Tag

Bảo quản nông sản sau thu hoạch đúng cách để đảm bảo nguồn dinh dưỡng

Nông thôn mới 03/12/2021 10:00
aa
TTTĐ - Việc bảo quản nông sản sau thu hoạch luôn là công đoạn quan trọng giúp nông sản không bị ẩm mốc, hư hỏng, sâu mọt, côn trùng phá hoại dẫn đến hao hụt, ảnh hưởng đến chất lượng. Do đó, người dân cần có phương án bảo quản khoa học, phù hợp với từng loại nông sản theo từng mùa vụ khác nhau.
Hanoi Agriculture 2021: Cơ hội xuất khẩu nông sản Việt qua hệ thống Tập đoàn AEON Mô hình nông nghiệp dinh dưỡng hỗ trợ người dân Định Hóa từng bước thoát nghèo Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng cho người dân tỉnh Quảng Trị Giải pháp cải thiện dinh dưỡng cho bà con vùng nông thôn và miền núi Giải pháp cải thiện dinh dưỡng cho trẻ thấp, còi ở Việt Nam

Bảo quản nông sản sau thu hoạch theo cách truyền thống

Từ xưa đến nay, việc bảo quản nông sản gồm lúa, ngô, khoai, sắn… sau thu hoạch luôn là một trong những công đoạn quan trọng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của các loại sản phẩm. Tùy vào điều kiện, thời tiết của từng địa phương, người dân có những cách bảo quản khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết vẫn là bảo quản theo phương thức truyền thống.

Chị Tá Sơn Minh (xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) chia sẻ: Do đặc thù về thổ nhưỡng, khí hậu nên Vân Tùng có lợi thế về trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô. Đây cũng là hai cây lương thực chủ lực trên địa bàn xã.

Việc trồng các loại cây lương thực này ngoài việc cung cấp lương thực phục vụ bà con Nhân dân tại địa phương thì còn được dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Do đó, sau khi thu hoạch về, người dân đã phơi nông sản dưới ánh nắng mặt trời đến khi khô hoàn toàn rồi cất vào kho để bảo quản, dùng dần.

Theo chị Tá Sơn Minh, việc phơi và bảo quản thóc đúng cách, đúng kỹ thuật chính là một trong những biện pháp giúp tăng năng suất đối với bà con nông dân vì thực tế mức hao hụt sau khi thu hoạch của lúa thường chiếm tới 15 đến 20%.

Để làm khô thóc theo có thể dùng nhiều cách như phơi dưới thời tiết nắng, phơi trong bóng mát, phơi trên nền xi măng, trên những tấm bạt, sân gạch… Đây chính là những phương pháp truyền thống, được hầu hết bà con nông dân sử dụng. Với cách phơi này nó có một số nhược điểm như phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, điều kiện sân bãi, khi tiến hành xay xát để sử dụng thì tỉ lệ hư hao nhiều và chất lượng gạo lại không được cao.

Bảo quản nông sản sau thu hoạch đúng cách để đảm bảo nguồn dinh dưỡng
Thu hoạch lúa mùa trên địa bàn huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn

“Mục đích của việc bảo quản là để giúp cho hạt thóc luôn được đảm bảo, thóc không bị ẩm ướt, không bị mốc, bị men, các loại côn trùng, chuột vào phá. Dụng cụ bảo quản thích hợp là chum, vại, bồ, hòm, thùng phuy, cót quây… có nắp đậy kín. Cách này thường được các hộ gia đình áp dụng với số lượng nhỏ. Thóc sau khi được phơi khô đến độ thủy phần an toàn (khoảng 11-13%), quạt sạch để loại bỏ tạp chất, sâu mọt và chuyển vào các dụng cụ bảo quản đã được làm sạch, khô ráo để tồn trữ, dùng dần. Nếu được đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát có thể bảo quản được 4-5 năm mà chất lượng hạt gạo vẫn đảm bảo, tỷ lệ hao hụt không đáng kể”, chị Minh nhấn mạnh.

Ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị nông sản

Cũng là địa phương có diện tích sản xuất lúa thương phẩm lớn, hằng năm, trên diện tích khoảng 9.000 ha, sản lượng lúa của huyện Yên Định (Thanh Hóa) đạt khoảng 55.000 tấn. Do đó, để nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo, UBND huyện Yên Định đã khuyến khích, hỗ trợ các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư máy sấy lúa để bảo đảm chất lượng hạt gạo.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Định, cho biết: Trước đây hầu hết lúa sau thu hoạch trên địa bàn huyện đều được sơ chế theo hình thức thủ công và chủ yếu là phơi khô trên nền gạch, hình thức này phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, nên nếu thu hoạch gặp mưa kéo dài, lúa dễ bị mọc mầm hoặc mốc, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tỷ lệ hao hụt bình quân khoảng 11 - 13%.

Vì vậy, để chủ động trong việc sơ chế, bảo quản, nhằm hạn chế tổn thất, nâng cao chất lượng cho các loại nông sản, từ năm 2016, UBND huyện đã cân đối nguồn kinh phí từ các chương trình hỗ trợ 3 hợp tác xã, 1 doanh nghiệp đầu tư lắp đặt máy sấy nông sản. Đến nay, toàn huyện hiện đã có 9 máy sấy các loại nông sản và chất lượng sản phẩm được nâng lên đáng kể.

Bảo quản nông sản sau thu hoạch đúng cách để đảm bảo nguồn dinh dưỡng
Bà con nông dân thu hoạch nông sản

Để giải bài toán khó cho việc giảm tổn thất nông sản sau thu hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhằm tạo nguồn nguyên liệu đủ lớn cho công nghiệp chế biến; Hỗ trợ nông dân tiếp cận các chính sách ưu đãi từ vốn để đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản nông sản và đẩy mạnh các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân...

Thời gian qua, không chỉ các doanh nghiệp mà các hợp tác xã, cơ sở sản xuất nhỏ cũng đã quan tâm đầu tư thiết bị chế biến hiện đại từ khâu thu hoạch, bảo quản, áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao giá trị nông sản. Tiêu biểu, như: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hưng Thịnh, xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc, Thanh Hóa), đầu tư 1 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống máy sấy thăng hoa sản xuất bột và trà rau má túi lọc; Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Thành Công (Như Xuân, Thanh Hóa), đầu tư hệ thống nhà lạnh, công suất 20 tấn để bảo quản sản phẩm cây ăn quả...

Được biết, để đẩy mạnh sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch trên địa bàn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã phối hợp với ngành nông nghiệp, rà soát và cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ 5 hợp tác xã xây dựng nhà xưởng sơ chế, kho lạnh, tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng.

Đồng thời, các địa phương lồng ghép kinh phí từ các chương trình, dự án để hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư hệ thống sơ chế. Đây được xem là động lực để các doanh nghiệp, hợp tác xã thúc đẩy công tác sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch; Góp phần nâng cao giá trị kinh tế, cải thiện đời sống Nhân dân.

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm