Tag

Bánh chưng - món ăn cổ truyền ngày Tết nhưng người mắc bệnh mãn tính không nên ăn

Chung tay vì an toàn thực phẩm 31/01/2022 19:41
aa
TTTĐ - Bánh chưng là một món ngon bổ dưỡng không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán nhưng nhiều người mắc các bệnh mãn tính không nên ăn nhiều kẻo gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Gói truyền thống trong chiếc bánh chưng ngày Tết Gói bánh chưng ngày Tết - nét đẹp truyền thống của người Việt Rộn ràng không khí Tết trên khắp các miền quê Việt Nam Dân mạng thi nhau khoe ảnh gói bánh chưng “bé xíu" đón Tết

Mỗi khi Tết đến xuân về, người Việt dù có đi đâu cũng không bao giờ thiếu bánh chưng, bánh tét trong mâm cỗ Tết cổ truyền.

Dù giàu hay nghèo nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng bánh giầy trong tâm thức người Việt là truyền thống "uống nước nhớ nguồn". là món ăn đặc trưng của dân tộc trong những ngày đầu năm mới.

Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.

Cả gia đình quây quần gói bánh chưng
Cả gia đình quây quần gói bánh chưng

Được phối hợp tổng hòa nhiều mùi vị như thơm dẻo của gạo nếp, ngọt bùi của đậu xanh, vị béo ngậy của thịt mỡ và mùi thơm đặc trưng của tiêu, hành, lá dong. Đây là sự kết hợp tương đồng rất khoa học và sáng tạo phù hợp nhu cầu dinh dưỡng nhiều lứa tuổi.

Tuy nhiên, đối với nhiều người béo phì, mắc bệnh mãn tính không nên ăn quá nhiều bánh chưng trong những ngày Tết.

Bánh chưng vốn đã có lượng calo cao, có sẵn mỡ, khi rán lại ngấm thêm nhiều dầu mỡ nên dễ làm tăng cân và không tốt cho các bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh thận, người bị bệnh lý dạ dày...

Thông thường, một chiếc bánh chưng vuông cỡ vừa được chia làm 8 miếng. Mỗi miếng sẽ có trọng lượng khoảng 114g, cung cấp 309 kcal, tương đương với một bát cơm đầy có kèm thức ăn.

Hơn nữa, bánh chưng còn chứa hàm lượng đường cao, khiến mỡ tích tụ trong cơ thể nhiều hơn bình thường. Vì vậy, những người béo phì hoặc đang ăn kiêng để giảm cân thì không nên ăn bánh chưng trong ngày Tết. Trái lại, bánh chưng sẽ thích hợp với người gầy, người muốn tăng cân, suy dinh dưỡng.

Bánh chưng là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có hàm lượng đường cao. Ăn quá nhiều bánh chưng sẽ vô tình làm tăng lượng đường trong cơ thể. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều bánh chưng để tránh gây tổn hại đến sức khỏe.

Do có lượng chất béo cao nên ăn bánh chưng quá nhiều sẽ khiến lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, dễ gây ra bệnh mỡ máu cao, ảnh hưởng tới tim mạch.

Hơn nữa, lượng đường sucrose trong bánh chưng cũng làm tăng huyết áp, có lẽ là do đường làm tăng sản xuất adrenaline gây co mạch và ứ muối dẫn đến tăng huyết áp. Đó chính là lý do nhưng người mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch nên hạn chế ăn bánh chưng trong những ngày Tết.

Bánh chưng - món ăn cổ truyền ngày Tết nhưng người mắc bệnh mãn tính không nên ăn
Ảnh minh hoạ

Bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh, những thực phẩm không tốt cho người đau dạ dày, vì 2 nguyên liệu này dễ khiến người bệnh bị đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu,… Vì vậy, người có tiền sử bị đau dạ dày không nên ăn quá nhiều đồ nếp cũng như bánh chưng để tránh gặp phải những tình trạng khó chịu kể trên.

Tuy cung cấp năng lượng rất lớn do có đủ 3 nhóm thực phẩm gồm gạo nếp (nhóm bột đường); đỗ xanh, thịt lợn (nhóm chất đạm, nhóm chất béo)… nhưng tỉ lệ dinh dưỡng trong bánh chưng vẫn chưa cân đối. Vì vậy, khi ăn bánh chưng nên bổ sung thêm rau, củ quả để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tránh bị tăng cân.

Bánh chưng được làm từ gạo nếp, khó tiêu, không nên ăn vào buổi tối để tránh khiến bụng bị khó chịu, gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa, ăn bánh chưng vào buổi tối cũng sẽ khiến chất béo không được tiêu thụ hiệu quả, gây tích mỡ bụng.

Dưa hành muối ăn kèm sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa bánh chưng diễn ra nhanh chóng hơn, từ đó tốt cho hệ tiêu hóa và tránh tăng cân. Tuy nhiên, những người mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch không nên ăn bánh chưng kèm dưa hành muối, vì dưa hành muối có chứa lượng muối cao, không tốt cho sức khỏe.

Đọc thêm

Vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm ra sao? Instant Article (Facebook)

Vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm ra sao?

TTTĐ - Liên quan vụ hàng trăm thực khách ngộ độc hàng loạt sau khi ăn tại quán cơm gà Trâm Anh (TP Nha Trang), cơ quan chuyên môn đã phát hiện nhiều mẫu bệnh phẩm cấy từ phân của bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Salmonella.
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc cơm gà hơn 200 trăm người nhập viện Instant Article (Facebook)

Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc cơm gà hơn 200 trăm người nhập viện

TTTĐ - Liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm gà tại quán Trâm Anh (đường Bà Triệu, Nha Trang) khiến 222 người phải nhập viện, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Khánh Hòa chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tích cực điều trị cho bệnh nhân.
Ngộ độc "kẹo yêu" tăng khoái cảm chứa chất cấm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngộ độc "kẹo yêu" tăng khoái cảm chứa chất cấm

TTTĐ - Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân B.X.T (51 tuổi, ở Hà Nội) bị đau nhức cơ vùng đùi, ngộ độc sau khi ăn một loại kẹo có tên "Kẹo sâm Hamer Ginseng & Coffee" để tăng khoái cảm.
"Tuýt còi" nhiều thực phẩm chức năng giảm béo chứa chất cấm Chung tay vì an toàn thực phẩm

"Tuýt còi" nhiều thực phẩm chức năng giảm béo chứa chất cấm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố, hàng loạt sản phẩm bổ thận, tăng cường sinh lý, giảm béo có chứa chất cấm.
Bài 4: Đừng để "ôm họa" mới ân hận Chung tay vì an toàn thực phẩm

Bài 4: Đừng để "ôm họa" mới ân hận

TTTĐ - Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra khi người tiêu dùng ăn phải thực phẩm có chứa độc tố, hóa chất hoặc tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng… Mặc dù các biến chứng do ngộ độc thực phẩm rất hiếm gặp nhưng trong một số trường hợp có thể gây tử vong. Đáng lo ngại, không ít bà nội trợ vẫn còn tâm lý thờ ơ, xem nhẹ tính mạng của chính bản thân và gia đình.
Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"?

TTTĐ - Câu chuyện về thực phẩm bẩn được âm thầm đưa vào thị trường tiêu thụ vẫn gây nhức nhối nhiều năm qua. Đáng buồn hơn, không ít người vẫn vì "ham rẻ" sẵn sàng tiêu thụ không màng đến nguồn gốc không rõ ràng của các loại thực phẩm được dùng để chế biến.
Bài 2: Đồ ăn online "khuất mắt trông coi" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Bài 2: Đồ ăn online "khuất mắt trông coi"

TTTĐ - Hiện nay, nhiều người tiêu dùng có thói quen tìm mua các mặt hàng như rau, củ, quả tươi, đồ khô, thịt, thủy hải sản… trên hệ thống online. Thực tế, đi kèm với tiện ích, “chợ online” ẩn chứa không ít rủi ro bởi nguy cơ mất an toàn thực phẩm, đáng lo ngại việc quản lý chất lượng thực phẩm trên chợ “ảo” cũng rất khó khăn.
Hà Nội đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Trong năm 2024, Hà Nội yêu cầu các đơn vị chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền an toàn thực phẩm

TTTĐ - Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, chủ động trong việc bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi người tiêu dùng, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tuyên truyền công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2024.
Chế độ ăn uống sai của bệnh nhân tiểu đường dễ gây biến chứng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chế độ ăn uống sai của bệnh nhân tiểu đường dễ gây biến chứng

TTTĐ - Thời điểm sau Tết, khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân đái tháo đường. Số ca nhập viện cấp cứu do biến chứng nặng tăng lên so với cùng kỳ các năm trước.
Xem thêm