Thứ ba 03/10/2023 02:06 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn
Để văn hóa ứng xử là “tài sản quý” trao truyền cho con cháu...

Bài 4: Xếp hàng - chuyện không nhỏ

Người Hà Nội -
In bài viết

TTTĐ - Chuyện xếp hàng chờ đến lượt, người đến sau chờ người tới trước tưởng chừng đơn giản, hóa ra vẫn là một việc dễ mà khó. Bởi lẽ, đó đây vẫn còn một số người thiếu ý thức làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

Để văn hóa ứng xử là “tài sản quý” trao truyền cho con cháu... Để văn hóa ứng xử là “tài sản quý” trao truyền cho con cháu...
Bài 2: Ứng xử nơi công cộng - hành động sao cho đẹp? Bài 2: Ứng xử nơi công cộng - hành động sao cho đẹp?
Bài 3: Ứng xử mùa nắng nóng sao cho Bài 3: Ứng xử mùa nắng nóng sao cho "mát người, mát dạ"

Thước đo ý thức

Tại Hà Nội, tình trạng chen lấn, bất chấp quy định xếp hàng vẫn thi thoảng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Xếp hàng có thể coi như là một trong những thước đo ý thức về văn hóa ứng xử nhưng một số người lại xem thường, bỏ quên.

Anh Trần Anh Tú (24 tuổi, ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) kể: “Vừa mới hôm qua, gia đình tôi đưa bố đi khám tại một bệnh viện có tiếng ở Hà Nội. Chúng tôi đã cố gắng đến từ sớm để xếp hàng vào khám trước nhưng vẫn có rất nhiều người đến sau tìm mọi cách chen lên, thậm chí còn đổi lại thứ tự sổ khám. Mặc dù tôi và nhiều người cảm thấy bất bình nhưng không có nhiều người dám lên tiếng vì sợ lỡ việc rồi lại xảy ra to tiếng cãi vã".

Chị Thanh Liễu (26 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Tại công ty mình làm việc cũng thế, đến giờ cơm trưa, ai cũng đói, muốn mình được ưu tiên nên cứ mạnh ai người đó chen vào lấy đồ ăn mà không chịu xếp hàng”.

Trong siêu thị, khi đổ xăng, khi đi chùa hay thậm chí tại bệnh viện, chúng ta vẫn thấy xảy ra cảnh chen lấn, xô đẩy. Người đến sau lại chen lên trước vì không muốn chờ đợi. Người ta không cố chen lên được hàng đầu thì cũng phải hàng hai, ba mà chẳng bận tâm tới những ánh mắt khó chịu của khách đã xếp hàng từ trước.

Người Hà Nội xếp hàng trước nhà vệ sinh công cộng bên hồ Gươm
Người Hà Nội xếp hàng trước nhà vệ sinh công cộng bên hồ Gươm

Có nhiều lý do được đưa ra giải thích cho việc chen ngang, như đang vội, không muốn chờ đợi, sợ thiệt thòi nhưng sâu xa hơn không hẳn là vậy. Quan trọng hơn cả là những người đó thiếu tôn trọng người khác và thiếu tôn trọng chính mình.

Gần 8 giờ sáng tại một ngã tư đường phố, không chịu đứng sau người khác ở vạch chờ đèn đỏ, có những người lại chọn dừng xe ở phần đường dành cho người đi bộ với vô vàn lý do. Do đó, trong đoàn người ngay ngắn xếp hàng, chỉ cần một người phá hàng, sẽ có người thứ hai, thứ ba… và để lại không ít hậu quả.

Trước đây, do bản tính cả nể, không muốn lôi thôi rắc rối, đa phần mọi người khi thấy ai đó chen lấn, phá vỡ trật tự khi xếp hàng, thường chọn cách im lặng, mặc kệ, coi như không phải việc của mình. Cứ như thế, hành vi xấu này cứ lặp đi lặp lại, diễn ra nhiều nơi.

Điều đó khiến cho văn hóa xếp hàng của người Hà Nội nói riêng và người Việt đã bị dư luận lên án lâu nay. Sự chen lấn có lúc đã trở thành thói quen. Hàng ngày ra đường, bạn sẽ dễ dàng thấy được những hình ảnh chen lấn ở các bến xe, bến tàu, khi xếp hàng thực hiện các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh ở bệnh viện và nộp hồ sơ vào trường học cho con cái.

Đặc biệt khi có một chương trình khuyến mãi, giảm giá thì tình trạng chen lấn lại càng được người dân "hưởng ứng" nhiệt tình hơn bao giờ hết.

Nhớ lại hình ảnh hàng nghìn người chen lấn xô đẩy, nữ cũng như nam trèo rào để được tắm miễn phí tại Công viên nước Hồ Tây bất chấp công viên này đã phải đóng cửa vì quá tải khiến chúng ta vẫn chưa khỏi bàng hoàng.

Cũng chỉ vài tháng trước đây, xăng dầu khan hiếm, người người nhà nhà phải chen nhau, đứng đợi rất lâu chỉ để được mua xăng. Đã có chỗ người ta chen nhau, không ai chịu nhường, chẳng cần biết tới trước hay sau, cứ chỗ nào còn trống là chèn vào, cũng chẳng cần biết người khác tới từ bao giờ, phải bóp còi ing ỏi để người ta nhường đường đi.

Nhiều lý do được đưa ra để bao biện cho hành vi chen ngang như đang vội, không muốn phải chờ đợi… Xếp hàng là một trong những thước đo ý thức công dân về văn hóa ứng xử nơi công cộng. Càng ngày, đời sống văn hóa càng đi lên thì ý thức của người dân lại càng phải được nâng lên hơn nữa.

Nếu mỗi người đều tự biết điều chỉnh

Xã hội càng văn minh thì đòi hỏi những người sống trong xã hội ấy cũng phải phát triển, thay đổi để thích nghi, tiến lên cùng nhịp. Xếp hàng, nét văn hóa ứng xử nơi công cộng là việc nhỏ nhưng nếu vẫn để xảy ra tình trạng không quy củ, thiếu ý thức thì lại là việc không nhỏ.

Xung quanh vấn đề này, có nhiều ý kiến được đưa ra phân tích mổ xẻ. Có người quy trách nhiệm cho ngành văn hóa, giáo dục; Có ý kiến cho rằng do tâm lý đám đông… cũng có lập luận chỉ trích ý thức nơi công cộng của một bộ phận người không chịu nhìn ra xung quanh để sống tốt hơn.

Rõ ràng, ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất như chiến tranh, đói kém và gần đây nhất là dịch bệnh COVID-19, chúng ta đã thiết lập được một phản xạ tự nhiên, đó là thấy hàng thì xếp, không tùy tiện nữa. Rõ ràng, suốt thời gian qua, cùng với Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng của thành phố Hà Nội được ban hành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thì những thói xấu chen ngang, vô ý thức đã được cải thiện trông thấy.

Người lớn hãy làm gương và đôi khi còn phải học tập các em nhỏ về ý thức xếp hàng
Người lớn hãy làm gương và đôi khi còn phải học tập các em nhỏ về ý thức xếp hàng

Vậy mà, không phải ai cũng coi đó là việc nên làm. Vẫn có người tìm ra được lý do để bất chấp, miễn được việc của mình thì thôi.

Họ không thể hiểu được rằng, đó không phải là việc của riêng họ. Đó là việc của ý thức nơi công cộng. Đó là thước đo để đánh giá cộng đồng ấy có văn minh hay không...

Khi đứng giữa đám đông, bạn ngang nhiên làm việc không hợp quy chuẩn là đã sai. Đám đông vì ngại va chạm, nhắm mắt cho qua, chịu nhịn, chịu thiệt một chút cũng lại sai thêm. Rồi những người khác, nhìn thấy một người không xếp hàng mà chẳng ai nói gì thì cũng chen, cũng lấn... Như vậy hành động kia đã tạo nên một hiệu ứng xấu nơi công cộng.

Thói quen tốt phải được rèn luyện hàng ngày. Ý thức tốt cũng cần phải được lặp đi, lặp lại liên tục. Tại các cơ quan, công sở trên địa bàn Hà Nội, những tấm bảng khuyến khích người dân thực hiện hành vi văn hóa nơi công cộng luôn được đặt trang trọng, gần tầm mắt để dễ nhìn, dễ thực hiện.

Chính vì thế, mỗi người trước hết hãy tự nâng cao ý thức bản thân, sau đó biết nhìn ra xung quanh để ứng sao cho phù hợp quy chuẩn xã hội. Bên cạnh đó, bản thân mỗi công dân cũng tích cực giám sát, lên án những hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng. Có như thế thì mới góp phần loại bỏ, đấu tranh với cái xấu và nhân lên những hành động đẹp trong xã hội.

(Còn nữa)

Hoàng Bảo
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Ấm áp tình người dìu nhau qua cơn khốn khó...

Ấm áp tình người dìu nhau qua cơn khốn khó...

TTTĐ - Trước sự quan tâm, chia sẻ về vật chất lẫn tinh thần của các thành viên đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô và Ngân hàng HTX Việt Nam, các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn đều bày tỏ sự xúc động: "Xin ghi tạc trong lòng sự đùm bọc, yêu thương của mọi người".
Hãy kể câu chuyện văn hóa một cách sinh động và hấp dẫn

Hãy kể câu chuyện văn hóa một cách sinh động và hấp dẫn

TTTĐ - Bày tỏ sự quan tâm đến những sản phẩm vô cùng sáng tạo dựa trên ứng dụng công nghệ của các nhà thiết kế đang được trưng bày tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, di sản văn hóa chính là nguồn tài nguyên của chúng ta; Hãy biến văn hóa thành “sức mạnh mềm” bằng cách kể chuyện một cách sinh động và hấp dẫn, từ đó truyền tải tới du khách, bạn bè quốc tế những tinh hoa đặc sắc của người Hà thành.
Tin khác
[Xem thêm]
Những mùa trăng về, phố thêm lung linh

Những mùa trăng về, phố thêm lung linh

TTTĐ - Mỗi khi đến mùa trăng, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình tấm áo mới, lung linh rực rỡ hơn hẳn thường ngày. Rằm tháng tám, Tết Trung thu của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến còn đặc biệt hơn nữa bởi những giá trị truyền thống để chúng ta được thưởng trăng đầy nghệ thuật và rất đỗi tự hào.
Người Tây Hồ sẻ chia yêu thương

Người Tây Hồ sẻ chia yêu thương

TTTĐ - Biết 4 người dân Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) thiệt mạng trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Khương Đình, Thanh Xuân), cả hệ thống chính trị từ quận đến phường và người dân trong tổ dân phố số 7 đã đến chia sẻ, hỗ trợ về nhiều mặt.
Tình người trong hoạn nạn lan tỏa giá trị nhân văn

Tình người trong hoạn nạn lan tỏa giá trị nhân văn

TTTĐ - Những ngày này, người dân Thủ đô và cả nước đều đau xót, bàng hoàng trước sự thảm khốc của vụ hỏa hoạn chung cư mini ở ngõ 29 Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) vào đêm 12/9. Trong cơn hoạn nạn này, tình người đã được thể hiện một cách rõ nét, sâu đậm.
Nhiều sáng tạo lan tỏa hai bộ quy tắc ứng xử

Nhiều sáng tạo lan tỏa hai bộ quy tắc ứng xử

TTTĐ - Sau 6 năm triển khai thực hiện quy tắc ứng xử (QTUX) của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và QTUX nơi công cộng, TP Hà Nội đã ghi nhận nhiều cách làm hay, sáng tạo của các quận, huyện, từ đó góp phần xây dựng lối sống thanh lịch, văn minh người Tràng An.
"Hà Nội đáng sống là khi có nhiều không gian dành cho cộng đồng"

"Hà Nội đáng sống là khi có nhiều không gian dành cho cộng đồng"

TTTĐ - Đau đáu với vấn đề mở rộng không gian xanh, không gian công cộng ở Hà Nội, KTS Phạm Trung Hiếu, giảng viên Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng cộng sự đã bắt tay vào thực hiện dự án cải tạo Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Nhà máy Bia Hà Nội và Nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông. Đó là khởi nguồn cho cơ duyên gặp gỡ, trò chuyện của phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô với KTS Phạm Trung Hiếu.
Xem phiên bản di động