Tag

Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu gia tăng nhanh chóng

Nhìn ra thế giới 18/08/2019 11:12
aa
TTTĐ - Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố dựa trên dữ liệu thu thập từ 189 quốc gia cho thấy, khoảng 300 triệu lao động có mức thu nhập khoảng 7.500 USD/tháng. Ngược lại, khoảng 1,6 tỷ người (gần một nửa lao động trên toàn thế giới) chỉ kiếm được 200 USD mỗi tháng và có khoảng 10% người lao động có mức thu nhập chỉ khoảng 22 USD/tháng. Nghiên cứu của ILO cũng chỉ ra rằng, bất bình đẳng về thu nhập ở nước nghèo lớn hơn ở các nước giàu.

Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu gia tăng nhanh chóng

Cuộc sống tại một khu ổ chuột tại Cape Town (Nam Phi). Ảnh: Reuters

Bài liên quan

10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Tự do súng đạn và nỗi ám ảnh đẫm máu

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa

Tour du lịch câu rác thải nhựa hút khách

Áp lực học hành, nhiều sinh viên Mỹ trầm cảm

Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành phố Vlapostok

Thủ đô Indonesia có thể bị chìm trong tương lai

Kỷ nguyên “Made in Bangladesh” bắt đầu

iPhone có thể “made in Vietnam”

Theo Oxfam (liên minh quốc tế của 17 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công) chỉ 26 người giàu nhất hành tinh đã sở hữu số tài sản bằng tổng tài sản của 3,8 tỷ người nghèo thế giới cộng lại. Các tỷ phú vẫn đang giàu thêm với số tiền kiếm được tới 2,5 tỷ USD mỗi ngày, trong khi nửa nghèo hơn của dân số thế giới nhận thấy tài sản của mình giảm dần đi. Tỷ phú USD của thế giới hiện nay có 2.208 người và giàu hơn bất cứ thời điểm nào trong quá khứ. Bên cạnh đó, những người giàu có nhất hành tinh đang tích lũy của cải với tốc độ đáng sợ. Dự kiến, trong vòng 25 năm nữa, thế giới có thể có “Trillionaire USD” (người sở hữu nghìn tỷ USD) đầu tiên.

Thực trạng gia tăng bất bình đẳng thu nhập một cách nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu đang trở thành một trong những vấn đề lớn và đáng lo ngại. Tại nhiều quốc gia, nền giáo dục tốt hay hệ thống chăm sóc sức khỏe đảm bảo đã trở thành những thứ xa xỉ mà chỉ người giàu mới có tiền chi trả. Theo thống kê, hàng ngày, có 10.000 người tử vong do không có đủ tiền chi trả cho y tế. Đặc biệt, trong môi trường bất công đó, phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trẻ em gái bị bắt rời bỏ trường học khi cha mẹ không có đủ tiền nộp học phí hay phụ nữ phải làm việc nhiều mà không được trả công…

Kết quả nghiên cứu của trang tin tài chính 24/7 Wall Stress (Mỹ) cho thấy, Nam Phi, Trung Quốc và Ấn Độ là ba quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới.

Tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo tại Nam Phi hiện ở mức trầm trọng nhất. Hiện nay, 10% số người giàu nhất Nam Phi đang nắm giữ 71% tổng lượng của cải đất nước. Trong khi đó, nhóm 60% người nghèo nhất chỉ sở hữu vỏn vẹn 7% tài sản.

Theo thống kê, thu nhập trung bình của người da trắng và người gốc Á, chiếm tổng cộng 15% dân số, là 10.000 USD/năm. Con số này cao gấp ba lần so với thu nhập của người da đen và da màu khác, chiếm 86% dân số trên toàn Nam Phi. Nguyên nhân chính gây bất bình đẳng thu nhập ở Nam Phi phần lớn do các chính sách trước đây của Chính phủ về phân biệt chủng tộc. Chính sách phân biệt người da đen với nhóm thiểu số người da trắng gây nên những bất lợi kinh tế và chính trị. Bên cạnh đó, các cuộc đình công và sự thiếu hụt kỹ năng cản trở triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này.

Tại Trung Quốc, tình trạng người giàu ngày càng trở nên giàu có hơn đang là mối đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân có trình độ thấp. Theo số liệu của Đại học Bắc Kinh, 1% người giàu nhất Trung Quốc kiểm soát 1/3 của cải toàn quốc gia; trong khi 25% người nghèo nhất chỉ nắm giữ 1% của cải.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Tuy nhiên, những thay đổi từ sản xuất thông thường sang các ngành công nghiệp giá trị gia tăng đã khiến sự chênh lệch về thu nhập của người dân ngày càng cao. Bên cạnh đó, bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm và căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại với Mỹ càng khiến nhiều người bị mắc kẹt bởi những công việc vất vả, ít có triển vọng. Ước tính, Trung Quốc mất hàng trăm nghìn cơ hội việc làm sau khi Chính phủ Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc.

Người dân Ấn Độ đang giàu lên với tốc độ nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, của cải chỉ tập trung trong tay một số ít người, chiếm tỷ lệ cực nhỏ so với tổng dân số. Cụ thể, 77% tổng tài sản quốc gia thuộc về 10% dân số giàu nhất ở Ấn Độ. Trong khi đó, 73% tài sản được tạo ra trong năm 2017 do 1% những người giàu nhất nước này sở hữu.

Trước tình trạng bất bình đẳng thu nhập toàn cầu gia tăng nhanh chóng, tổ chức Oxfam lưu ý các quốc gia nên có những chính sách công bằng hơn cho người nghèo và phụ nữ, bởi: “Những cá nhân có tài sản được tạo ra thông qua chủ nghĩa tư bản thân hữu và quyền thừa kế đang trở nên giàu có với tốc độ nhanh hơn trong khi những người nghèo vẫn đang phải chật vật kiếm đồng lương cơ bản và tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục có chất lượng”.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm