựa năm 2013 cũng để lại nỗi “kinh hoàng” với ban tổ chức khi hàng nghìn người xếp hàng chờ đợi và có những người thiếu kiên nhẫn đã xông vào “tự phục vụ” như kiểu… cướp. Vụ 3.000 chiếc áo mưa được phát miễn phí trước cửa đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội cũng đã để lại một kỉ niệm không thể nào buồn hơn về sự tham lam, thiếu ý thức đến mức giành giật, cướp đồ cho không từ tay người nước ngoài.

Ngày thường còn thế nên vào dịp lễ hội xảy ra việc “cướp lộc” là điều dễ hiểu vì dân gian vốn có câu “một miếng lộc thánh bằng gánh lộc trần”. Cướp lộc ở đền Sóc hội Gióng, cướp lộc ở chùa Quán Sứ, chùa Hương… là đỉnh điểm của lòng tham không giới hạn ngay cả ở chốn linh thiêng. Còn rất nhiều việc nhỏ lẻ vẫn hàng ngày diễn ra đó đây chung quanh chúng ta khiến mỗi người nên tự đặt ra câu hỏi: Những người này đang bị “tâm lý đám đông” hay bởi quá thiếu thốn? Điều đáng nói là, có những người cướp bằng được nhưng về không dùng hoặc mang đi cho. Họ cướp vì thấy cho không nên nổi lòng tham. Đó là biểu hiện của sự tư hữu, ích kỉ và cả sự thiếu kiềm chế bản thân. Không phải ai cũng có thể nén lòng lại, giữ thể diện, nhắm mắt bước qua khi nghĩ bụng mình nhịn ăn một vài miếng cũng chẳng sao, nếu thích thì mình bỏ tiền ra mua hay không dùng thì thôi lấy làm gì. Điều này xảy ra ở thành phố lớn như Hà Nội thì lại càng đáng chê trách. Bởi Hà Nội không chỉ có nghìn năm văn hiến, người Hà Nội có truyền thống thanh lịch hào hoa mà còn là biểu tượng của văn hóa, văn minh nước nhà. Thủ đô Hà Nội cũng là tiêu biểu, là gương mặt, là “tấm danh thiếp” để người Việt Nam tiếp xúc và trưng ra với bạn bè quốc tế. Hà Nội cũng là nơi phần đa mọi người có cuộc sống khá giả, được tiếp xúc với các nền văn hóa, văn minh tiên tiến trên thế giới. Vì những điều đó, lẽ ra người Hà Nội phải nhận thức và có ứng xử đẹp hơn, có văn hóa hơn trước những món đồ miễn phí, khuyến mại hay cho không chứ không phải gây nên nhiều việc đáng xấu hổ như kể trên. Tất nhiên, đó chỉ là một vài trường hợp riêng lẻ nhưng “con sâu làm rầu nồi canh”, chỉ vì một vài hành động không được đẹp mắt ấy đã biến thành nổi cộm, nhức nhối và ảnh hưởng không nhỏ tới nỗ lực của rất nhiều người đang từng ngày làm thành phố của mình đẹp lên với những nét văn hóa tinh tế, sâu sắc.

Bằng nhiều biện pháp cả tuyên truyền lẫn thay đổi hình thức phát lộc, tình trạng cướp lộc trong một số lễ hội xuân của Hà Nội đã không còn tái diễn khiến nhiều người mừng rỡ. Đã đến lúc phải thay đổi quan niệm, “lộc” gì thì “lộc”, nếu không thực sự cần và quá khó khăn thì nên… tránh xa. Bởi có khi “lộc” chưa mang lại điều gì cho mình thì đã khiến mình mất hình ảnh trước đám đông rồi. Còn khi đã nhận những đồ miễn phí thì mọi người nên trật tự, nhận một cách lịch sự, sao cho một chút vật chất đến tay mình phải đem lại niềm vui với cả bên cho. Như thế, cuộc “phóng tay” này mới thực sự có ý nghĩa chứ không biến thành một cuộc phơi bày tính xấu của con người trong thời hiện đại.

(Còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Văn Mai Hương, Hứa Kim Tuyền cùng nhận Giải cống hiến 2024 Điện ảnh - Âm nhạc

Văn Mai Hương, Hứa Kim Tuyền cùng nhận Giải cống hiến 2024

TTTĐ - Giải thưởng Album của năm thuộc về album Minh tinh của Văn Mai Hương với sự đồng hành của Hứa Kim Tuyền.
Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình" Văn học

Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình"

TTTĐ - Sau thành công của tập thơ đầu tay “Đêm mặn” với gần 5.000 cuốn, Á hậu Trang Viên tiếp tục gửi đến độc giả tác phẩm mới nhất mang tên "Ru tình".
Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam Văn hóa

Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTTĐ - Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Xem thêm