Tag
Học Bác lòng ta trong sáng hơn

Bài 4: Biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu

Văn hóa 19/05/2020 08:55
aa
TTTĐ - Nếu chúng ta chỉ làm tròn bổn phận, thực hiện tốt thái độ, ứng xử của riêng cá nhân thôi thì chưa đủ. Người công chức, viên chức có trách nhiệm, toàn tâm toàn ý với công việc, đóng góp cho Hà Nội và đất nước còn phải là người biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu ra khỏi cơ quan, công sở, bạn bè đồng nghiệp của mình.

Bài 4: Biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950 (Ảnh: TTXVN)

Bài liên quan

Hà Nội quyết liệt đấu tranh không khoan nhượng với “virus trì trệ” trong mặt trận phục hồi kinh tế (*)

Tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây ma túy lớn

Bài 1: Học Bác yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Bài 2: Giản dị, tiết kiệm, bảo vệ của công

Khi đấu tranh không phải là “đao to búa lớn”

Nhiều người cứ nghĩ đấu tranh là phải phê bình gay gắt, phải tấn công trực diện, phải làm cho người ta ngay lập tức nhận lỗi cúi đầu. Thực chất, những lời nói, hành động như vậy có thể không có tác dụng mà còn tạo nên hiệu ứng ngược, dễ khiến người bị phê bình, nhắc lỗi phản ứng tiêu cực.

Chị Thu Quyên (công tác tại một cơ quan ở quận Thanh Xuân) chia sẻ, có lần trước cuộc họp toàn cơ quan, chị lên tiếng góp ý với một đồng nghiệp hay mang chuyện gia đình ra “buôn” làm ảnh hưởng đến sự tập trung làm việc của mọi người. Cứ tưởng thẳng thắn như vậy thì sẽ khiến cả văn phòng cảm ơn chị vì không phải nghe những lời than vãn của chị này nữa.

Ai ngờ, chị này gặp chị Quyên không còn chào hỏi thân tình như trước. Những người trong cùng cơ quan cũng ít niềm nở, cởi mở với chị Quyên. Có lúc chị Quyên còn thấy mình bị cô lập, bị đứng ngoài rìa trong các câu chuyện của đồng nghiệp.

Buồn bã, suy nghĩ mất một thời gian, chị tham khảo ý kiến nhiều người thì thấy rằng việc mình góp ý với đồng nghiệp không sai nhưng “việc nói không bằng cách nói”, nói sao cho tế nhị, hiệu quả, không mất lòng mọi người, đó mới thực sự là cách đóng góp, xây dựng một cách văn minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu Anh hùng, Chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc ngày 15/11/1965. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu Anh hùng, Chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc ngày 15/11/1965. (Ảnh: TTXVN)

Đọc lại các tài liệu chúng ta càng cảm phục cách đối nhân xử thế, nhất là trong lãnh đạo, nêu gương của Bác. Từng lời nói, hành động của Người đều hàm chứa những ý tứ sâu xa, tinh tế, nghệ thuật nhưng rất đỗi tự nhiên bởi xuất phát từ tâm hồn, trí tuệ của tầm vóc lãnh tụ.

Có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng giờ Ngọ nên đồng chí cán bộ vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh. Bác chỉ vào cốc nước nóng nói: “Chú uống đi”.

Đồng chí cán bộ kêu lên: “Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được?". Bác mỉm cười: “À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?". “Dạ có ạ”, đồng chí trả lời.

Bác nghiêm nét mặt nói: “Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn”. Hiểu ý Bác, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.

Như vậy, Bác đã nêu ra một bài học vô cùng thiết thực và ý nghĩa. Bác chỉ ra rằng, trong lãnh đạo, việc phê bình, nhắc nhở là cần thiết nhưng thái độ và cách phê bình phải hết sức tế nhị và khéo léo.

Để đạt hiệu quả cao nhất, khi người khác có khuyết điểm, không nên phê bình trực tiếp, trước mặt mọi người với những lời lẽ quá mạnh mẽ hoặc xúc phạm. Học theo Bác, chúng ta nên gặp gỡ riêng, phê bình nghiêm khắc nhưng tế nhị, giúp họ hiểu ra lỗi của mình mà không cảm thấy bị xúc phạm ko .

Học theo Bác là quá trình xuyên suốt, lặp đi lặp lại, thực hành nhiều lần và suốt đời chứ không phải một sớm một chiều. Vì vậy, mỗi cán bộ cần quan tâm rèn luyện để có được tính khí hoạt bát, hòa nhã, vui vẻ.

Chúng ta phải luôn giữ sự bình tĩnh, làm chủ và kiểm soát cảm xúc, hành vi, tuyệt đối không được để rơi vào trạng thái nóng nảy, giận dữ “cả giận mất khôn”, làm tổn thương đến những người xung quanh.

Như thế sẽ lưu lại trong ký ức của họ một hình ảnh không tốt đẹp, lời nói của mình, cũng vì thế mà không có tác dụng, thậm chí còn gây mâu thuẫn, mất đoàn kết, tạo ra môi trường làm việc căng thẳng, có xung đột và kéo theo nhiều hành vi thiếu văn minh khác. Vì vậy, trong mọi mối quan hệ, mọi trường hợp cần thật bình tĩnh, xử lý khéo léo tình huống để có được kết quả tốt nhất.

Tăng tính gắn kết, tạo tình đồng nghiệp

Mỗi công chức, viên chức, người lao động dù có thể không dành phần lớn thời gian trong ngày cho cơ quan nhưng thực chất văn phòng, công sở là một cuộc sống vô cùng quan trọng của chúng ta. Vì thế, “cuộc sống công sở” cũng cần được chúng ta chăm chút, tạo dựng sao cho văn minh nhưng ấm áp tình đồng nghiệp, tình người.

Chuyện kể rằng, năm 1950, Bác Hồ đi Chiến dịch Biên giới. Anh em cảnh vệ kiếm được con ngựa, mời Bác cưỡi. Bác bảo: “Chúng ta có 7 người, ngựa chỉ có một con, Bác cưỡi sao tiện”. Anh em cố nài Bác: “Chúng cháu còn trẻ, Bác đã nhiều tuổi, đường xa, công việc nhiều xin Bác lên ngựa cho”.

Bác nói: “Các chú đều khỏe, còn trẻ cả, để đi đường xem các chú có theo kịp Bác không?". Anh em khẩn khoản mãi, không nỡ từ chối, Bác trả lời: “Thôi được, các chú cứ mang ngựa theo để nó đỡ hộ balô, gạo nước và thức ăn. Trên đường đi, ai mệt thì cưỡi. Bác mệt, Bác cũng sẽ cưỡi”.

Bác đã tạo nên một sự bình đẳng, thân tình và động viên mọi người xung quanh khiến cho ai nấy đều cố gắng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát đồn Đông Khê tại Chiến dịch Biên giới 1950
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát đồn Đông Khê tại Chiến dịch Biên giới 1950

Đồng chí Hoàng Tô, nguyên Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam Khu tự trị Việt Bắc kể lại trong tập sách “Bác Hồ sống mãi với chúng ta”, sách do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành câu chuyện cho thấy Người luôn chăm lo cho cấp dưới của mình như những người ruột thịt.

“Tháng 2 năm 1941, Bác Hồ về Pác Bó, để trực tiếp chỉ đạo phong trào và bồi dưỡng cán bộ. Bác cho một số cán bộ huyện Hà Quảng (Cao Bằng) đang hoạt động bí mật ở cùng với Bác…

Cứ mỗi lần có đồng chí rời hang đi công tác là Bác lại lo lắng: Lo sao anh em được bình yên trở về, thoát khỏi mọi sự bất trắc dọc đường. Khi thấy anh em về, Bác vui hẳn lên. Câu đầu tiên Bác nói là hỏi han sức khỏe, sau đó tuyên bố cho anh em nghỉ ngơi, tắm giặt, rồi mới làm việc...

Ở hang nhưng hằng ngày Bác vẫn giữ đúng giờ giấc. Đến giờ, nếu ai ngủ chưa dậy thì Bác khẽ đánh thức. Song, đối với anh em chúng tôi mới đi công tác về, Bác bảo anh em khác phải im lặng, giữ ý từng bước chân, để chúng tôi được ngủ thêm một lúc.

Tôi còn nhớ một lần, đồng chí Đức Thanh đi công tác về bị ốm, nằm liệt giường. Bác buồn lắm. Bác bảo đồng chí Cáp vào rừng lấy lá thuốc về cho đồng chí Thanh uống và xông. Chốc chốc Bác lại đến sờ trán đồng chí Đức Thanh.

Ngồi làm việc ở một góc hang, tôi im lặng theo dõi từng cử chỉ của Bác. Nhìn nét mặt lo âu của Bác, tôi lại nhớ đến lúc còn bé, bị ốm chốc chốc mẹ lại sờ trán tôi, nét mặt vui buồn đều gắn vào độ nóng, lạnh trong người tôi truyền qua bàn tay răn reo của mẹ. Cử chỉ của Bác trong lúc này chẳng khác dáng dấp của mẹ tôi khi xưa.

Những tình cảm sâu sắc của Bác đối với chúng tôi hơn ruột thịt, đã động viên chúng tôi vượt qua mọi khó khăn gian khổ những năm tháng sống trong hang giữa rừng Pác Bó”.

Như vậy, Bác khiến cho những người xung quanh có cảm giác không phải chỉ quan hệ với nhau bởi công việc mà còn được gắn bó với nhau như một gia đình. Với tình cảm này, chúng ta sẽ biết yêu thương, có trách nhiệm với nhau hơn để đạt mục tiêu cuối cùng là hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, phục vụ cho nhân dân, Tổ quốc.

Nhiều năm qua, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan ở Hà Nội còn xây dựng nét văn minh trong công sở bằng việc chia sẻ, giúp đỡ nhau, thương người như thể thương thân, hỗ trợ đồng bào bão lụt, thiên tai.

Những ngày phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, mọi người cũng tích cực chia sẻ, tuyên truyền và thực hiện đúng các khuyến cáo của chính quyền và Bộ Y tế. Điều đó đã góp phần tạo nên một môi trường làm việc hăng say, gắn bó nhưng hết sức đoàn kết và trách nhiệm.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai" Văn học

Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai"

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Một vòng trần ai" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội Văn hóa

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội

TTTĐ - Bằng cách ứng dụng công nghệ, những lễ hội trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của công chúng Thủ đô và nhiều du khách. Đây được cho là dấu hiệu khởi sắc trong tiến trình các quận, huyện của thành phố Hà Nội triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.
Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài Văn hóa

Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài

TTTĐ - Dù công việc khá bận rộn, song doanh nhân kiêm hoa hậu Thu Hoài vẫn duy trì tập luyện các bộ môn thể thao cô yêu thích như: Gym, Yoga, Pilates… Gần đây, bà mẹ 3 con còn gây chú ý khi chơi lại bộ môn golf.
Xem thêm