
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT lý giải việc giá sách giáo khoa mới cao gấp 2-3 lần sách cũ
TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã giải thích lý do vì sao giá sách giáo khoa bộ mới lại đắt gấp 2-3 lần so với các bộ sách cũ và giải đáp sách giáo khoa bộ mới có dùng lại được hay không.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn |
16.000 giáo viên dạy lớp 6 tiếp cận sách giáo khoa mới Sách giáo khoa mới sẽ khắc phục tình trạng chép văn mẫu trong thi cử |
Trong phiên thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội sáng 25/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong những ngày gần đây, dư luận xã hội có nói nhiều đến việc giá sách giáo khoa tăng 2-3 lần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, khi chúng ta so sánh giá sách thì chúng ta có cái so sánh giá sách tương đồng. Tức là so sánh giá các bộ sách được biên soạn mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhau.
Ví dụ sách mới cho lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 7, lớp 10, tức là một hệ thống biên soạn mới, xã hội hóa theo chủ trương của Quốc hội là xã hội hóa nhiều bộ sách. Các loại sách này biên soạn với khổ lớn hơn, giấy tốt hơn. Quy trình từ biên soạn cho đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành là các doanh nghiệp hoàn toàn đảm nhiệm việc đó và kê khai giá với Bộ Tài chính.
Như giá thành sách các bộ sách lớp 3, lớp 7, lớp 10 của Nhà xuất bản Giáo dục năm nay là giảm được từ 10-15% so với các sách tương ứng mới của năm ngoái, trong khi giá thành vật liệu, nhiên liệu tăng lên.
Còn nếu so với các bộ sách cũ thuộc chương trình 2016 thì đấy là các sách mà nhà nước đã bỏ tiền cho rất nhiều các khâu từ biên soạn, thẩm định. Tức là những phần đã được nhà nước tổ chức trước đây theo hệ thống cũ, khổ nhỏ hơn, giấy xấu. Nếu so với bộ sách cũ thì giá thành dao động từ 50.000 đồng đến hơn 100.000 đồng, còn giá bộ sách mới giá thành dao động từ 200.000 đồng - 300.000 đồng tùy từng loại sách.
“Nếu như so với sách của hệ thống cũ thì chúng ta thấy nó khác nhau. Nhưng nếu so với sách của chương trình mới thì nó đồng đẳng, nên hợp lý hơn. Nếu như so với các bộ sách mà nhà nước tổ chức trước đây mà chúng ta nói tăng thì sự so sánh đấy không tương đồng”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho hay, đối với Nhà xuất bản Giáo dục, Bộ đã chỉ đạo mỗi bản sách dành 25.000 bản để phát cho học sinh ở các vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, con số này vẫn là ít. Do vậy, cần có các biện pháp khác.
Bên cạnh đó, ngay khi sách chưa phát hành thì đã yêu cầu nhà xuất bản cung cấp file PDF lên các trang của nhà xuất bản để học sinh có thể lấy các file xuống một cách thuận tiện. Bộ trưởng GD&ĐT cũng cho biết, Bộ đang triển khai các giải pháp để đưa giá thành sách ở mức hợp lý nhất, thuận tiện cho người học.
Về thông tin trên mạng nói sách giáo khoa không dùng lại được, Bộ trưởng GD&ĐT khẳng định: “Các sách theo bộ mới biên soạn là hoàn toàn dùng lại được chứ không phải là sách dùng một lần”.
Ông cho hay, chương trình thay sách làm theo hình thức cuốn chiếu, mỗi năm làm một vài cấp học nên mất nhiều năm mới thay xong.
Cụ thể, giai đoạn này thay lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 7, lớp 10, còn năm tới là lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Như vậy, năm nào cũng có nhiệm vụ thay sách thì đương nhiên sách cũ sẽ không dùng được cho năm mới.
“Nhưng những sách biên soạn mới là những sách hoàn toàn có thể dùng lại được và các thư viện của các trường, Bộ cũng đã chỉ đạo các trường tăng cường mua sách đưa vào các thư viện để học sinh có thể dùng nhiều lần”, Bộ trưởng nói.
Trước đó, thảo luận tại hội trường chiều 23/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu ra nhiều bất cập về chương trình đổi mới sách giáo khoa, thậm chí có câu hỏi liệu có những tiêu cực trong lựa chọn sách giáo khoa hay không.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho hay, cử tri đang rất bức xúc về các chương trình giáo dục phổ thông có những vấn đề chưa phù hợp. “Đặc biệt sách giáo khoa không được sử dụng lại nên mỗi năm tốn hàng ngàn tỉ đồng để mua sách giáo khoa mới, gây khó khăn cho các gia đình có con đi học, đặc biệt với gia đình khó khăn”, đại biểu nói.

Chúng ta đều thấy những đóng góp của ngành Y tế nhưng sai phạm thì vẫn phải xử lý

Kỳ họp đã quyết định nhiều nội dung quan trọng với sự đồng thuận cao

Hoàn thành quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành hạ tầng quan trọng trong năm 2022

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trên 4 lĩnh vực chất vấn ở kỳ họp thứ 3 của Quốc hội

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng chia thành 4 dự án theo hình thức đầu tư công

Thi đua, khen thưởng cần chính xác, khách quan, minh bạch
Tin tức 03/07/2022 13:00

Phó Thủ tướng Chính phủ: Tuyệt đối không chủ quan trước hoàn lưu bão số 1
Tin tức 02/07/2022 17:16

Hệ thống Mặt trận TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng
Tin tức 02/07/2022 11:09

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hai nước Châu Âu
Tin tức 02/07/2022 07:30

Dám nghĩ, dám làm, phát triển Tây Nguyên nhanh và bền vững
Thời sự 01/07/2022 18:48

Hà Nội làm rõ thông tin điều chỉnh quy hoạch tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu
Tin tức 01/07/2022 18:21

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 4 cho người dân
Tin tức 01/07/2022 16:32

Ngành Tuyên giáo Thủ đô tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 15-NQ/TƯ đồng bộ, thực chất, hiệu quả
Tin tức 01/07/2022 16:19

Đề án 103 sẽ tạo hành lang pháp lý để các hội quần chúng hoạt động hiệu quả
Tin tức 01/07/2022 14:42

Hà Nội mong muốn tăng cường hợp tác với Anh về năng lượng sạch
Tin tức 01/07/2022 14:36

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về dân tộc, tôn giáo
Tin tức 01/07/2022 14:20

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW tại Tây Nguyên
Thời sự 01/07/2022 14:17

Công an TP Hà Nội có 3 tân Phó Giám đốc
Tin tức 01/07/2022 14:04

Hà Nội: Kinh tế phục hồi mạnh mẽ trong quý II/2022
Tin tức 01/07/2022 13:57

Khẩn trương ban hành kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp
Tin tức 01/07/2022 12:37
Đọc nhiều

Nghệ An: Triệt phá đường dây lô, đề giao dịch trên 400 tỷ đồng

Những quy định trong phòng thi tốt nghiệp THPT thí sinh cần lưu ý

Tập đoàn FLC có tân Chủ tịch Hội đồng quản trị sau Đại hội đồng cổ đông bất thường

Nhiều người trẻ chọn xe đạp để đi làm

Ra mắt bộ phim "Bình minh phía trước" kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

Á hậu Hoàng Oanh, MC Phương Mai tự tin chinh phục “Đấu trường siêu việt”

Hoa hậu Ngọc Diễm, anh Chánh Văn cùng tìm kiếm ứng viên xuất sắc nhất "Cơ hội cho ai"

NSƯT Kim Tiến tiết lộ từng bị trượt khi thi Phát thanh viên
Đáng chú ý

Thi đua, khen thưởng cần chính xác, khách quan, minh bạch

Phòng ngừa chặt chẽ, trừng trị nghiêm khắc để "không thể, không dám tham nhũng" và tạo cơ chế bảo đảm để "không cần tham nhũng"

Tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực

Sau những vụ án tham nhũng đều có bóng dáng cán bộ dung túng, tiếp tay

Thí điểm phân cấp, ủy quyền trên một số lĩnh vực, tại một số địa phương
Rao vặt

Luật Dầu khí cần mang tính đặc thù của ngành

Dinh dưỡng đúng nhờ giải mã gen giúp trẻ đạt chiều cao tối đa

Vietcombank công bố quyết định thành lập Khối Vận hành

Địa chỉ mua sản phẩm gỗ nhựa Việt Ý uy tín tại Mê Linh

Phát triển mạng lưới khách hàng cho vay tiêu dùng
