Thứ ba 19/03/2024 14:58 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Bổ sung trách nhiệm kiểm tra, xác minh tin báo tố giác tội phạm cho công an xã

Tin tức -
In bài viết

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần bổ sung trách nhiệm tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm cho công an xã như đối với công an phường, thị trấn, đồn công an.

Rà soát, kiện toàn xây dựng công an xã, thị trấn chính quy Công an xã cùng người dân cứu thoát 1 phụ nữ và 5 cháu nhỏ khỏi ngôi nhà bốc cháy

Chiều 20/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê.

Đoàn ĐBQH TP Hà Nội thảo luận tại tổ
Đoàn ĐBQH TP Hà Nội thảo luận tại tổ

Tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu bày tỏ sự tán thành việc cần thiết sửa đổi một số điều trong hai dự án luật trên nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn...

Thảo luận ở tổ Hà Nội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, đại biểu Nguyễn Hữu Chính góp ý về sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 146 về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Trong đó, bổ sung trách nhiệm tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm cho công an xã (như đối với công an phường, thị trấn, đồn công an).

Cụ thể, công an xã, phường, thị trấn, đồn công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Theo đại biểu, việc sửa đổi này là cần thiết vì thời gian qua, đội ngũ công an chính quy được điều động về các xã làm nhiệm vụ rất hiệu quả và góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các địa phương.

Nhất trí với quan điểm cho rằng cần rà soát lại toàn bộ Bộ luật Tố tụng hình sự để sửa đổi kịp thời cho phù hợp với thực tiễn, đại biểu Nguyễn Phương Thủy cho rằng, cần làm rõ nội hàm khoản 3 Điều 146 về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm nhằm tránh trình trạng giao quá nhiều việc cho công an xã.

Đại biểu cũng bày tỏ sự đồng tình với tờ trình của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi thực hiện cam kết trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung bộ luật này cần có lộ trình, tránh việc sửa đổi lắt nhắt và thiếu tính khả thi khi triển khai thực hiện.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn phát biểu thảo luận tại tổ
Đại biểu Bùi Hoài Sơn phát biểu thảo luận tại tổ

Về sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 146 về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, đại biểu Nguyễn Hải Trung và đại biểu Lê Nhật Thành đều cho rằng, việc đưa lực lượng công an chính quy về các xã trên địa bàn Hà Nội đã góp phần ổn định, tạo chuyển biến tích cực trong bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn nông thôn. Cùng với đó, Bộ Công an cũng không ngừng chú trọng đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng này để đáp ứng được nhu cầu trong tình hình mới. Vì thế, các đại biểu cho rằng việc sửa đổi trên là cấp thiết để phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê, đại biểu Bùi Hoài Sơn cho rằng, văn hóa có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước song trong Luật Thống kê chỉ đề cập đến một chỉ tiêu duy nhất về di sản văn hóa quốc gia. Vì thế, cơ quan soạn thảo cần bổ sung các chỉ số thống kê về phát triển văn hóa để qua đó có sự đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực quan trọng này.

Nêu thực trạng thời gian qua chưa có sự thống nhất, liên thông giữa các Bộ, ngành cũng như các địa phương trong đánh giá tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nên dẫn đến nhiều bất cập, đại biểu Trương Xuân Cừ cho rằng, cần có bộ tiêu chí đánh giá chung cả nước để tạo sự thống nhất khi thực hiện thống kê các chỉ số.

Trong khi đó, đại biểu Tạ Đình Thi lại cho rằng, cơ quan soạn thảo cần chú trọng đến nội dung thống kê liên quan đến kinh tế biển và môi trường của Việt Nam. “Vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, trong đó có các sự cố về môi trường hoặc các tranh chấp liên quan đến môi trường. Vì thế, chúng ta cần có các chỉ tiêu về vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu”, đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị.

Hạnh Nguyên
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Tin khác
[Xem thêm]
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2024

Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Sáng 17/3, trên đường Lê Lợi (Quận 1, TP HCM), Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024 và trao các giải thưởng báo chí, chính thức khép lại 3 ngày diễn ra hội báo quy mô nhất từ trước đến nay.
Phát huy tâm huyết tinh thần trách nhiệm cao nhất, chủ động, sáng tạo

Phát huy tâm huyết tinh thần trách nhiệm cao nhất, chủ động, sáng tạo

TTTĐ - Ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến, kết nối từ trụ sở Chính phủ tới 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ, ngành, các chuyên gia, các tổ chức tài chính, ngân hàng, hiệp hội bất động sản.
Bản lĩnh tạo đột phá

Bản lĩnh tạo đột phá

TTTĐ - Tròn 94 mùa Xuân, với trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, gắn bó với Nhân dân, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân Thủ đô đạt được nhiều thành tựu to lớn. Dấu ấn lãnh đạo của cấp uỷ ngày càng thể hiện rõ nét trên các mặt công tác, tác động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Bàn về tương lai báo chí...

Bàn về tương lai báo chí...

TTTĐ - Chiều 15/3, trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2024 tại TP HCM đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024, gồm 12 phiên họp: 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề xoay quanh các vấn đề nóng mà báo chí đang rất quan tâm.