Thứ bảy 10/06/2023 17:05 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Bảo quản thực phẩm đúng cách mùa nắng nóng

Chung tay vì an toàn thực phẩm -
In bài viết

TTTĐ - Nhiều người nội trợ tại Việt Nam thường có thói quen tích trữ thực phẩm để dùng cho nhiều ngày. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng của mùa hè là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus gây bệnh đường ruột phát triển, đây cũng là thời điểm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Phòng tránh nguy cơ mất an toàn thực phẩm tiệc liên hoan cuối năm học

Đi chợ một lần… ăn cả tuần

Từ nhiều năm nay, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, chị Lê Mai Hoa (Long Biên, Hà Nội) có thói quen đi chợ một lần dùng cho cả tuần. Chị Hoa cho biết: “Mình tính số ngày và luôn mua đủ luôn cả rau, thịt cá. Thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, ít phải lên cơ quan nên mình cẩn thận làm sạch, sơ chế các loại rau củ cất vào hộp riêng. Tuy nhiên, khi cuộc sống trở lại bình thường mình vẫn giữ thói quen đi chợ một lần cho cả tuần nhưng đôi khi quá vội, việc sơ chế không còn cẩn thận như trước”.

Bên cạnh đó, mùa thu đông thời tiết Hà Nội mát mẻ, việc bảo quản thực phẩm lâu hơn. Tuy nhiên, bước vào mùa hè, thời tiết nắng nóng khiến thực phẩm nhanh bị hỏng, mốc.

Cần sơ chế cẩn thận thực phẩm
Cần sơ chế cẩn thận thực phẩm

“Nhiều hôm, mình thấy rau có phần hơi héo úa nhưng chưa đến ngày đi chợ mình vẫn cố nấu cho gia đình. Hậu quả, cả nhà mình suýt phải đi cấp cứu vì có các triệu trứng của ngộ độc thực phẩm”, chị Hoa kể.

Giống như chị Hoa, chị Phạm Hải (Thanh Trì, Hà Nội) cũng có thói quen đi chợ một lần dùng cho nhiều ngày sau. Chị Hải cho biết, chị một nách hai con nhỏ, chồng đi làm xa không có người hỗ trợ nên để đỡ mất thời gian chị thưởng đi chợ một lần mua thực phẩm cho một tuần thậm chí hai tuần.

Tuy nhiên, không ít lần chị đã phải đổ bỏ vì thực phẩm bị hư hỏng. “Tưởng tiết kiệm nhưng mình thấy tốn kém hơn khi không biết bảo quản thực phẩm đúng cách. Đặc biệt mùa nắng nóng thực phẩm nhanh bị hư hỏng hơn”, chị Hải chia sẻ.

Tuân thủ các quy tắc vàng

Theo các chuyên gia, thời tiết nắng nóng là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc làm cho thức ăn nhanh hỏng, dễ bị ôi thiu, nếu không bảo quản cẩn thận. Thêm vào đó, khi nhiệt độ tăng cao cũng khiến sức khỏe con người bị giảm sút, nên khi tiếp xúc với thực phẩm nhiễm vi khuẩn sẽ dễ bị ngộ độc.

Thực phẩm cho vào tủ lạnh cần được đóng gói, bọc kín
Thực phẩm cho vào tủ lạnh cần được đóng gói, bọc kín

Để tránh ngộ độc thực phẩm do thói quen sinh hoạt hàng ngày, người dân nên tuân thủ một số quy tắc khi bảo quản thức ăn: Cần phải phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Để riêng thực phẩm chín và thực phẩm sống. Rau quả tươi phải được rửa sạch, để ráo nước mới được cho vào tủ lạnh.Tất cả thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh phải được gói kín hoặc để trong khay, hộp có nắp đậy kín. Thức ăn chín bảo quản trong tủ lạnh phải được đun sôi lại trước khi dùng. Đặc biệt cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm.

Riêng với các loại rau củ, không nên rửa sạch nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay liền. Thay vào đó bạn hãy loại bỏ những phần bị úng, héo và tuyệt đối không để rau củ bị dính nước. Sau đó, bạn chia rau củ với lượng vừa phải, rồi cho vào túi zip hoặc túi nilong (có lỗ thoát khí) và đặt vào ngăn rau quả của tủ lạnh.

Những thực phẩm đã được chế biến và còn thừa lại sau bữa ăn thì không nên để ngoài quá 2 giờ. Nó có thể bị nhiễm khuẩn và làm biến đổi thực phẩm gây ngộ độc khi sử dụng lại. Thay vào đó, hãy bỏ những thực phẩm còn thừa này vào từng hộp và giữ chúng ở trong tủ lạnh hoặc có thể đông lạnh nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản hơn.

Nếu bạn nghĩ rằng, thực phẩm mà bạn đang chuẩn bị sử dụng có thể đã bị ô nhiễm bạn hãy loại bỏ chúng đi. Điều quan trọng là bạn nên đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu.

Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, mọi người cần tập luyện thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc; không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia... giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Với vai trò người nội trợ, hãy là người thông thái trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để tránh nguy cơ ngộ độc, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Nguyễn Dũng
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Bài 1: “Ma trận” thực phẩm chức năng tăng cường trí nhớ cho sĩ tử

Bài 1: “Ma trận” thực phẩm chức năng tăng cường trí nhớ cho sĩ tử

TTTĐ - Lợi dụng tâm lý phụ huynh lo lắng cho con trước các kỳ thi “vượt vũ môn”, nhiều chợ thuốc “ảo” bán tràn lan các loại thực phẩm chức năng theo dạng hàng “xách tay” giúp tăng cường trí nhớ, tăng sức đề kháng… Đáng lo ngại hơn, người bán hàng cũng kiêm luôn “dược sĩ” kê đơn online các loại thuốc này dù không qua bất kỳ trường lớp đào tạo về y khoa, dược phẩm nào.
Ôm "cục tức" khi mua thực phẩm online

Ôm "cục tức" khi mua thực phẩm online

TTTĐ - Những năm gần đây, với sự phát triển vượt bậc của các nền tảng mạng xã hội việc mua sắm online đã và đang trở thành xu hướng vô cùng thịnh hành. Tuy nhiên, nguồn gốc của những hàng hoá thực phẩm online có được kiểm duyệt và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hay không cũng đang là điều khiến khiến người tiêu dùng băn khoăn, lo ngại.
Tin khác
[Xem thêm]
Mối nguy hại từ thức ăn thừa

Mối nguy hại từ thức ăn thừa

TTTĐ - Tận dụng thức ăn thừa mang lại lợi ích như tiết kiệm thời gian, tránh lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên, thức ăn thừa cũng có "hạn sử dụng", nếu để quá lâu sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Mặt khác cách bảo quản thức ăn thừa không đúng cũng gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cẩn trọng với thực phẩm ở chợ online

Cẩn trọng với thực phẩm ở chợ online

TTTĐ - Việc mua, bán các mặt hàng thực phẩm qua các trang mạng xã hội, chợ online ngày càng trở nên phổ biến. Việc kiểm soát chất lượng, mức độ an toàn của các loại thực phẩm này lại không hề dễ dàng. Người tiêu dùng nên trang bị những kiến thức, kỹ năng gì khi mua thực phẩm “online”?
Cảnh giác với những ẩn họa từ thức ăn chế biến sẵn

Cảnh giác với những ẩn họa từ thức ăn chế biến sẵn

TTTĐ - Nhịp sống hiện đại, các gia đình ngày càng bận rộn nên xu hướng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn (hay còn gọi là thức ăn chế biển sẵn) ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, thực phẩm chế biến sẵn không được bảo quản đúng cách, đảm bảo vệ sinh rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Những mẹo bỏ túi để bữa ăn gia đình đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng

Những mẹo bỏ túi để bữa ăn gia đình đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng

TTTĐ - Mặc dù đã có nhiều biện pháp quản lý song người tiêu dùng vẫn khó có thể nhận biết được mức độ an toàn của các loại thực phẩm được bày bán tràn lan tại nhiều khu chợ đặc biệt là các chợ cóc, chợ tạm… Do vậy các bà nội trợ nên bỏ túi một số mẹo để giúp chọn lựa thực phẩm vừa tươi ngon vừa đảm bảo vệ sinh.
Giới trẻ cần làm gì để tránh xa thực phẩm “bẩn”?

Giới trẻ cần làm gì để tránh xa thực phẩm “bẩn”?

TTTĐ - Thời tiết nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, ảnh hưởng đến các món ăn. Cùng với đó, một số quán hàng sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo chất lượng, điều này khiến cho lượng lớn người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn trẻ thích đồ rẻ có nguy cơ sử dụng đồ ăn, thức uống không an toàn.
Xem phiên bản di động