Tag

Bài 9: Ngành Văn hóa với công nghệ mới

Nhịp sống trẻ 01/02/2018 16:23
aa
TTTĐ - Với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngành Văn hóa Thể thao Du lịch có thể phát triển như một ngành công nghiệp tạo ra của cải vật chất cho xã hội từ việc áp dụng công nghệ cao phát triển du lịch thông minh và các ứng dụng số khác.

Bài 9: Ngành Văn hóa với công nghệ mới

>> Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức với người trẻ
Bài 8: Phát triển du lịch thông minh là tất yếu


Trong vài thập kỉ trước đây, nhiều quốc gia cho rằng: Chỉ cần tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng cơ chế kinh tế thị trường cùng với việc phát triển sử dụng khoa học công nghệ cao là có sự phát triển. Sau một thời gian, các quốc gia đó đạt được một số mục tiêu về tăng trưởng kinh tế nhưng đã vấp phải sự xung đột gay gắt trong xã hội, sự suy thoái về đạo đức, văn hóa ngày càng tăng.

Trên thực tế, cuộc sống hiện đại đi kèm các yếu tố tiêu cực như chủ nghĩa cục bộ, địa phương, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, đề cao quá mức tiện nghi vật chất, xa hoa, lãng phí; sự phát triển chủ nghĩa cá nhân vị kỉ biểu hiện trong lối sống, trong cách ứng xử với cộng đồng. Những tiêu cực này đang ảnh hưởng đến ý thức tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người chúng ta.


Bài 9: Ngành Văn hóa với công nghệ mới
Hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh điều kiện cách mạng 4.0” do Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức

Nếu phát triển nhưng tách khỏi cội nguồn dân tộc thì sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, CNH- HĐH đất nước mà xa rời những giá trị văn hóa truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc.

Hiểu được ý nghĩa đó, Bộ KH&CN và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) có buổi làm việc về tình hình triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ trong việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Chỉ thị số 16/CT-TTg) vào tháng 10/2017. Vấn đề này đã được thảo luận sôi nổi vì sự thay đổi tư duy, cách tiếp cận đối với ngành VHTTDL về một ngành phi vật chất trở thành ngành công nghiệp mang lại giá trị gia tăng với nền tảng từ Cách mạng 4.0. Đây là điều mà ngành VHTTDL đang hướng đến.

Tại buổi làm việc đó, ông Từ Mạnh Lương, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ VHTTDL) đã báo cáo tình hình triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg. Theo đó, Bộ đã hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và đề xuất sản phẩm chủ lực phù hợp với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng 4.0; đề xuất các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của ngành, lĩnh vực mình để tổ chức triển khai phù hợp với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng 4.0 và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ VHTTDL cũng đề xuất các nhóm công việc dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới, gồm: Đẩy mạnh đổi mới công nghệ và triển khai ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi các công nghệ mới phục vụ công tác quản lí nhà nước của Bộ; Nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật để sẵn sàng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu trong hoạt động của các lĩnh vực có liên quan như điện ảnh, mỹ thuật, biểu diễn nghệ thuật, thư viện, phát triển thể dục thể thao cho mọi người, huấn luyện thể thao chuyên nghiệp...

Bộ VHTTDL cũng đẩy mạnh xây dựng dữ liệu số của ngành (di sản văn hóa, dữ liệu về quyền tác giả và quyền liên quan theo thông lệ quốc tế...), đổi mới công nghệ lưu trữ và khai thác dữ liệu, tích hợp các ứng dụng nhằm cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến, cung cấp thông tin chính thống đến người dân và doanh nghiệp; Xây dựng hệ thống thông tin tổng thể phục vụ quản lí ngành du lịch, kết nối giữa Tổng cục Du lịch, Bộ VHTTDL, cơ quan quản lí Nhà nước ở địa phương, các cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên du lịch… liên thông với các lĩnh vực liên quan khác theo định hướng xây dựng Chính phủ điện tử. Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ đáp ứng xu thế phát triển của lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch. Tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ nhằm tiếp cận, ứng phó với xu thế phát triển của Cách mạng 4.0 và các lĩnh vực có liên quan của các nước tiên tiến.

Cũng theo ông Lương, Bộ VHTTDL đã lấy ý kiến đóng góp về sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch. Trên cơ sở đó, dự thảo "Định hướng và danh mục các sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh của ngành văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2017 - 2020" đã được soạn thảo. Với Dự thảo này, ngành VHTTDL sẽ chú trọng đến lĩnh vực du lịch thông minh để tạo sản phẩm lợi thế cạnh tranh trên nền tảng GIS, công nghệ thực tế ảo, lưu trữ, kết nối và khai thác dữ liệu lớn... Dự kiến năm 2018, danh mục này sẽ hoàn thiện và bắt tay sản xuất những sản phẩm chủ lực đầu tiên.

PGS.TS Lê Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật cho rằng, với cách hiểu trước đây, ngành VHTTDL chỉ là ngành phi sản xuất, không tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Cách hiểu đó đã quá lạc hậu. Với cách tiếp cận mới cũng như thực tế đã chứng minh, ngành VHTTDL của nhiều quốc gia đã tiến tới phát triển nền công nghiệp văn hóa mà điển hình Hàn Quốc. Có những lĩnh vực tưởng chừng như chỉ có giá trị tinh thần như di sản, tư liệu... nếu kết hợp với công nghệ số có thể là nguồn tài nguyên trong bối cảnh Cách mạng 4.0.

Với ngành công nghiệp văn hóa cần 3 nền tảng chính là công nghệ, nội dung và tổ chức sản xuất. Tất cả những nền tảng này đều cần sự sáng tạo, đổi mới không ngừng, đặc biệt khâu tổ chức sản xuất sẽ bị tác động trực diện nhất. Với Cách mạng 4.0, từ khâu sản xuất, phân phối đến tiêu dùng đều theo cách mới.

Một vấn đề cũng là thách thức khi tiếp cận Cách mạng 4.0 chính là công tác thống kê hiện nay đang rất kém. Hạ tầng công nghệ tốt nhưng công tác thống kê không theo kịp thì chắc chắc không thể nghĩ đến nền công nghiệp văn hóa. Đồng quan điểm này, đại diện Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) cho rằng, xác định sản phẩm chủ lực của ngành VHTTDL không chỉ dựa trên tiêu chí gia tăng giá trị mà làm giảm chi phí đầu vào, bớt sử dụng tiền đầu tư từ Nhà nước. Đại diện Cục Di sản văn hóa thì cho rằng, sản phẩm chủ lực của ngành VHTTDL cần chia làm nhiều cấp độ nhưng phải làm sao tạo được sự kết nối, chia sẻ với các lĩnh vực của Bộ.

(Còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Cảm xúc đong đầy “Tháng Ba biên giới” Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Cảm xúc đong đầy “Tháng Ba biên giới”

TTTĐ - Trong những ngày tháng 3, Tuổi trẻ Đà Nẵng đã có chuyến hành trình “Tháng Ba biên giới” đầy ý nghĩa, thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc với cảm xúc yêu thương mãi đọng lại với người dân nơi đây.
Ấn tượng đẹp màu áo xanh tình nguyện Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Ấn tượng đẹp màu áo xanh tình nguyện

TTTĐ - Những ngày tháng Ba, màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ Bình Thuận có mặt ở khắp các xã, phường, thị trấn… với nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực vì cộng đồng.
Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân xung kích lập công, tô hồng truyền thống Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân xung kích lập công, tô hồng truyền thống

TTTĐ - Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân đặt mục tiêu 100% cán bộ, đoàn viên thanh niên thực hiện hiệu quả chương trình rèn luyện năm 2024, xung kích, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
“Đâu khó” có… tuổi trẻ Năm Thanh niên tình nguyện 2024

“Đâu khó” có… tuổi trẻ

TTTĐ - Với các hoạt động có ý nghĩa thiết thực hướng tới cộng đồng, phong trào thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Ngãi thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia và để lại hình ảnh tốt đẹp về màu áo xanh tình nguyện.
Ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn

TTTĐ - Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Quảng Nam đồng loạt triển khai các chương trình, dự án, hoạt động tình nguyện đa dạng, đổi mới; đặc biệt là phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn.
Tuổi thanh xuân rực rỡ, truyền cảm hứng tích cực Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi thanh xuân rực rỡ, truyền cảm hứng tích cực

TTTĐ - Một chàng trai kiên định để thành công trong nghề nghiệp; một người trẻ bằng tình yêu thương đã mang đến bao việc có ích cho cộng đồng… Tất cả đã góp phần tạo nên một đất nước với nhiều người tốt và những điều tử tế, viết nên tuổi thanh xuân rực rỡ, đáng nhớ cho bản thân.
Những “hạt giống đỏ” nảy mầm từ công tác Đoàn - Hội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những “hạt giống đỏ” nảy mầm từ công tác Đoàn - Hội

TTTĐ - Đến từ nhiều vị trí khác nhau nhưng những cán bộ Đoàn có một điểm chung là năng động, nhiệt huyết, thông minh và sáng tạo. Bằng hành động cụ thể, thiết thực, họ đã mang lại giá trị tích cực, là nguồn cảm hứng về sức trẻ năng động với cộng đồng.
Dấu ấn sức trẻ trên các công trình Tôi yêu Hà Nội

Dấu ấn sức trẻ trên các công trình

TTTĐ - Phủ xanh nhiều góc phố, cơ quan nhằm bảo vệ môi trường đô thị, quảng bá sản phẩm địa phương theo cách của người trẻ… tất cả đã thổi một luồng gió mới góp phần làm thay đổi diện mạo Thủ đô.
Những năm tháng hào hùng Tôi yêu Hà Nội

Những năm tháng hào hùng

TTTĐ - Bước ra từ khói lửa chiến tranh, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tiến Hà luôn xúc động khi nhớ về những năm tháng cách mạng quyết liệt. Ông là người truyền lửa cho thế hệ ngày nay qua ký ức lịch sử hào hùng.
Nhiều hoạt động sôi nổi đậm bản sắc Việt Nhật Camera 360 trẻ

Nhiều hoạt động sôi nổi đậm bản sắc Việt Nhật

TTTĐ - Ngày 31/3, Trường Đại học Việt Nhật (VJU) - Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức Ngày hội “VJU Open Campus” năm 2024, hướng tới kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Trường Đại học Việt Nhật (21/7/2014 - 21/7/2024).
Xem thêm