Tag

Bài 81: Cán bộ tận tình, người dân hài lòng

Phóng sự 13/09/2017 10:27
aa
TTTĐ.VN - Từ đầu năm đến nay, bộ phận “một cửa” phường Giang Biên (Long Biên, Hà Nội) luôn đảm bảo 100% hồ sơ được giải quyết trước hạn và đúng hạn, không có hồ sơ nào bị chậm. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Giang Biên cũng đã thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của người dân đến làm thủ tục tại bộ phận “một cửa” phường. Kết quả cho thấy 100% người dân đều hài lòng và đánh giá cao thái độ phục vụ của cán bộ.

Bài 81: Cán bộ tận tình, người dân hài lòng

>> Tạo đột phá xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 80: Tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả

Bà Đào Thị Lộc trú tại Tổ dân phố số 1, phường Giang Biên chia sẻ, bà rất ít đến bộ phận “một cửa” (BPMC) của phường để làm các thủ tục hành chính (TTHC). Tuy nhiên, mỗi lần có việc đến đó, bà rất ấn tượng với phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ, rất tận tình, chu đáo.

Còn anh Trần Văn Sơn (quê Hà Tĩnh) cho biết: “Mình mới chuyển về đây được 2 năm. So với nơi cư trú trước đây thì thời gian thực hiện các TTHC tại phường Giang Biên nói riêng và quận Long Biên nói chung đều nhanh hơn nhiều. Hơn nữa, cán bộ BPMC phường Giang Biên luôn có thái độ cầu thị, ôn hòa, tận tình hướng dẫn người dân một cách cụ thể, tỉ mỉ”.


Bài 81: Cán bộ tận tình, người dân hài lòng
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại BPMC phường Giang Biên

Nhiều người dân ở các phường lân cận như Phúc Lợi, Việt Hưng đến phường Giang Biên để làm thủ tục chứng thực cũng đều có chung nhận xét là BPMC ở đây phục vụ rất chuyên nghiệp và luôn tạo thuận lợi nhất cho công dân đến giao dịch. “Tôi đến đây làm mấy lần, thủ tục nào có thể giải quyết ngay thì không mấy khi có lịch hẹn. Có lần, tôi đến làm thủ tục chứng thực để hoàn thiện hồ sơ xin việc, vì hạn cuối nên cần lấy ngay. Lúc ấy, mặc dù đã hết giờ làm việc nhưng cán bộ vẫn vui vẻ giải quyết”, chị Nguyễn Minh Thúy (phường Phúc Lợi, quận Long Biên) chia sẻ.

Theo Phó Chủ tịch UBND phường Giang Biên Đoàn Văn Tình, công tác CCHC theo cơ chế “một cửa” đã và đang tạo bước chuyển biến quan trọng trong đổi mới lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ công chức. Với cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, lãnh đạo UBND phường dễ dàng kiểm tra tiến độ, kịp thời nắm bắt tình hình, đôn đốc, nhắc nhở và tháo gỡ bất cập còn tồn tại. Qua đó, phường có thể phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cá nhân, tránh chồng chéo trong xử lý công việc, tạo môi trường làm việc văn minh, khoa học.

Bên cạnh đó, phường cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân trên địa bàn có thể nhanh chóng tra cứu được các loại giấy tờ cần thiết khi thực hiện các TTHC, từ đó tiết kiệm được thời gian, công sức. Đặc biệt, với phương trâm, “nhanh gọn, thuận tiện”, công dân khi đến với BPMC phường Giang Biên để thực hiện các TTHC sẽ được hỗ trợ tối đa.

Việc áp dụng mô hình “một cửa” và “một cửa liên thông” gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong thực hiện công tác CCHC ở phường Giang Biên đã tạo ra môi trường giao tiếp, làm việc chuyên nghiệp, đem lại sự hài lòng cao nhất cho công dân, tổ chức đến giao dịch. Nguyên tắc “đến trước phục vụ trước, tự động đến đúng quầy giao dịch” được thực hiện bài bản. Ở BPMC được bố trí hệ thống lấy số tự động, công dân đến nộp hồ sơ sẽ ấn nút lấy số chờ đến lượt gọi tên mình. Lãnh đạo phường kiểm soát hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thông qua hệ thống camera giám sát. Nhờ đó, tạo được minh bạch và công bằng, công dân có cảm giác thoải mái.

Thống kê từ đầu năm đến nay, BPMC phường Giang Biên luôn đảm bào 100% hồ sơ được giải quyết trước hạn và đúng hạn, không có hồ sơ nào bị chậm. Đặc biệt, phường Giang Biên đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực tư pháp. Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2017 đã tiếp nhận và xử lý 363 hồ sơ.

Chủ tịch UBND phường Giang Biên Đặng Thúy Vân chia sẻ, việc ứng dụng CNTT vào công tác CCHC nói chung, thực hiện các dịch vụ hành chính công nói riêng không chỉ tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phường sử dụng thành thạo tin học, mà hệ thống này còn giúp các tổ chức, công dân tìm hiểu và làm quen với phương thức giao tiếp văn minh, hiện đại giữa các tổ chức, công dân với cơ quan công quyền.

Từ ngày 1/8/2017 phường đã xây dựng đội ngũ tình nguyện hỗ trợ thực hiện dịch vụ công mức độ 4 trên địa bàn. Theo đó, công dân có nhu cầu thực hiện đăng ký khai sinh, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký khai tử sẽ được tổ tư vấn hỗ trợ thực hiện đăng ký thủ tục qua mạng internet và được trả kết quả tại nhà. Tính đến ngày 20/8, trên địa bàn phường có 16 công dân được nhận kết quả tại nhà.

(còn nữa)



Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm