Thứ ba 19/03/2024 12:44 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Bảo vệ thanh niên trước các tác hại của việc sử dụng thuốc lá

Sức khỏe -
In bài viết

TTTĐ - Ngày 29/5, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá - Bộ Y tế đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 - 31/5 với chủ đề: “Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá”.

Bảo vệ thanh niên trước các tác hại của việc sử dụng thuốc lá

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá từ ngày 25 - 31/5

Bài liên quan

Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử

Bảo vệ giới trẻ khỏi tác động của quảng cáo và sử dụng các sản phẩm thuốc lá

Hút thuốc lá dễ tăng nguy cơ mắc và tử vong do Covid-19

Việt Nam sẽ xem xét cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử

Phát biểu tại lễ mít tinh, PGS. TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết năm nay, Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn chủ đề “Bảo vệ thanh niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá”.

Thông qua chủ đề này, thông điệp muốn gửi tới cộng đồng về tác hại của việc hút thuốc lá, phơi nhiễm với khói thuốc lá đồng thời Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia thực hiện chính sách mạnh mẽ để bảo vệ cộng đồng, bảo vệ giới trẻ trước nguy cơ sử dụng các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điếu truyền thống cũng như các sản phẩm thuốc lá gần đây được giới thanh niên sử dụng thường xuyên như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng…

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng kêu gọi và gửi đến những người hút thuốc thông điệp: “Hãy bỏ thuốc ngay hôm nay. Ngừng hút thuốc sớm là phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là trong tình hình phòng chống dịch Covid-19 như hiện nay, góp phần xây dựng môi trường trong lành cho mỗi người, từng gia đình và toàn xã hội".

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá từ ngày 25 - 31/5
Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá từ ngày 25 - 31/5

Lễ mít tinh là một trong những hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và tuần lễ quốc gia không thuốc lá hàng năm, hướng tới mục tiêu tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các ngành, các cấp và cộng đồng đối với công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự kiện đồng thời cũng là điểm nhấn truyền thông nhằm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống tác hại thuốc lá rộng khắp trên toàn quốc.

Thời gian qua, với vai trò là đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế đã nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các tỉnh, thành phố triển khai công tác phòng chống tác hại thuốc lá.

63 tỉnh, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá. Nhiều cơ quan, đơn vị đã đưa nội dung của phòng chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm; Đưa quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan; Đưa tiêu chí không hút thuốc tại nơi làm việc vào tiêu chuẩn thi đua khen thưởng, treo biển cấm hút thuốc: Tổ chức ký kết thực hiện xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá.

Kết thúc Lễ mít tinh, 80 sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng đã đạp xe diễu hành hưởng ứng chiến dịch năm 2020 với chủ đề “Cuộc sống không khói thuốc”.

Triển lãm ảnh bảo vệ thanh niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá
Triển lãm ảnh bảo vệ thanh niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá

Cũng theo thống kê của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Việt Nam đã có xu hướng giảm. Kết quả điều tra tại một số tỉnh năm 2018 cho thấy: 12 tỉnh có tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm và thấp hơn so với điều tra toàn quốc năm 2015, như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Thái Bình, Yên Bái, Lạng Sơn, Ninh Bình, Nghệ An, Phú Thọ, Hoà Bình, Quảng Trị. Tuy nhiên, vẫn có một số tỉnh có tỷ lệ hút thuốc ở nam giới cao như: Thành phố Hồ Chí Minh (46,7%), Hậu Giang (46,8%). Tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động tại công sở, tại cơ sở y tế, trường học giảm nhiều so với năm 2015.

Theo đánh giá chung của các cơ quan Trung ương và địa phương, trung bình trên 90% lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu biết về quy định của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, các quy định về nơi làm việc không khói thuốc.

Một số địa phương đã có đánh giá về mức độ nhận thức của đối tượng được tuyên truyền phổ biến Luật cho thấy tỷ lệ thường là trên 90% cán bộ lãnh đạo, công chức viên chức và người lao động các cơ quan, ban ngành được tiếp cận thông tin và đã nắm bắt được Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Bên cạnh đó, một số địa phương có báo cáo tỷ lệ người dân tiếp cận được thông tin tuyên truyền khoảng 65%; Trên 60% người dân hiểu biết được quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Trên 90% người dân hiểu được tác hại của thuốc lá, từ 50 - 60% hiểu được các bệnh do thuốc lá gây ra.

Các thiếu nhi tham gia lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá
Các thiếu nhi tham gia lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá

Năm 2018, 60% số người được hỏi có nghe thấy hoặc nhìn thấy các thông tin về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe trên các phương tiện truyền thông và 70% số người trả lời có nhìn thấy các biển cấm hút thuốc các khu vực ngoài trời.

Nghiên cứu năm 2018 cho thấy, 84% người hút thuốc lá nói rằng việc tiếp nhận các thông tin trong chiến dịch truyền thông khiến họ lo lắng hơn về tác hại của thuốc lá lên sức khỏe bản thân; 83% lo lắng cho sức khỏe gia đình họ.

50% số người hút thuốc được hỏi cho biết họ đã nhận được lời khuyên bỏ thuốc lá từ các thành viên gia đình mình trong vòng 6 tháng trở lại đây (so với 44% năm 2017). 70% số người hút thuốc nói rằng họ đã cố gắng bỏ thuốc và 61% người không hút thuốc nói rằng họ đã khuyến khích người hút thuốc bỏ thuốc khi được tiếp nhận các thông tin từ chiến dịch truyền thông.

90% người được hỏi nói rằng việc tiếp nhận các thông tin của chiến dịch truyền thông làm họ có xu hướng tuân thủ các quy định về môi trường không khói thuốc hơn. 79% trả lời rằng các thông tin trong chiến dịch truyền thông khiến họ có xu hướng lên tiếng phàn nàn nhiều hơn khi hít phải khói thuốc từ người khác.

Phương Thu
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Thoát “án tử” do kết quả khám bệnh nhầm lẫn

Thoát “án tử” do kết quả khám bệnh nhầm lẫn

TTTĐ - Ngỡ ngàng với chẩn đoán theo dõi ung thư đại tràng tại bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh nhân quyết định vượt chặng đường gần 500km từ Quảng Ninh đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) mang theo hy vọng thoát “án tử” đang rình rập.
Tin khác
[Xem thêm]
Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ và Strasys hợp tác thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ và Strasys hợp tác thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

TTTĐ - Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ - hệ thống y tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam và Strasys - đơn vị tư vấn hàng đầu về phân tích và đổi mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Anh đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng lâm sàng.
Xây dựng giá mới của 10.000 dịch vụ y tế

Xây dựng giá mới của 10.000 dịch vụ y tế

TTTĐ - Bộ Y tế, Bộ Tài chính sẽ xây dựng giá dịch vụ đúng, tính đủ trong khám chữa bệnh. Hiện có 10.000 dịch vụ y tế trong danh mục kỹ thuật đang được thực hiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh trong nước.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng cao

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng cao

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, những tuần gần đây, Hà Nội tiếp tục ghi nhận rải rác các ca mắc sốt xuất huyết. Từ đầu năm 2024 cho đến nay, TP ghi nhận 513 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Xuyên đêm cứu sống bệnh nhân u tim

Xuyên đêm cứu sống bệnh nhân u tim

TTTĐ - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phẫu thuật xuyên đêm cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhân bị u nhầy nhĩ phải rất lớn, dọa lấp van ba lá.