Tag

Bài 7: Lập lại trật tự vỉa hè - Cần sự chung tay của người dân

Phóng sự 14/03/2017 09:12
aa
TTTĐ.VN - Việc Hà Nội đồng loạt ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ cho thấy sự quyết liệt của thành phố trong việc lập lại kỷ cương trong công tác quản lý đô thị, vốn từ lâu chưa được coi trọng. Cùng với sự quyết liệt của thành phố, người dân Thủ đô đang đồng thuận chung tay lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè…

Bài 7: Lập lại trật tự vỉa hè - Cần sự chung tay của người dân

>> Tạo đột phá, xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
* Bài 1: Vì sao phải “ rèn” kỷ cương, “xây” tự giác?
* Bài 2: Lãnh đạo quyết liệt, người dân đồng lòng tin tưởng
* Bài 3: Kỷ cương hành chính phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm
* Bài 4: Quyết định sáng suốt, hợp lòng dân
* Bài 5: Quận Ba Đình tích cực đưa kỷ cương hành chính vào nề nếp
* Bài 6: Gian nan "cuộc chiến" giành lại vỉa hè


Bài 7: Lập lại trật tự vỉa hè - Cần sự chung tay của người dân
Tổ công tác đi tuyên truyền, nhắc nhở người dân kinh doanh trên các tuyến phố không lấn chiếm vỉa hè.

Bắt đầu từ ngày 10/3, toàn bộ các quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội đồng loạt ra quân bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị. Các lực lượng chức năng, các đoàn kiểm tra liên ngành kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm theo đúng quy định pháp luật. Công việc này được cho là khá gian nan, là việc phải làm một cách kiên trì, bền bỉ, xuất phát từ thực trạng ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp; tình trạng lấn chiếm hè phố, lòng đường đang xảy ra trên nhiều địa bàn, tuyến phố.

Trước sự ra quân tích cực của lực lượng chức năng, nhiều người dân đã chung tay cùng dọn dẹp đường phố cho sạch sẽ, phong quang hơn. Trên khắp các đường phố của Thủ đô, những tín hiệu vui về một chủ trương đúng đắn của thành phố có thể được cảm nhận thật rõ ràng qua sự nền nếp, trật tự ở mỗi con đường, nét mặt thư thái của những khách bộ hành và đặc biệt là qua sự ghi nhận, ủng hộ của mỗi người dân.

Trong buổi sáng TP đồng loạt ra quân hôm 10/3, mặc dù không có sự hiện diện của lực lượng chức năng, nhưng một số hộ dân sinh sống, kinh doanh ven trục đường Kim Giang (thuộc địa bàn xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì) vẫn tự phá dỡ phần xây dựng vi phạm, chồng lấn vỉa hè của gia đình họ. Các hộ dân tại đây cho biết, mấy ngày trước đó, đại diện chính quyền địa phương đã đến các gia đình tuyên truyền, vận động để mọi người nắm được chủ trương của thành phố trong việc đảm bảo đường thông, hè thoáng, văn minh đô thị. Do đó, họ đã tự giác chấp hành phá dỡ diện tích xây dựng vi phạm trả lại sự thông thoáng, bằng phẳng của vỉa hè.

Thực tế, việc ban hành kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng lòng đường, hè phố và các điểm trông giữ phương tiện đã được thành phố Hà Nội nhiều lần ra quân. Những năm 2013, 2014, 2015, việc lập lại trật tự đô thị đã được thành phố triển khai, qua đó có được nhiều bài học, kinh nghiệm trong việc này. Tuy nhiên, theo như Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung từng thẳng thắn đánh giá, những việc này Hà Nội đã làm nhưng không kiên trì, có những đồng chí lãnh đạo không quan tâm, lúc làm lúc không nên mới dẫn đến tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”.

“Giành lại vỉa hè” cho người đi bộ là một trong những chủ trương lớn của TP. Hà Nội trong năm 2017, thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của thành phố. Lần ra quân này, Hà Nội thực hiện kiên quyết, không ồn ào theo ba bước, vừa tuyên truyền nhắc nhở đến từng hộ gia đình, vừa kiểm tra việc thực hiện của các hộ kinh doanh liên quan vỉa hè, trường hợp không tuân thủ, không thực hiện mới thực hiện sang bước thứ ba là cưỡng chế. Đây là cách làm “riêng” của Hà Nội để người dân thấy phải có ý thức với Thủ đô, ý thức với việc không vứt rác, không lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, trông giữ xe...

Những chỉ đạo quyết liệt để “trả lại vỉa hè”, dành chỗ cho người đi bộ đang được người dân Thủ đô phấn khởi đón nhận và hy vọng. Bà Phùng Minh Hoa, chủ quán cơm phía sau bến xe Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) chia sẻ, dù biết việc lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường sẽ ảnh hướng ít nhiều đến lượng khách của quán, đến cuộc sống mưu sinh của gia đình, nhưng nhận thấy đây là chủ trương đúng, nên bà Hoa vẫn ký cam kết thực hiện và những ngày qua luôn làm đúng những gì mình cam kết.

Hết sức đồng tình với chủ trương và cách làm của thành phố, ông NguyễnVăn Huân, sống tại phố Mã Mây hy vọng thành phố sẽ làm quyết liệt, lâu dài và mỗi người dân sẽ nâng cao ý thức, chung tay cùng thành phố gìn giữ bộ mặt đô thị xanh - sạch - đẹp. Ông Lộc khẳng định sẽ cùng gìn giữ đường phố phong quang, bởi theo ông Lộc “có vỉa hè thoáng thì ai cũng thích”.

Kiên quyết, siết chặt kỷ cương, lại có được sự đồng thuận của người dân, chắc hẳn, sự quyết liệt của Thành phố sẽ không thất bại như những lần trước đây!

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm