Tag

Bài 34: Ngành giải trí và những thiệt hại vì thiết bị công nghệ

Nhịp sống trẻ 12/04/2018 15:39
aa
TTTĐ - Do thiếu hiểu biết, một số bạn trẻ đã sử dụng các thiết bị thông minh như một phương tiện để livestream (phát trực tiếp) phim ảnh, chương trình giải trí… mà không biết rằng mình đã phạm luật. Sự phát tán đó không chỉ gây tổn thất về tiền bạc cho ngành giải trí mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người làm nghề và tạo tiền lệ xấu cho công chúng muốn thưởng thức nghệ thuật “chùa”.

Bài 34: Ngành giải trí và những thiệt hại vì thiết bị công nghệ

>> Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức với người trẻ
Bài 33: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học

Hướng tới Giải thưởng Hội điện ảnh Việt Nam - Cánh diều vàng 2017, các phim trong nước sản xuất đang được trình chiếu miễn phí tại ba địa điểm: Trung tâm chiếu phim Quốc gia, Rạp tháng 8 và Hãng phim tài liệu - khoa học trung ương. Chị Thanh hớn hở rủ bạn bè đi xem thì nhận được rất nhiều phản hồi na ná nhau: “Phim này xem trên mạng rồi”, “À cái phim bị livestream ầm ĩ một thời chứ gì, xem rồi”, “Cần gì phải ra rạp xem phụ thuộc thời gian chiếu, ngồi nhà xem trên mạng lúc nào chả được”… Ngán ngẩm, chị Thanh đành phải đi xem một mình bởi đây là những phim đã chiếu ngoài rạp từ lâu giờ chiếu lại cho khán giả có cơ hội được nhìn toàn cảnh điện ảnh Việt Nam trong năm qua.


Bài 34: Ngành giải trí và những thiệt hại vì thiết bị công nghệ
Cảnh trong phim “Cô Ba Sài Gòn”, bộ phim bị một khán giả livestream với hàng ngàn lượt xem

Đó chỉ là một tác hại rất nhỏ mà người sử dụng công nghệ mang đến cho ngành giải trí. Không thể phủ nhận sự phát triển của công nghệ số, của kĩ thuật hiện đại đã đẩy ngành công nghiệp sản xuất phim, ca nhạc, điện ảnh, truyền hình đi rất xa. Biết bao bộ phim “bom tấn” trên thế giới đã ra đời với những kĩ xảo tiên tiến nhất khiến người xem đã mắt. Việt Nam cũng nhanh chóng bắt nhịp với xu thế của thế giới để cho ra đời những sản phẩm với công nghệ hiện đại nhất, hiệu ứng cao nhất, chất lượng vượt trội. Cũng như bao lĩnh vực khác, công nghệ phát triển cũng mang đến nhiều hệ lụy mà chúng ta không thể thờ ơ như những người ngoài cuộc.

Cụ thể, thời điểm phim “Cô Ba Sài Gòn” mới ra mắt, bị livestream với gần năm ngàn lượt xem, ekip sản xuất cho rằng đã bị thiệt hại vài trăm triệu đồng. Thiệt hại này do một thanh niên sử dụng điện thoại iPhone7 livestream cảnh phim “Cô Ba Sài Gòn” đang chiếu lên trang Phim+ trên mạng xã hội Facebook. Trang này lại do thanh niên kia và một người bạn là quản trị. Vụ việc đã khiến dư luận rùm beng một thời gian vì những thông tin thất thiệt trái chiều xung quanh động cơ, mục đích của cả bên phát tán và bên sản xuất. Trước đó, các phim “Em chưa 18”, “Xóm trọ 3D”, “Vòng eo 56” cũng từng bị khán giả đưa lên mạng. Phim càng hứa hẹn hot thì hành động phát tán lại càng khiến lượng người chú ý, theo dõi tăng đột biến. Ngay cả bộ phim bom tấn của Mỹ có nhiều cảnh quay tại Việt Nam “Kong: SkullIsland” khiến nhiều người Việt tự hào, đón đợi cũng không nằm ngoài “tầm ngắm”. Hành động này đã khiến đại diện Hiệp hội Điện ảnh Mỹ phải gửi kiến nghị đến Bộ TT&TT yêu cầu xử lý việc phát tán phim lậu ở Việt Nam.

Không chỉ với phim ảnh, xu hướng livestream ngày càng nở rộ và mở rộng ra các lĩnh vực khác như kịch nói, ca nhạc, giải trí tổng hợp… Theo một báo cáo, có đến 40% số phim chiếu rạp bị phát tán ngay khi công chiếu. Phần lớn hành vi xâm phạm bản quyền phim được thực hiện bằng máy quay cầm tay hoặc điện thoại thông minh quay trộm từ màn chiếu trong rạp rồi tải lên YouTube hay các trang web, diễn đàn phim….

Điều đáng nói là những người chủ động phát tán này đều còn rất trẻ. Kèm theo với đó động cơ của họ đôi khi chỉ là muốn chứng tỏ với bạn bè là mình sành điệu, cập nhật được chương trình ca nhạc, phim đang hot, đánh giấu địa điểm mình đang ở hay muốn thu hút sự theo dõi của đông đảo bạn bè. Suy nghĩ đơn giản như thế nên họ không hề biết rằng hành vi của mình có thể gây nên những hậu quả nặng nề.

Thứ nhất, điều này gây thiệt hại lớn với toàn bộ ekip sản xuất ra các bộ phim, chương trình đó. Để chuẩn bị cho một bộ phim, chương trình ca nhạc, liveshow… những người trong cuộc phải mất thời gian công sức rất lớn. Từ khâu ý tưởng, kịch bản, diễn viên… đều phải tính toán kĩ lưỡng, giữ bí mật đến phút chót, truyền thông chỉ hé lộ phần nào để tạo bất ngờ, hấp dẫn với khán giả. Thứ hai, để sản xuất được những tác phẩm như vậy kinh phí đổ ra cũng rất lớn mới mong lôi kéo được khán giả đến rạp xem để thu hồi vốn và có lợi nhuận, tiếp tục thúc đẩy ngành sản xuất phim phát triển. Vậy mà khán giả chẳng cần phải bỏ ra đồng tiền nào, chỉ cần ngồi nhà cũng có thể theo dõi được những bộ phim, chương trình ca nhạc đình đám thì họ còn bán vé được cho ai? Điều đó càng tệ hơn khi tạo ra tiền lệ xấu cho khán giả bởi họ chẳng cần phải đến rạp, bỏ tiền ra mua vé cũng có thể xem phim “chùa” và hình thành tâm lí “hóng” phim phát tán trên mạng hơn là những tác phẩm được chiếu ngoài rạp.

“Của đau con xót”, khi đứa con tinh thần của mình bị sao chép, phát tán sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của ekip thực hiện. Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ chia sẻ: "Tôi rất buồn. Nhớ lại phim “Chờ em đến ngày mai” của tôi, khi mới giới thiệu trailer thì có một kênh chia sẻ lại và tôi đọc những comment bên dưới. Có một bạn hỏi bao giờ phim này có trên Youtube vậy, thì ngay lập tức bạn admin (quản trị viên) của kênh đó trả lời là: Khi nào có bạn nhớ vào kênh mình sẽ quay lại gửi bạn xem ngay". Nghĩa là các bạn ấy rất vô tư thoải mái chia sẻ tài sản của người khác".

Bà Ngô Bích Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội phát hành phim Việt Nam cũng lên án gay gắt hành động này: "Một bộ phim mười mấy, hai chục tỷ bị ăn trộm một cách ngang nhiên và chia sẻ cho tất cả mọi người thì công nghiệp điện ảnh không thể phát triển được nếu như những tài sản trí tuệ không được tôn trọng. Tài sản trí tuệ của người Việt Nam được tôn trọng thì công nghiệp trí tuệ mới phát triển được. Quan trọng hơn nữa, nó tạo thói quen cho mọi người không cần phải ra rạp mà vẫn có thể xem một bản lậu trên mạng và đấy là điều rất xấu cho ngành công nghiệp sáng tạo".

Trong thời đại công nghệ số, sử dụng những tiện ích văn minh không chỉ là làm chủ công nghệ mà còn phải sử dụng sao cho có hiệu quả tích cực. Trở lại câu chuyện của chị Thanh không tìm được bạn đồng hành xem những bộ phim nổi bật của điện ảnh Việt Nam trong năm qua. Có thể thấy, những người bạn của chị tưởng chừng cập nhật được tình hình phim ảnh nhưng thực ra họ mới là những người thiệt thòi. Cùng với việc sản xuất phim, công nghệ điện ảnh của thế giới còn phát triển cả hệ thống phòng chiếu làm sao cho âm thanh, ánh sáng đạt chuẩn, tương tích với các phim. Xem ở rạp mới lĩnh hội được toàn bộ cái hay, đẹp, cái mới của phim. Còn xem ở các thiết bị khác chỉ là để biết nội dung, giống như các phim truyền hình vậy. Đó là điểm khác biệt giữa phim truyền hình và điện ảnh. Nếu khán giả cứ thưởng thức phim như vậy thì lấy đâu ra động lực để thúc đẩy ngành điện ảnh nước nhà phát triển?

(Còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Thanh niên Thủ đô livestream ủng hộ hàng Việt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô livestream ủng hộ hàng Việt

TTTĐ - Sáng 28/3, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2024 hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Trung tâm văn hóa - thông tin huyện Hoài Đức (Hà Nội).
“Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi”

TTTĐ - Thực hiện chương trình công tác Đoàn năm 2024, Tháng thanh niên 2024, Đoàn thanh niên các cơ quan Trung ương phối hợp đơn vị địa phương tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi”.
Bình Dương: Tổ chức thành công Đại hội Điểm cấp huyện đầu tiên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bình Dương: Tổ chức thành công Đại hội Điểm cấp huyện đầu tiên

TTTĐ - Trong 2 ngày, 25 - 26/3/2024, tại Trung tâm tổ chức Hội nghị và sự kiện Thanh Lễ, Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Phú Giáo lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là đại hội điểm cấp huyện của tỉnh Bình Dương đầu tiên được tổ chức.
Số hóa “địa chỉ đỏ” để hiểu rõ hơn giá trị lịch sử Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Số hóa “địa chỉ đỏ” để hiểu rõ hơn giá trị lịch sử

TTTĐ - Nhiều địa chỉ đỏ đã được Tỉnh đoàn Kon Tum số hóa nhằm giúp người dân, du khách dễ dàng tiếp cận tìm hiểu về văn hóa, con người, lịch sử các khu di tích hào hùng của dân tộc trên địa bàn.
Tháng của áo xanh tình nguyện vì cộng đồng Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Tháng của áo xanh tình nguyện vì cộng đồng

TTTĐ - Sau lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024, với chủ đề “Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, nhiều hoạt động an sinh xã hội đã được các cơ sở Đoàn tại TP HCM triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực.
Tuổi trẻ TP HCM: Rõ định hướng, vững tư tưởng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ TP HCM: Rõ định hướng, vững tư tưởng

TTTĐ - Nhìn lại một năm qua, gắn với chủ đề "Chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn", Thành đoàn TP HCM đã tạo nhiều dấu ấn mạnh mẽ và ghi nhận hiệu quả tích cực trong việc tổ chức các sự kiện, hoạt động. Tiếp tục đà tăng tốc, Thành đoàn TP HCM vẫn đang không ngừng nỗ lực, sáng tạo để bứt phá trong cuộc đua số hóa của thành phố và quốc gia.
Ngời sáng khát vọng tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Ngời sáng khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Được biết đến là thành phố năng động và sáng tạo bậc nhất cả nước, TP HCM đang cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ và nhanh chóng cùng thời đại. Dĩ nhiên, để có được sức mạnh nội lực ấy là những nỗ lực đóng góp bền bỉ của biết bao con người cùng sự đồng lòng, tin tưởng từ chính quyền tới người dân…
Hành trình 'gieo con chữ' tới làng trẻ em SOS Hà Nội của nữ sinh Sư phạm Nhịp sống trẻ

Hành trình 'gieo con chữ' tới làng trẻ em SOS Hà Nội của nữ sinh Sư phạm

TTTĐ - Nguyễn Tuyết Mai là sinh viên năm cuối ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cô giáo trẻ là Đội phó Đội dạy học tình nguyện tại làng trẻ SOS mùa hè xanh, nơi ươm mầm tri thức tới các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Thanh niên kiến tạo cho một HOU lung linh, giàu bản sắc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên kiến tạo cho một HOU lung linh, giàu bản sắc

TTTĐ - Chiều 26/3, Đoàn Thanh niên trường Đại học Mở Hà Nội (HOU) tổ chức chương trình kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024).
Khát vọng của những thủ lĩnh thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khát vọng của những thủ lĩnh thanh niên

TTTĐ - Cán bộ, thủ lĩnh thanh niên các cấp của thành phố Hà Nội là những người trẻ đi đầu, trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác Đoàn - Hội - Đội. Họ đều mang khát vọng góp sức xây dựng tổ chức Đoàn, Thủ đô và đất nước phát triển vững mạnh.
Xem thêm