Tag

Bạo hành trong gia đình công nhân: Im lặng không phải là giải pháp

Camera 360 trẻ 08/04/2016 05:17
aa
TTTĐ - Mất việc, căng thẳng, không có tiền, ốm đau, rượu bia, cờ bạc, nghiện ngập, ghen tuông… là những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ bạo lực gia đình trong công nhân lao động. Nạn nhân chủ yếu của những vụ bạo hành là chị em và họ thường cam chịu, phó mặc cho số phận…

Bạo hành trong gia đình công nhân: Im lặng không phải là giải pháp

TTTĐ - Mất việc, căng thẳng, không có tiền, ốm đau, rượu bia, cờ bạc, nghiện ngập, ghen tuông… là những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ bạo lực gia đình trong công nhân lao động. Nạn nhân chủ yếu của những vụ bạo hành là chị em và họ thường cam chịu, phó mặc cho số phận…

Kiếp đời chị Mỵ

Chị Hà Thị Thu, 30 tuổi (làm việc tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa- Hà Nội) kết hôn cùng anh Lê Trọng Mạnh, 35 tuổi (Phú Xuyên, Hà Nội) được 7 năm. Anh Mạnh là con trai một trong gia đình trung lưu nên được bố mẹ nuông chiều từ bé. Còn chị Thu sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo ở Thanh Hóa. Học hết lớp 9, chị đã phải tự thân lập nghiệp, đi làm thuê, bươn chải kiếm sống.

Tình yêu của hai người bắt đầu khi chị Thu và anh Mạnh cùng làm công nhân. Sau 2 năm yêu nhau, họ làm đám cưới. Lấy nhau rồi, hai người bắt đầu xảy ra mâu thuẫn và bộc lộ sự khác biệt trong cách sống. Anh Mạnh phụ thuộc vào bố mẹ, chẳng chịu làm việc gì, kể cả cắm nồi cơm hay dọn dẹp nhà cửa. Từ ngày cưới, mọi việc trong gia đình đều đến tay chị Thu, không có sự chia sẻ nào từ phía anh Mạnh. Mẹ chồng bênh con trai, hằn học nàng dâu. Nhiều lúc đi làm tăng ca về mệt, chị Thu nhờ chồng giúp việc nhà, ngay lập tức bà quát mắng và không đồng ý.

Tủi thân, chị Thu không biết chia sẻ cùng ai đành lên mạng xã hội facebook đăng vài dòng tâm sự vu vơ, cứ ngỡ chồng biết sẽ hiểu và sẻ chia gánh nặng tâm lí cùng vợ. Nào ngờ, anh Mạnh biết lại mắng nhiếc, chửi chị thậm tệ và đánh đấm vợ không thương sót.

“Ức chế, nên khi mẹ chồng bênh chồng quá đáng, tôi đã cãi lại. Từ đó, cuộc sống của tôi như trong địa ngục. Chồng chửi, thậm chí đánh đập. Lúc nào tôi cũng trong tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Tôi từng nghĩ đến li hôn, nhưng thương con, thương bố mẹ ở quê, sợ bạn bè gièm pha... nên đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, chị Hà Thị Thu chia sẻ.

Cùng cảnh bị chồng bạo hành, chị Lê Ngọc Lan, 28 tuổi (Khu công nghiệp Hanel- Long Biên, Hà Nội) hai năm nay phải chịu đựng cuộc sống hôn nhân đầy nước mắt. Chồng chị Lan ham mê cờ bạc,mỗi năm ít nhất một lần anh thông báo nợ khoảng 100 triệu đồng.

Bạo hành trong gia đình công nhân: Im lặng không phải là giải pháp

Ảnh minh họa.

Kết hôn được 4 năm, chỉ hai năm đầu gia đình êm ấm.Bây giờ, chị nai lưng làm việc lấy tiền trả nợ cho chồng và nuôi con nhỏ. Chồng chị Lan là lái xe, hàng tháng lĩnh lương, anh không đưa cho chị đồng nào mà còn lừa dối, đem các loại giấy tờ, vật dụng quan trọng trong nhà đi cầm cố. Đã vậy, anh không biết chia sẻ với vợ và còn cục cằn, gia trưởng. Nhiều lần chị Lan bị chồng đánh đến ngất. Chị phân trần: “Tôi làm công nhân được 3 năm, chăm chỉ tăng ca, làm thêm nên thu nhập khá hơn nhiều công nhân mới. Số tiền công hàng tháng của tôi cũng đủ để hai mẹ con sống. Tôi định li hôn, nhưng sợ không được nuôi con vì không có nhà, công việc không ổn định. Hơn nữa, lại sợ “lời ong tiếng ve” nên cứ duy trì cuộc hôn nhân đầy nước mắt”.

Còn với Nguyễn Thu Hà, 27 tuổi (Khu công nghiệp Bắc Thăng Long- Đông Anh Hà Nội) tiếng có chồng nhưng vẫn phải nuôi con một mình vì chồng thất nghiệp bỏ nhà đi cờ bạc. Chơi bài bạc trắng tay, mỗi khi về nhà xin tiền không được, anh ta “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với vợ. “Cuộc sống công nhân xa nhà đã vất vả lại nơm nớp lo chồng đánh đập, không biết tôi còn chịu đựng được đến khi nào”, Hà chia sẻ.

Tránh “bão”

Lý giải về bạo hành gia đình trong các gia đình công nhân Việt, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, nhận định: “Cuộc sống khó khăn, áp lực công việc, cơm áo gạo tiền nên nhiều vụ bạo hành xảy ra với các gia đình công nhân lao động trẻ”.

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, hầu hết các nạn nhân đều cam chịu, không muốn tố cáo, sợ “vạch áo cho người xem lưng”. Nhiều nữ công nhân bị chồng đánh bầm mặt, phải xin nghỉ làm một vài ngày, thậm chí phải nhập viện, nhưng số chị em nhờ cơ quan chức năng giải quyết lại rất ít. Tuy vậy nhưng họ lại coi các vụ bạo lực gia đình như chuyện của gia đình nên chịu thiệt thòi và tự đánh mất quyền lợi của mình.

“Khi bị bạo hành, những người vợ như chúng tôi không dám lên tiếng, vì sợ nếu nói ra thì con sẽ không sống được với lời đàm tiếu của thiên hạ. Một người vợ bị chồng đánh đập, ngay lập tức nhiều người nghĩ rằng lỗi là do người đàn bà. Vì thế, nhiều nạn nhân thà im lặng còn hơn là khiến mọi việc vỡ lở, họ sẽ không biết đi đâu để sống.

"Tôi chỉ mong trước mỗi sự kiện, chúng ta đừng vội buông ra một lời nào đó làm tổn thương người khác, dù là ngoài đời hay trên mạng xã hội", chị Hậu – một công nhân KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) lên tiếng.

Dư luận xã hội thực sự là một sức ép với nạn nhân của các vụ bạo hành. Vậy để đẩy lùi bạo hành trong các gia đình công nhân, theo các chuyên gia tâm lí, kiến thức về hôn nhân gia đình, bình đẳng giới rất cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ. Ông Đinh Quốc Toản, Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội chia sẻ: “Việc tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trong gia đình rất cần cho nam giới, để họ hiểu về luật, tâm tư, tình cảm của phụ nữ”.

Để giảm thiểu nạn bạo hành gia đình công nhân, các tổ chức, đặc biệt là Công đoàn cần tích cực hơn giúp người lao động hiểu thế nào là bạo lực gia đình. Công nhân nam cần nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, tránh để xảy ra bạo hành. Còn công nhân nữ thấy được tầm quan trọng, vai trò của người vợ, người mẹ.

“Thời gian tới, Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội sẽ tập trung tuyên truyền bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình trong công nhân lao động đặc biệt cho nam công nhân”, ông Đinh Quốc Toản, Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho hay.

Bình Minh

Tin liên quan

Đọc thêm

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp “chắp cánh tương lai” Camera 360 trẻ

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp “chắp cánh tương lai”

TTTĐ - Sáng 25/3, Đoàn trường THPT Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/2024) và Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh năm 2024.
Miss & Mister TMU Elegance 2024: Dấu ấn của tuổi trẻ Thương Mại Camera 360 trẻ

Miss & Mister TMU Elegance 2024: Dấu ấn của tuổi trẻ Thương Mại

TTTĐ - Đêm chung kết cuộc thi Miss & Mister TMU Elegance 2024 vừa diễn ra thành công tại Đại học Thương mại.
Nam sinh Việt Nhật chia sẻ “chìa khoá” mở học bổng Camera 360 trẻ

Nam sinh Việt Nhật chia sẻ “chìa khoá” mở học bổng

TTTĐ - Nguyễn Duy Anh, sinh viên năm thứ 3, trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội là chàng trai trẻ có tài “rinh” nhiều học bổng. Hiện tại, cậu theo chuyên ngành Nhật Bản học, định hướng Kinh tế - Quản lý.
Chung dòng Mê Kông Camera 360 trẻ

Chung dòng Mê Kông

TTTĐ - Ngày 25/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Sinh viên tỉnh phối hợp cùng Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Bình Dương và trường Đại học Bình Dương và tổ chức chương trình Chung dòng Mê Kông tỉnh Bình Dương lần thứ XII năm 2024. Chương trình thu hút hơn 1.000 sinh viên, thanh niên Việt Nam - Lào - Campuchia tham gia.
Sôi động ngày hội "Tiến bước lên Đoàn” Camera 360 trẻ

Sôi động ngày hội "Tiến bước lên Đoàn”

TTTĐ - Sáng 25/3, Hội đồng Đội thành phố Thủ Dầu Một đã tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn” năm học 2023 - 2024 tại Liên đội trường THCS Nguyễn Văn Cừ.
Thanh niên Hancorp tổ chức giải bóng đá gây Quỹ Trái tim cho em Camera 360 trẻ

Thanh niên Hancorp tổ chức giải bóng đá gây Quỹ Trái tim cho em

TTTĐ - Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp) đã tổ chức Giải bóng đá và phát động ủng hộ Quỹ Trái tim cho em (tài trợ các ca mổ tim cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn).
5 triệu đội viên, thiếu niên tham dự ngày hội “Tiến bước lên Đoàn” Camera 360 trẻ

5 triệu đội viên, thiếu niên tham dự ngày hội “Tiến bước lên Đoàn”

TTTĐ - Ngày hội “Tiến bước lên Đoàn” được tổ chức đồng loạt tại hơn 10.000 trường trung học cơ sở trên cả nước với sự tham gia của 5 triệu đội viên, thiếu niên. Đây là hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024).
Để trẻ em gái tự tin thể hiện tiếng nói của bản thân... Camera 360 trẻ

Để trẻ em gái tự tin thể hiện tiếng nói của bản thân...

TTTĐ - Sau thời gian triển khai, chương trình “Quyết định ở chúng mình - Girls Decide” (thuộc Chiến dịch “Thế hệ hy vọng”) đã mang đến hiệu quả tích cực. Trẻ em gái được thụ hưởng chương trình tự tin hơn, dám thể hiện tiếng nói của bản thân.
250 thí sinh xuất sắc tranh tài tại cuộc thi thiết kế đồ họa Camera 360 trẻ

250 thí sinh xuất sắc tranh tài tại cuộc thi thiết kế đồ họa

TTTĐ - Vòng loại quốc gia cuộc thi “Vô địch thiết kế đồ họa thế giới - ACP” năm 2024 quy tụ 250 thí sinh xuất sắc được tuyển chọn từ 60 đội tuyển của trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và học viện trên cả nước. 5 thí sinh xuất sắc nhất mỗi bảng sẽ bước vào vòng chung kết để tranh tài giành 1 trong 3 suất tham dự vòng chung kết thế giới diễn ra cuối tháng 7/2024 tại Mỹ
Gen Z làm gì để trở thành thế hệ công dân sáng tạo? Camera 360 trẻ

Gen Z làm gì để trở thành thế hệ công dân sáng tạo?

TTTĐ - Sinh ra trong một thời đại với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, với những thế mạnh vốn có, thế hệ Z đang phát huy năng lực của bản thân với những hình thức thể hiện mới mẻ và táo bạo, vươn mình trở thành những công dân đầy sáng tạo.
Xem thêm