Tag

Bài 93: Nhiều chuyển biến đáng ghi nhận

Phóng sự 13/10/2017 15:10
aa
TTTĐ.VN - Năm 2017, công tác cải cách hành chính của Thủ đô đã được triển khai toàn diện, tạo những chuyển biến tích cực. Những thành quả đó đã được doanh nghiệp và người dân đánh giá cao.

Bài 93: Nhiều chuyển biến đáng ghi nhận

>> Tạo đột phá xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 92: Vinh danh 10 Công dân Thủ đô ưu tú 2017


Thủ tục hành chính ngày càng đơn giản, dễ thực hiện, cán bộ phục vụ nhân dân với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật cao là những mục tiêu được TP Hà Nội thực hiện có hiệu quả trong 9 tháng đầu năm 2017. Bên cạnh việc thường xuyên cập nhật các quy định của Chính phủ, bộ chuyên ngành, thành phố đã chủ động tiến hành rà soát, đánh giá, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các thủ tục không còn phù hợp.

Hiện nay, tổng số thủ tục hành chính (TTHC) của TP Hà Nội là 1.856 thủ tục. Tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố có thủ tục hành chính giao dịch với tổ chức và công dân đã xây dựng và ban hành quy trình giải quyết theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; thực hiện tốt các nội dung quy định công khai về: Thủ tục, thời gian làm việc, kết quả giải quyết, kênh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị… 30/30 quận, huyện, thị xã và 11/24 đơn vị khối sở, ngành đã thực hiện Đề án “Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện việc khảo sát, đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước thuộc TP Hà Nội”.

Bài 93: Nhiều chuyển biến đáng ghi nhận
Người dân làm thủ tục tại bộ phận “một cửa” quận Long Biên

Thực hiện chủ trương cải cách hành chính, nhiều cơ quan, đơn vị đã có mô hình hay, cách làm mới, được người dân, cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận. Nếu như Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, triển khai Đề án “Cơ quan đăng ký kinh doanh thân thiện” thì Sở Thông tin và Truyền thông lại triển khai mô hình “3 không, 4 luôn” (không gây phiền hà, sách nhiễu; không bổ sung hồ sơ quá một lần; không trễ hẹn…

Tại quận Long Biên, UBND các phường trực giải quyết thủ tục hành chính đăng ký khai tử không quá 30 phút và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đăng ký khai sinh kết hợp chúc mừng, lồng ghép tuyên truyền về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh. Quận Bắc Từ Liêm triển khai lịch công tác điện tử, mô hình “tổ dân phố điện tử”. Huyện Đan Phượng tổ chức chấm điểm đánh giá hằng tháng đối với bộ phận “một cửa” của UBND các xã, thị trấn và cán bộ, công chức, viên chức…

Ở quận Hai Bà Trưng, công tác rà soát các văn bản hành chính thông thường được thực hiện thường xuyên, kịp thời và đi vào nề nếp. Về giải quyết TTHC, 100% các TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giảỉ quyết của UBND quận, các phòng chuyên môn đều được tiếp nhận và trả kết quả tại một đầu mối duy nhất tại bộ phận “một cửa” theo đúng quy định của thành phố. Các phòng chuyên môn đều có TTHC được đăng ký rút ngắn thời gian giải quyết so với quy định.

Theo báo cáo của Sở Nội vụ Hà Nội, tính đến nay hệ thống dịch vụ công trực tuyến của thành phố đã có 5.273 cán bộ được cấp tài khoản tham gia, có trên 5,2 triệu lượt truy cập, tỷ lệ hồ sơ giao dịch qua mạng đạt trên khoảng 94%. Tỷ lệ hồ sơ giao dịch qua mạng của một số dịch vụ công trực tuyến đạt kết quả cao thuộc lĩnh vực Tư pháp khối quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn (đạt trên 90%), Đăng ký kinh doanh (trên 75%), Thuế (trên 97%), Hải quan (100%), Bảo hiểm xã hội (trên 80%), hộ chiếu phổ thông (trên 80%), Thông tin và Truyền thông (90%).

Hà Nội cũng đã triển khai đồng bộ 81 dịch vụ công trực tuyến tới 168 phường, 12 quận và 10 sở, nâng tổng số dịch vụ công trực tuyến của Thành phố hiện lên 391 dịch vụ công mức độ 3, 4 đạt gần 20,4% tổng số TTHC của cơ quan nhà nước.

Để có được những đánh giá tốt từ cộng đồng doanh nghiệp, người dân, từ đầu năm 2017 - Năm kỷ cương hành chính, TP Hà Nội đã quyết liệt tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, chú trọng vào đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trên cơ sở “5 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả) và gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả thực hiện của từng cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, thành phố đã xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm kỷ cương hành chính của một số cán bộ, công chức; do đó, được dư luận đồng tình, đánh giá cao.

Trong những tháng cuối năm 2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu, các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, kế hoạch của UBND thành phố về chấn chỉnh lề lối, tác phong, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ. Song song với việc xử lý nghiêm các vi phạm, cần chú trọng phát hiện những mô hình hay, cách làm hiệu quả để khen thưởng, nhân rộng, tạo bước đột phá trong cải cách hành chính tại Thủ đô.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm